VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 27)  

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 27)  

Ngụy Hữu Tâm

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào ba ngày nghỉ cuối tuần 18, 19, 20.03, sau gần một tuần nằm bệnh viện HNVX, mất hai tuần nằm nhà vì dính covid. Sướng quá vì đã chụp cắt lớp, xác định được vị trí u ác. Có trải nghiệm hay khi phải mang kết quả từ phòng chụp về khoa, may mắn là các BS ở đó toàn dân gốc vật lý hay hiểu vật lý cả, nên thông cảm và hết sức giúp nhau. Lẽ ra các ảnh đó nằm trên máy tính, chỉ chuyển qua đường mạng là xong ngay. 

Nhưng vì nhiều lý do mà tôi không hiểu, phải làm thủ công, lẽ ra qua USB là xong ngay, nhưng họ yêu cầu tôi qua đĩa, đưa tôi xem cái đĩa DVD Maxwell, tôi bảo sao các ông không bán cho tôi, họ bảo nếu thế thì hay quá còn gì, nhưng chúng cháu không được phép làm thế. Phải bảo ông con, sinh viên năm cuối khoa điện tử viễn thông ĐHBKHN đi tìm ua mà mất tất cả buổi sáng, chỉ vì nguyên nhân duy nhất, gặp toàn hàng dỏm của ông bạn Tàu vĩ đại. Chỉ riêng Maxwell mà màu xanh hay đỏ đã khác nhau rồi, chán bỏ mẹ! 

Hay nhất là là khi tôi mang đĩa về khoa thì chiều có kết quả ngay: u ác cố định ở đó, chưa di căn, tôi chỉ cần chiếu xạ là xong. Nhưng để chắc ăn, vẫn phải điều trị hóa chất, hormon tiếp, nhưng đó là việc sau, cũng không quá ghê gớm lắm, nhất là không gây đau đớn, cái tôi sợ nhất.

Thế nên mới có chuyến về nhà chơi thế này để đầu tuần tới đến Khoa cho biết phác đồ điều trị và sang bệnh viện 108 để chiếu xạ. Chậm như thế cũng còn vì lý do phải dùng kháng sinh ít ngày nữa, cái xông tụt ra gây nhiễm trùng tiết niệu mà.

Cũng nên kể ít trải nghiệm tuần qua. Hay nhất là, đang đêm có cú điện thoại. „Ai gọi tôi đấy?“. „Tú đây“. „Tú nào, tôi nào quen Tú“.  „Thằng này chán quá, mày quên hết bạn bè rồi ư?“. Nghe giọng quen quen. Thôi chết tôi rồi: „Tú đảng viên đấy ư?“. „Thì đúng thế, thằng Công cho tao số DD của mày“. Tôi hiểu ra. Hình như tôi cũng có nhắc sơ qua về anh này rồi, đi Đức trước tôi một năm, dân Moritzburger đích thực chứ không như bọn tôi là dân ăn theo, vốn ở thành phố Dresden, trường nội trú Maxim Gorki Heim. Anh này đi theo tiêu chuẩn thành tích cá nhân chứ không phải „con ông cháu cha“, du kích mà. Nhưng hiểu biết sớm, không vào đảng nên mới có tên „Tú đảng viên“ là vậy. 

Moritzburger thứ thiệt còn có PK Toàn và Ch Khước, hai anh được đi B sớm. PKT là dân mê thơ, ‚mang thơ Heinrich Heine vào chiến trường đánh Mỹ’ và thành công trở về mặt, tuy không ‚xanh cỏ, đỏ ngực’.  Nhưng lại theo đuổi được nghiệp chướng, có nhiều bài hay đóng góp cho tờ ‚Văn Nghệ’ mà có bài làm mẹ tôi đọc và phải khen ‚hay quá! Đó là bài viết về anh V Gôn, cũng dân Moritzburger, đã làm đồng nghiệp Đức nể nang hết sức, hình như tôi cũng đã có dịp nhắc tới, ở bài học nghề ở Dresden, tuy 2 anh học thợ nguội, nhưng ở cùng ký túc xá thanh niên với tôi nên tôi rất quen thân. Nay PKT tọa lạc tại một villa bên Ecopark.

Theo tôi được biết thì Ch Khước hoàn toàn trái lại, ngay khi vào chiến trường đã nhanh chóng ‚trở cờ’, hay chính xác hơn là ‚ biết tỏng’ ý nghĩa cuộc chiến này mà quay sang phía bên kia, ‚thế lực thù địch’, thậm chí còn leo lên máy bay trực thăng kêu gọi ‚quân Băc Việt’ nhanh chóng ‚chiêu hồi’. Nay anh sống sung sướng bên trời Tây, ở tư cách là ‚nhân viên ngân hàng’. 

Còn Tú thì cũng làm tourguide nên, cùng Phạm Công (mà tôi đã kể kỹ ở bài trước, con GS Phạm Thiều), chúng tôi vẫn gặp nhau trên đường „thiên lý“, chỉ ba năm nay không còn thấy nhau nữa vì cúm Tàu. Bạn bè khi hoạn nạn nhớ nhau, quý quá. Cũng như cú điện thoại của ĐL Thúy, bạn phê bình văn học với nhau. 

Còn phải kể về ông bạn nằm giường đối diện, chỗ cũ của ông bà Ngọc, bài trước có nói, tuần này được nghỉ truyền hóa chất. Ông này có nghề biên tập viên, từng ở Nga nhiều năm vì làm sách chung với họ, được bạn đề nghị ở lại làm tiếp, nhưng cương quyết về vì không muốn mang tiếng ‚tranh xuất’ của đồng nghiệp. Ông này tên Hưng, tình cờ cùng tên ông bạn trẻ của tôi, cùng dân Hà Nội gốc nhiều đời cả mà nên mới mang cái tên đó. 84 Cửa Bắc. Không đông con như ông bà Ngọc, duy nhất chỉ một con trai. Nhưng đông anh em, nhà diện tích ‚chỉ’ gần 200m2 , nhưng đến 80m mặt tiền, ngã tư Quan Thánh mà. Cao to, đẹp trai, vốn học Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn, sau tốt nghiệp về dạy Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao. Vốn học ông Toán, anh ruột ông bạn N Lưu của tôi, nên biết kỹ các bà Nhàn, Nhã, Châu và cả nhà cụ N Xiển, lại có anh vốn làm ở Nha Khí tượng mà. Biết cả vụ bán nhà 10 triệu Đô, chia mỗi con một triệu. 

Anh chỉ kém tôi một tuổi nên kể, vốn được gọi đi không quân nhưng việc không thành, không phải vì nguyên nhân sức khỏe, mà vì lý lịch, dân Hà Nội mấy đời mà, ai chẳng hiểu. Thế nào mà từ giáo viên trở thành biên tập viên NXB Thể dục Thể thao, chắc chắn do số phận, nhưng cũng có thể vì yêu văn học chăng. Cuối đời làm đến giám đốc NXB này, rồi lẽ ra lên thứ trưởng Bộ văn hóa, đã qua lớp bồi dưỡng chính trị cao cấp, thế nhưng có lẽ vì nhiều người ghen ghét nên hỏng, chỉ khi về hưu được hưởng lương thứ trưởng thôi. 

Bản thân coi như chẳng thành công, nhưng lại hết sức sung sướng về đường con cái. Chỉ có độc một cậu con trai, nhưng lại học giỏi, nhất là ngoại ngữ, siêu tiếng Anh. Học tài chính trong nước thôi, chẳng cần ‚nước trong – nước ngoài’ gì hết, thạc sĩ tiến sĩ gì sất mà được  nhận vàol àm ở Văn Phòng Đại Diện Ngân hàng Úc tại Hà Nội Commonwealth Bank Of Australia, hai vợ chồng cùng làm ở đó, lương tháng trên trăm triệu, còn gì bằng nữa?. 

Hai chúng tôi tâm đầu ý hợp nên chuyện nở như ngô rang, ngày mau hết thế! 

Xin tạm kết thúc đề tài này. Mà nói qua về mấy tờ Spiegel số 3, 4, 5, tháng một 2022.  Tờ Spiegel số 3 hay quá, ngay ở trang bìa là ảnh Bộ trưởng Y tế mới Karl Lauterbach với bộ mặt đáng sợ cầm ống tiêm ra dọa với tiêu đề ‚Ein Quantum Angst-Một lượng tử sợ hãi’, phóng tác là ‚Đáng sợ thế ư’. Bên trong là bài ‚Ai phủ nhận khoa học, sẽ phủ nhận  thực tế’. Đó là cuộc phỏng vấn Anthony Fauci, cố vấn y tế của Tổng thống Mỹ, miễn chê. Ông này giải thích, vì sao số người nhiễm chủng omicron tăng vọt. Đơn giản bởi lẽ vì, chẳng có gì bảo đảm rằng, covid 19 sẽ chỉ là một căn bệnh truyền nhiễm không đáng sợ. Ông là chuyên gia miễn dịch học, đã 81 tuổi rồi, đưa ra các số liệu cụ thể, chính xác về số người mắc ở 3 nước có trình độ y khoa hàng đầu thế giới là Mỹ, Anh và Đức. Có đáng tin cậy hay không?

Cũng về đề tài y tế là bài „Bundeskanzler, was sonst? Thủ tướng Đức, sao lại không?“. Bài quá hấp dẫn, tôi đọc từ đầu tới cuối. Nói rất sâu về cuộc đời của Jens Spahn, nguyên là Bộ trưởng y tế khóa vừa rồi. Chỉ trước đây một năm, ông là con cưng của Đảng CDU, Thủ tướng Đức tương lai, thế mà nay tín nhiệm của ông trong đảng chỉ là 2%.

Vì sao vậy? Sinh năm 1981, ông luôn là học sinh giỏi, luôn được điểm một (điểm cao nhất ở Đức, như mười bên ta). Theo Thiên Chúa giáo, thế nhưng ông lại mắc bệnh Pêđê nên luôn là người ngoại đạo. Chính vì thế mà ông phải gồng mình lên. Ở lớp 11, ông đã từng sắm vai  Thủ tướng ở một vở kịch của lớp. Ông học nghề buôn bán nhưng chuyển nhanh sang chính trị, hoạt động Đoàn Thanh niên Thiên Chúa giáo, rồi nổi như cồn khi chuyển từ miền quê về thủ đô Berlin, được nguyên Thủ tướng Merkel để mắt tới, nên là nghị sĩ trẻ nhất, rồi nhanh chóng là Bộ trưởng Y tế. Cứ như đồng chí Võ Văn Thưởng ở nước Việt Nam cộng sản vậy. Nhưng ở chức vụ này là cái ghế quá nóng với ông ở thời buổi đại dịch ‚cúm Tàu’ này. Chưa nói CDU mất quá nhiều ghế ở Quốc hội Đức nên Jens Spahn ‚bay hơi’ là điều tất nhiên.

Trong bài còn có ảnh cặp ‚vợ chồng’ Funke-Spahn, cặp đôi Pêđê mà. Funke râu ria xồm xoàng, đúng là ông chồng mà! Trời Tây sướng thật, tự  do tuyệt đối. Chuyện đời tư cũng có thể công khai hóa, nếu muốn. 

Còn nhiều bài hay nữa như về khảo cổ nói tới các thợ lặn nghiên cứu Đức tìm ra được con tàu chiến Đức „Seeadler-Chim ưng biển“ với thuyền trưởng, bá tước Luckner, từ Thế chiến một, xuất phát ngày 21.12.1916 từ Amrum, Đức qua Anh rồi đi khắp Đại Tây Dương, xuống cực điểm Nam Mỹ rồi vòng về Nam Thái Bình Dương, cuối cùng bị đắm ở đảo san hô vòng Mopelia Atoll ngày 02.08.1917, sau khi đánh đắm 5 tàu địch, tức Mỹ và Anh trong thời gian hơn một năm rưỡi ấy. Con tàu chiến này đã để lại rất nhiều mảnh vỡ dưới đáy biển sâu Nam Thái Bình Dương, sau khi đã hết mình phục vụ và hy sinh cho Hoàng đế nước Đức, vì đâm vào các rặng san hô ở đáy đại dương. 

Hay bài phỏng vấn Klaus Meine, ca sĩ chính của nhóm hardrock Scorpions, nay đã là người Ü 70 (trên 70 tuổi), đã từng sang Việt Nam vài lần, nay vẫn biểu diễn online ở thời gian đại dịch hai năm vừa qua, và hiện nay đang chuẩn bị cho những chuyến lưu diễn mới hậu covid thế nào. 

Tôi vốn ghét Novak Djoković với bộ mặt kiêu căng đến phát tởm lợm, nay ở đây có bài phơi bày tất cả gia đình hắn gồm cha mẹ, chú, em trai hắn đã hết sức tung hê hắn lên, tức cũng là cho quê hương Serbia hắn, nơi từng phát sinh ra hai cuộc thế chiến.

Cũng còn có một bài về tình hình chính trị Algeria nơi tôi từng công tác, nay khó khăn đến thế nào để vượt qua chính thể độc tài. Liên quan độc tài và dân tộc chủ nghĩa, còn có bài rất hay về nước Áo thời hậu Thủ tướng Sebastian Kurz, với một chính phủ luôn chao đảo. 

Về Nga, có đến hai bài, một về chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ Navalny bị giam cầm thế nào sau vụ đầu độc, và bài kia, mối nguy hiểm của Putin đang chuẩn bị cho chiến tranh với Ucraina ra sao. CHLB Đức và khối NATO hoàn toàn cũng không hề ngờ nghệch đến thế.          

9h sáng nay  dự buổi ra mắt hai cuốn sách của nhà văn trẻ Phùng Văn Khai: ‚Lý Đào Lang Vương’ và ‚Lý Phật Tử định quốc’. Hai cuốn đều dầy dặn, cuốn đầu gần 500 trang, cuốn sau gần 600 trang, ra năm 2021, chỉ cách nhau có nửa năm. Một nhà văn với sức làm việc đáng nể. Nói trẻ cho tương đối chứ anh ra nhiều sách tiểu thuyết lịch sử rồi. Đề tài lịch sử đâu dễ viết thế, mà anh ra đều đặn như vậy thật sự là phi thường. Nhất là lịch sử nghìn năm Bắc thuộc, vẫn luôn gây tranh cãi, nên chỉ dấn thân vào đề tài này đã là sự dũng cảm ghê gớm lắm rồi, mà anh cứ đều đặn cho ra sách. Dẫu vẫn chưa hết dịch nhưng số người đến dự khá đông và hầu hết đều có tên tuổi trong làng văn (hai cuốn đều in ở NXB Văn học) và đều lên phát biểu, đánh giá rất cao hai cuốn sách. Đặc biệt nhất vẫn là đích thân Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khen ngợi, rồi cả nguyên Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên. Cũng nên nêu PGS TS Phạm Thị Trâm, nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhắc đến sự cẩn thận từng chi tiết của tác giả khi viết về lịch sử các vua và đất nước Việt Nam nói chung, và nhà văn, họa sĩ Trần Nhương khóa một trường viết văn Nguyễn Du. Đấy là chưa kể rất nhiều bạn bè cùng khóa 6 với nhà văn, cảm động nhất là bài phát biểu của Vi Thùy Linh, tất cả đều ca ngợi sức sáng tạo và sức làm việc cho đến nay chưa ai so sánh được. Và đề tài cũng còn có tính thời sự nữa, khi so sánh mối quan  hệ hai nước láng giềng tuy lịch sử và văn hóa khá tương đồng, nhưng to nhỏ lại khá khác biệt, như Ucraina-Nga và Việt Nam-Trung Quốc, trước đây là rất nhậy cảm, nhưng bây giờ lại càng đáng quan tâm hơn nữa.

Buổi họp kéo dài đến tận trưa, không có nghỉ giải lao. Điều đó đủ nói sự quan tâm và thích thú của thính giả trước một đề tài khó viết cho tiểu thuyết. Có lẽ cũng do lịch sử chúng ta trước đây đã bị đế quốc phương Bắc bóp méo quá nhiều. Phùng Văn Khai muốn đính chính chăng. 

Đêm dậy xem chương trình Talk Việt Nam của VTV, quá hay với bài ‚Sứ mệnh kết nối của lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ của TS Philipp Rösler’. Ông sinh ra ở Việt Nam, là trẻ mồ côi được nuôi dưỡng ở trường dòng rồi lớn lên, học tập, thành tài ở Đức, Chủ tịch Đảng FDP để làm Phó Thủ tướng cho bà Merkel, Bộ trưởng Kinh tế, ngay khi đó đã tìm cách giúp đất nước nơi mình sinh ra. Còn bây giờ ở cương vị mới này, ông kết nối các doanh nghiệp Thụy Sĩ, và châu Âu và toàn thế giới để đầu tư vào các công ty start-up Việt Nam, nhất là công nghệ cao, quảng bá cho Việt Nam không chỉ quần áo, giày dép mà cả smartphone và công nghệ cao. Làm kết nối này được vì ông quan tâm và hiểu được văn hóa Việt Nam qua món phở, cà phê trứng, phố cổ Hà Nội, thư pháp. Ông vẫn quan tâm và giúp các trẻ mồ côi Việt Nam, đặc biệt là sau đại dịch, và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Ông kêu gọi được các nhà đầu tư thế giới vào Việt Nam bất chấp đại dịch và đã đầu tư 350 triệu USD vào Việt Nam hậu covid. Thật sự hết sức đáng nể, ông là người Việt Nam hơn chúng ta rất nhiều. Vì sao? Ông bảo vì người Việt Nam coi trọng gia đình và giáo dục. Quá hay!              

Trở lại với chủ đề hồi ký, khi tôi sang CHDC Đức đầu tháng tư 1974 trên chiếc IL 18 của Nga, làm sao quên được lần đầu tiên được đi máy bay, trên chiếc máy bay động cơ phản lực của Đức, vì lúc đó Đức cũng muốn phát triển công nghệ hàng không, chỉ do khối COMECON không cho phép mà thôi. Trong đầu tôi còn nhớ mang máng tên chiếc phản lực đó là 152. Đúng thế, trí nhớ mình không tồi, tra google ra ngay:   „…bei der Wismut in Königstein. Im Strömungsmaschinenwerk entstanden unter anderem Turbinen Pirna 014 für das in der DDR entwickelte Düsenflugzeug 152”. Nhắc về xưởng Wismut in Königstein chế tạo ra chiếc động cơ phản lực Pirna 014 cho  chiếc máy bay phản lực đầu tiên của CHDC Đức 152. Lúc đó còn đi từ sân bay Gia Lâm. CHDC Đức mới mở đường bay này. Nhưng vì IL 18 ngốn quá nhiều xăng nên trên tuyến Hà Nội-Berlin 10.000 km, bây giờ bay nonstop 10 tiếng, lúc ấy phải cần đến ba điểm dừng để tiếp nhiên liệu. Thế là hôm ấy tôi nghiễm nhiên được ngắm đến 3 thành phố là Calcutta, Taschkent và Moscow, từ trên cao 10km cho đến khi lòng vòng hạ cánh ở sân bay, nên cũng có thể nhìn rất rõ thành phố ở sát sân bay. Calcutta trong nắng trưa trông chẳng khác gì Hà Nội thời ấy, những thành phố châu Á ở vùng Đông Nam Á này chắc chắn cũng không khác xa quá nhiều như bây giờ. Còn Taschkent trong đêm đúng là hoang mạc, lưa thưa những đốm sáng trên thảo nguyên… Moscow thì thành phố megacity, miễn bàn. 

Đến Berlin thì tôi được anh PVPhúc mang xe VHLKH CHDC Đức ra đón, vì tuy chỉ là anh nghiên cứu sinh quèn, thế nhưng chúng tôi nghiễm nhiên thành khách mời của VHLKH CHDC Đức, và vì thế làm việc ở tư cách là cộng tác viên. Tôi về ở chung với anh Phúc và ND Sinh, cùng dân Viện vật lý với nhau, quá quen biết và quá ư thuận tiện. Chúng tôi ở căn hộ 3 phòng rất rộng rãi trên tầng 9 chung cư 20 tầng mới xây ở Fischerinsel, ở ngay dưới chân Tòa tháp truyền hình nổi tiếng đến thế của thành phố này, nó nằm ngay sát nhà khách TW Đảng SED nơi tôi sau này cũng hay đến dịch cho các đoàn Việt Nam sang thăm, và nằm ở giữa hai ga S-Bahn là Alexanderplatz và Janowitzbrücke. Xin xem bức hình minh họa tôi vẽ khi nhìn từ cửa sổ ra, vào mùa hè đó nhớ nhà không biết đi đâu ngồi nguệch ngọac phóng tác để giết thời gian. 

Xin bạn đọc lượng thứ để tạm kết thúc bài này ở đây. Sáng nay tôi phải trở lại BVHNVX rồi, mà còn chưa có phác đồ điều trị, dẫu cho xạ trị và hóa trị là nhất thiết, chỉ chưa biết quy mô và thời gian của chúng.          

Xin để bài sau kể tiếp. 

*****

Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian ba ngày qua, tôi theo dõi được, quá nhiều nên nó phần nào bổ sung cho hồi ký hơi ít một chút: 

Bàn làm việc giản dị của Tổng bí thư?!

 (VNTB) – Báo chí Nhà nước khen rằng phòng làm việc của Tổng bí thư đơn giản, chỉ có sách vở…

Trong bài “Lần đầu thấy phòng làm việc giản dị của Tổng bí thư” đăng trên tờ VietnamNet hôm 12-3-2022, tác giả ký tên Nguyễn Đăng Tấn có đoạn viết: “Điều đặc biệt ở căn phòng ấy chính là sách, rất nhiều sách. Sách trên kệ, sách trên bàn làm việc, trên tường có một bức ảnh Bác Hồ. Đúng là một căn phòng bình dị”.

Không rõ đây có phải là nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn hay không, bởi vì một lãnh đạo chính trị mà trên bàn chỉ có sách vở hàn lâm, thay vì báo chí thì đó sẽ là một nguyên thủ thích đóng khung trong tháp ngà của lý thuyết khô cứng.

Mọi lý thuyết đều là màu xám/ Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” – Đó là những lời thơ trong tác phẩm “Faust” của đại thi hào Johann Wolfgang (von) Goethe (1749-1832). Nó như muốn nhắc nhở con người, cần phải biết cảnh giác với mọi hiểu biết, cũng như áp dụng lý thuyết, thậm chí kể cả với những điều được coi là chân lý. Và ở đây xem ra cũng không loại trừ những gì mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng coi là khuôn vàng thước ngọc trong những tập sách dày cộm chất đầy bàn làm việc của ông.

Bàn luận tiếp về chuyện lý thuyết sách vở chất đống trên bàn làm việc của Tổng bí thư.

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng thích tháp ngà kiến thức hàn lâm của một người đeo đuổi lý luận chủ nghĩa cộng sản, thì xin được trao đổi cùng ông rằng với những tiếng nói phản biện phải vướng vòng lao lý bởi những điều luật hình sự số 117, số 331, thì thử hỏi có khi nào ông nhớ lại câu nói của nhà toán học nổi tiếng George Polya (1887-1985): “Thật ngu xuẩn nếu chỉ khư khư ôm lấy giả thuyết của mình”?.

Putin cho bắt giữ tướng lĩnh hàng đầu

Bất tài hay phản bội?

Tổng thống Nga Putin tỏ ra rất không hài lòng với diễn biến cuộc chiến ở Ukraine. Sau khi sa thải một số sĩ quan và quản thúc tại gia một số nhân viên mật vụ, ông được cho là đã ra lệnh bắt giữ một vị tướng khác.

Về mặt chính thức, Vladimir Putin tiếp tục tuyên bố rằng “hoạt động quân sự đặc biệtở Ukraine đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, về mặt nội bộ, Tổng thống Nga hoàn toàn không hài lòng về sự tiến triển của cuộc chiến xâm lược của ông ở quốc gia láng giềng. Tờ báo “The Telegraphdẫn nguồn từ một Bộ trưởng Anh cho biết,  ông đã ra lệnh bắt giữ Tướng Roman Gavrilov, một trong những sĩ quan quân đội cấp cao nhất của Nga. Tuy nhiên,  Duma  Quốc gia Nga đã phủ nhận tin này và nói rằng Gavrilov chỉ đơn thuần là từ chức.

Không thể so sánh Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979 và Nga xâm lược Ukraine’

Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.

Thoạt nhìn thì cuộc chiến tranh biên giới 1979 và cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine giống nhau, đó là một cường quốc tấn công quốc gia láng giềng nhỏ hơn. Chính vì thế, trong vài tuần qua, cuộc chiến tại Ukraine khiến nhiều người dân ở Việt Nam nhớ lại việc Trung Quốc đưa quân tấn công vào biên giới vào năm 1979.

Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam. Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.

Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/02/1979, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ. 

Phố đi bộ Hồ Gươm tấp nập trở lại sau gần một năm đóng cửa do Covid

Từ dịp cuối tuần này, 18/3, tuyến phố đi bộ Hồ Gươm chính thức hoạt động trở lại sau gần một năm đóng cửa vì dịch. 

Người dân nô nức đổ về các con phố trong lòng phố cổ Hà Nội để đi dạo, giao lưu ăn uống cùng gia đình, bạn bè, sinh hoạt văn hoá cộng đồng. 

Đa số người tham gia tuyến phố đi bộ là giới trẻ, các gia đình có trẻ nhỏ. 

Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc

Khi nền kinh tế suy thoái, các chính sách mang dấu ấn riêng của Chủ tịch Trung Quốc đã ít được nhấn mạnh hơn.

Thứ Sáu vừa qua, khi Lý Khắc Cường nhận câu hỏi từ các nhà báo trong và ngoài nước, đó có thể là lần xuất hiện cuối cùng của ông trong tư cách là thủ tướng Trung Quốc.

Cuộc họp báo của Thủ tướng diễn ra vào cuối kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hàng năm là thời điểm mà các phóng viên có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo thông lệ, một thủ tướng mới sẽ được chọn sau đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, và người đó sẽ nhậm chức vào mùa xuân năm sau, khi kỳ họp quốc hội kết thúc.

Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước

Để có an ninh, đòi hỏi phải có những sự đánh đổi đau đớn mà các chính phủ phương Tây có thể chưa sẵn sàng thực hiện.

Khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị chúng tôi làm đồng chủ trì một nhóm cấp cao với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị nhằm củng cố liên minh phương Tây vào năm 2020, NATO có lẽ đang chia rẽ hơn bao giờ hết – ngay cả trong câu hỏi về cách đối phó với Nga. Như chúng tôi đã viết trong báo cáo gần đây, Nga vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất của châu Âu, liên tục đối đầu với NATO, dẫn tới “nguy cơ tạo ra tình huống ‘sự đã rồi’, hoặc tạo một áp lực kéo dài, gây tê liệt trong tình huống khủng hoảng.”

Cuộc tấn công của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về bạo lực, khiến NATO phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng nhất kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Nhưng cuộc xâm lược cũng đã mang lại cho liên minh sự thống nhất và mục đích chung lớn hơn những gì từng xuất hiện trong hàng thập niên. Sau nhiều năm tự mãn, các đồng minh trong hiệp ước đang tăng cường chi tiêu quốc phòng, gửi vũ khí tới Ukraine, gấp rút tiếp viện cho sườn phía đông của NATO, và cuối cùng cũng nghĩ đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của họ.

Không còn trung lập? Chiến tranh ở Ukraine thử nghiệm lập trường của Phần Lan đối với Nga

Phần Lan có truyền thống đi theo đường lối trung lập cẩn trọng để tránh đối đầu với nước Nga láng giềng. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine đang thay đổi thái độ của công chúng, và việc gia nhập NATO ngày càng trở thành một khả năng thực tế.

Hai mươi năm trước, việc gia nhập NATO là điều không tưởng ở Phần Lan. Nhưng một sự thay đổi lịch sử trong dư luận hiện đang diễn ra, với một cuộc khảo sát được công bố vào ngày 28 tháng 2 cho thấy lần đầu tiên phần lớn dân số (53%) ủng hộ việc gia nhập liên minh Đại Tây Dương – tăng 25% kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu.

Đến ngày 14 tháng 3, một cuộc thăm dò dư luận thứ hai cho thấy sự ủng hộ gia nhập NATO đã tiếp tục tăng – lên 62%.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, những lo ngại về an ninh gia tăng đã thúc đẩy các chính trị gia Phần Lan xem xét những thay đổi chính sách mạnh mẽ khỏi sự trung lập truyền thống của đất nước. Trong một động thái chưa từng có, Thủ tướng Sanna Marin ngày 28/2 tuyên bố Phần Lan sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine để chống lại lực lượng Nga.

Vệ tinh của tỷ phú Mỹ Elon Musk giúp Zelensky thống trị bầu trời, cho phép máy bay không người lái của Ukraine đánh bại xe tăng bất lực của Putin

+ Aerorozvidka (Trinh sát Trên không) đang được sử dụng để tấn công máy bay không người lái của Nga và nhắm mục tiêu vào đội quân xe tăng của Vladmir Putin, với sự trợ giúp của hệ thống Starlink mới có sẵn giúp cải thiện internet và tốc độ kết nối

+ Công nghệ mới của tỷ phú Mỹ Elon Musk giúp giữ cho các máy bay không người lái của Ukraine được kết nối với các căn cứ của họ

+ Hoạt động này diễn ra trong khi Ukraine tiếp tục phải chịu đựng tình trạng bị ngắt Internet và mất điện trong suốt cuộc xâm lược

+ Ứng dụng Starlink được tải xuống nhiều nhất ở Ukraine, cùng với số lượt tải xuống toàn cầu tăng gấp ba lần trong hai tuần qua

Trung Quốc cố gắng đánh lạc hướng khi Mỹ ép họ về vấn đề Ukraine

(VNTB) – Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì nhấn mạnh Trung  Quốc  cam kết giảm leo thang chiến tranh trong cuộc gặp với cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan

Trong khi Mỹ gây áp lực cho Trung Quốc vì ủng hộ Nga, Trung Quốc cố chuyển sang giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng Ukraine trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhưng sự miễn cưỡng tách xa khỏi Moscow của Bắc Kinh đã làm suy giảm uy tín của Trung Quốc trong mắt phương Tây và hạn chế bất kỳ vai trò nào của Trung Quốc trong việc khiến Nga phải lùi bước.

Chính quyền Biden từ chối thảo luận về kết quả của một cuộc họp căng thẳng kéo dài bảy giờ tại Rome giữa cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan và Dương Khiết Trì, một thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc, mặc dù Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki có gợi ý về việc Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ ra tay nếu Bắc Kinh giúp Nga bù đắp thiệt hại do các lệnh trừng phạt của phương Tây. “Chúng tôi nói rõ là sẽ có hậu quả”, bà Psaki nói tại một cuộc họp báo của Nhà Trắng

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Dương Khiết Trì tuyên bố trong cuộc gặp với ông Sullivan là Trung Quốc trung lập trong cuộc xung đột này. “Trung Quốc luôn ủng hộ việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia. Trung Quốc cam kết thúc đẩy đàm phán hòa bình”.

Những điều bất ngờ từ cuộc chiến Ukraine

Mọi cuộc chiến đều mang lại những bất ngờ, nhưng những gì gây ấn tượng sâu sắc từ cuộc chiến chống lại Ukraine – và gián tiếp chống lại cả phương Tây dân chủ – của Vladimir Putin, cho đến nay, là có quá nhiều điều bất ngờ tồi tệ dành cho Putin và nhiều bất ngờ tốt dành cho Ukraine cùng các đồng minh trên thế giới. 

Sao lại như thế? 

Chà, tôi khá chắc chắn rằng khi Putin lên kế hoạch cho cuộc chiến này, ông ấy đã cho rằng chỉ sau 3 tuần, ông ấy sẽ có thể phát biểu tuyên bố chiến thắng tại Quốc hội Ukraine để chào mừng Ukraine trở lại trong lòng Nước Mẹ Nga. Ông có lẽ cũng đã cho rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine sẽ lưu vong đến một Airbnb của Ba Lan, xe tăng của quân đội Nga sẽ đầy hoa được ném lên từ những người dân Ukraine ra chào đón; Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc sẽ hân hoan vì đã cho NATO và Sleepy Joe [Joe Biden] thấy ai mới là người thiết lập các quy tắc của hệ thống quốc tế.

Nhưng thay vào đó, người Ukraine đã dạy cho người Nga một bài học về chiến đấu và chết cho tự do và quyền tự quyết. Putin dường như bị nhốt trong buồng cách ly không có mầm bệnh của riêng mình, có thể lo lắng rằng bất kỳ sĩ quan quân đội Nga nào đến gần có thể rút súng bắn ông ta. Zelensky thì phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ. Và, thay vì toàn cầu hóa kết thúc, các cá nhân trên khắp thế giới lại đang sử dụng các mạng lưới toàn cầu để theo dõi và tác động đến cuộc chiến theo những cách hoàn toàn bất ngờ. Với một vài cú nhấp chuột, họ sẽ gửi tiền để hỗ trợ người dân Ukraine, và với một vài lần nhấn phím nữa để nói với mọi người từ McDonald’s đến Goldman Sachs rằng các tập đoàn đó phải rút khỏi Nga cho đến khi nào binh sĩ Nga rút khỏi Ukraine. 

Người Nga mặc trang phục màu cờ Ukraine lên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Các nhà du hành vũ trụ Nga đã đáp xuống Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong trang phục mang màu cờ Ukraine, gửi một thông điệp có vẻ nhằm phản đối cuộc xâm lược của Nga. 

Ba phi hành gia là những nhóm đầu tiên tới trạm này kể từ khi Nga tấn công nước láng giềng phia đông hồi tháng trước. 

Họ được chào đón rất nồng nhiệt, và ôm hôn những đồng nghiệp người Mỹ, Nga và Đức. 

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS là một dự án chung giữa Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản và vài nước châu Âu khác. 

Trạm ISS được dẫn đầu bởi sự kết hợp của hai chương trình lớn giữa Mỹ và Nga, quan hệ đối tác đã tiếp tục hai thập kỷ qua mặc dù có những căng thẳng lúc lên lúc xuống giữa hai cường quốc thế giới. 

Kharkiv, nơi quân Ukraine bảo vệ chiến tuyến

Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, nằm ở vùng đông bắc phải hứng chịu các đợt không kích gần như hàng ngày của quân Nga. 

Nhóm phóng viên BBC quay phim cảnh thành phố bị tàn phá và theo chân các binh sỹ Ukraine đang chiến đấu chống quân Nga ở tuyến đầu. 

Phải đưa Putin ra tòa án quốc tế, đó là Hitler thời nay.

DEUTSCHE UKRAINE-KÄMPFER:Nach dem Gefecht zittern sie und übergeben sich

In einem Vorort von Kiew greifen vier Deutsche einen Konvoi an und töten russische Soldaten. Danach fragen sie sich, was sie sind: Retter oder Mörder?

Journalisten sind nicht beliebt bei Leuten, die in den Krieg ziehen. „Lassen Sie mich bitte in Ruhe. Danke“, schreibt einer bei Telegram kühl. In der Gruppe „Volunteers for Ukraine“ treffen sich Männer, die freiwillig in der Ukraine kämpfen wollen. Als ich einen anderen anschreibe, antwortet seine Freundin für ihn: „Denken Sie ernsthaft, dass die Menschen, die sich entscheiden, in die Ukraine zu gehen, auch nur eine Minute überlegen, so einem charakterlosen Arschloch wie Ihnen zu antworten?“ Wir kommen ins Gespräch, sie entschuldigt sich. Es gibt in der Chatgruppe nicht viele, die reden wollen, und niemanden, der es auf ein Interview anlegt.

Nach einer Weile werde ich von den Gründern der Gruppe angesprochen. Sie wollen wissen, was ich dort will, und machen sich Sorgen, dass Dinge bekannt werden, die jemanden ins Gefängnis bringen. Sie verraten aber auch, wer wirklich in die Ukraine fährt und wer nur redet. So rede ich bald mit Freiwilligen, die es ernst meinen. Einige Tage später wird die Gruppe aufgelöst. Man darf in Deutschland niemanden anwerben für eine ausländische Armee, deshalb ist auch eine Gruppe, die nur darüber informiert, ein Risiko. Der Chat ist gelöscht, aber es gibt noch die Gespräche mit den Freiwilligen. Einer ist der Anführer einer Gruppe aus Sachsen, die bald losfährt. Er soll hier Andrei heißen. In Wirklichkeit hat er einen anderen slawischen Namen, er will anonym bleiben. Das ist seine Bedingung.

Andrei fährt mit 27 Deutschen in die Ukraine

Andrei ist ganz offen. Er erzählt in einem langen Telefonat, dass er mit 27 Freiwilligen losfahren will, und wirkt gut informiert; er weiß Bescheid über das Völkerstrafrecht und über Kontakte zur ukrainischen Botschaft, deren E-Mail-Konto nicht funktioniert. Wenn er etwas erklärt, sagt er immer dazu, woher er es hat, ganz förmlich, zum Beispiel sagt er: „Das ist der offizielle Stand von heute 8:47 Uhr aus der ukrainischen Botschaft.“ Andrei war früher Berufssoldat im Führungsunterstützungsbataillon der Bundeswehr, das sind Soldaten, die sich um Kommunikation und Funk kümmern. Heute heißt die Einheit „Kommando Informationstechnik“. Das könnte erklären, warum Andrei im Krieg immer gutes Internet hat.

27 (đại đội) người, vốn là lính của Quân đội CHLB Đức giải ngũ, tham gia chiến đấu ở Ucraina, lập một đại đội thông tin liên lạc của tình nguyên quân. FAZ

Im Ukrainekrieg hat die russische Luftwaffe erstmals eine neue ballistischen Luft-Boden-Rakete „Kinschal“ eingesetzt. Was ist über die Wunderwaffe der Russen bekannt?

Die Hyperschallrakete Ch-47M2 Kinschal („Dolch“) ist einer der furchterregendsten Neuzugänge der russischen Luftwaffe. Die etwa acht Meter langen Raketen fliegen extrem schnell und extrem hoch, bleiben dabei nach russischen Angaben aber manövrierfähig. Sie sind nach Einschätzung der Nato mit herkömmlicher Flug- oder Raketenabwehr kaum abzufangen. AS-24 Killjoy („Spielverderber“) hat das westliche Bündnis die neue russische Waffe getauft.

Präsident Wladimir Putin stellte die „Kinschal“-Raketen als eine von mehreren Superwaffen erstmals im März 2018 in seiner Rede an die Nation öffentlich vor. Bis zu zehnfache Schallgeschwindigkeit sollte die neue Rakete nach seinen Angaben erreichen. Bisher kamen „Kinschal“-Raketen vor allem bei Manövern zum Einsatz – zuletzt wenige Tage vor der Invasion in die Ukraine, die am 24. Februar begann.

Die „Kinschal“ wird von Abfangjägern des Typs MiG-31 in großer Höhe abgefeuert. Erst in sicherer Entfernung vom Flugzeug zündet das eigene Raketentriebwerk. Es trägt die „Kinschal“ erst bis zu 20 Kilometer in die Höhe, wo die Rakete hohe Reibungstemperaturen aushalten muss, und dann hinab zum Ziel. Beim Start von einer MiG-31 hat das Waffensystem nach russischen Angaben eine Reichweite von bis zu 2000 Kilometern.

Nga dùng tên lửa siêu thanh mới, rất mạnh bắn từ máy bay đi để dọa NATO. FAZ

Auf dem Weg zur Atommacht Europa

Wladimir Putin droht jedem mit Atomschlägen, der ihm in der Ukraine in den Arm fällt. In Paris und Berlin denken manche deshalb über gemeinsame Abschreckung nach. 

Als Wladimir Putin die Ukraine überfiel, feuerte er gleich am ersten Tag eine Salve von Drohungen an einen fiktiven Gesprächspartner – an jemanden, den er nicht nannte, dem er aber offenbar zutraute, ihm in den Arm zu fallen. Sollte das geschehen, werde es „Konsequenzen geben, wie ihr sie in eurer ganzen Geschichte noch nie erlebt habt“, sagte Putin seinem namenlosen Gegenüber.

Im Westen hat man das als nukleare Drohung aufgefasst. Die Reaktionen sind vielschichtig. Die wichtigste ist die Weigerung der NATO, in der Ukraine militärisch einzugreifen. Einen Atomkrieg will niemand riskieren. Dazu gehört aber auch eine bemerkenswerte Äußerung von Clément Beaune, der am Kabinettstisch des französischen Präsidenten Emmanuel Macron für Europa zuständig ist. Unlängst hat er Frankreichs Partnern in Europa angeboten, über nukleare Verteidigung zu diskutieren. Jetzt hat er im Gespräch mit der F.A.S. sein Angebot erneuert. Das ist wichtig, denn seit dem Brexit ist Frankreich die einzige Atommacht der EU, und bisher war Paris nie wirklich bereit, andere Länder allzu tief in seine Nuklearstrategie einzuweihen. Seine Atomwaffen dienten immer vor allem dem Schutz des eigenen Territoriums.

Nga dọa dùng vũ khí nguyên tử ở Ucraina.FAZ

Công an Hà Nội ngăn cản cộng đồng người Ukraine tổ chức sự kiện gây quỹ từ thiện

Một sự kiện gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ người dân Ukraine do cộng đồng người Ukraine ở Hà Nội tổ chức vừa mới bị công an can thiệp huỷ bỏ. 

Dự kiến sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy, 19 tháng 3 năm 2022 tại Chula Fashion House, ở phường Nhật Tân, Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên diễn ra các buổi triển lãm nghệ thuật và trình diễn thời trang tại Hà Nội.

Một sự kiện gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ người dân Ukraine do cộng đồng người Ukraine ở Hà Nội tổ chức vừa mới bị công an can thiệp huỷ bỏ. 

Một nhóm người Ukraine sinh sống tại Hà Nội dự định tổ chức một hội chợ nhằm kêu gọi sự chú ý đến tình hình ở quê nhà của họ, và gây quỹ từ thiện để ủng hộ nạn nhân chiến tranh ở Ukraine. 

Dự kiến sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy, 19 tháng 3 năm 2022 tại Chula Fashion House, ở phường Nhật Tân, Hà Nội. Đây là địa điểm thường xuyên diễn ra các buổi triển lãm nghệ thuật và trình diễn thời trang tại Hà Nội. 

Theo mô tả thì ban tổ chức sẽ bán đồ ăn, đồ lưu niệm và tổ chức đấu giá tranh để gây quỹ từ thiện. Cũng như trình diễn âm nhạc để phục vụ khách tới dự

Đảng suy nghĩ và lo hộ dân sao giỏi thế? Ucraina hôm nay là Việt Nam ngày mai đấy nhé! Putin và Tập Cận Bình có khác gì nhau?

Các nhà lãnh đạo thế giới thúc đẩy đề cử Zelensky cho giải Nobel Hòa bình, mặc dù đã trễ hạn

Một nhóm các nhà lãnh đạo châu Âu đang đấu tranh để cho phép Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người dân Ukraine được đề cử giải Nobel Hòa bình, bất chấp thời hạn của Ủy ban Nobel đã hết.

Trong một lá thư, ngày 11 tháng 3, các chính trị gia kêu gọi ủy ban này mở lại và xem xét lại các quy tắc đề cử năm 2022 cho giải thưởng.

Những người đàn ông và phụ nữ Ukraine dũng cảm đang chiến đấu để bảo tồn nền dân chủ và chính quyền tự trị”, bức thư viết. Từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được bầu một cách dân chủ đến người đàn ông rơm rớm nước mắt từ biệt gia đình để chiến đấu cho đất nước của mình, người dân trên khắp Ukraine đang vùng lên để chống lại các thế lực của chủ nghĩa độc tài. Những lời thông cảm và ủng hộ của chúng ta khó có thể thực hiện được sự công bằng cho những hy sinh mà họ dành cho các nguyên tắc nhân quyền và hòa bình.

Hơn 35 nhà lãnh đạo đã ký vào bức thư, trong đó có cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstad và cựu Thủ tướng Estonia Andrus Ansip.

Chúng tôi tin rằng giờ đây là lúc để cho người dân Ukraine thấy rằng thế giới đứng về phía họ. Do đó, chúng tôi xin được kêu gọi các vị, Ủy ban, xem xét: Gia hạn và theo đó mở lại thủ tục đề cử Giải Nobel Hòa bình cho đến khi Ngày 31 tháng 3 năm 2022 để cho phép Tổng thống Zelensky và nhân dân Ukraine đề cử giải Nobel Hòa bình, ” bức thư viết tiếp.

TRAO ĐỔI GIỮA PUTIN VÀ SHIMON PERES, CỐ TỔNG THỐNG ISRAEL 

Shimon Peres, cố tổng thống Israel, kể về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Putin khoảng năm 2015.

Tôi là bạn thân với Putin. Và tôi sẽ kể, một cách ngắn gọn, nội dung của một trong những cuộc thảo luận gần đây của chúng tôi.

Tôi nói với anh ta, anh 63, tôi thì đã 93 tuổi. Nói tôi biết, anh muốn đạt được gì trong 30 năm tới? Anh đang chiến đấu vì cái gì? Anh hy vọng chọc giận nước Mỹ à? Anh ta nói “Không”. Nước Mỹ muốn một mảnh của Nga? Không. Anh và Obama không hiểu nhau?

Anh ta nói, sao ông hỏi?

Tôi nói, này, tôi không phải là gián điệp, anh có thể nói với tôi bất kỳ cái gì.

Anh ta nói, ông nghĩ sao?

Và tôi nói, Mỹ sẽ thắng bất kể anh có làm gì.

Tại sao? – anh ta hỏi

Vì họ may mắn, còn anh thì không.

[Cười]

Hơn thế, tôi bảo anh ta, khi một người Mỹ thức dậy vào buổi sáng, anh ta thấy gì? Mexico ở phía nam, và họ chấp nhận người Mexico ở đất nước của họ. Canada ở phía bắc, họ là những người bạn tốt nhất trên thế giới. Bên phải và bên trái, là đại dương và cá.

Obama có gì phải lo lắng? Còn anh, anh thức dậy vào buổi sáng, anh có ai? Nhật Bản, Trung Quốc, Afghanistan? Lạy Chúa! Họ biết anh có nhiều đất, và anh không cho họ một xu. Anh có 20% nước ngọt toàn cầu, và anh không cho gì cả. Vì vậy, khi tuyết ở Siberia tan, thứ đầu tiên anh thấy là người Trung Quốc. Bởi vì có rất nhiều người TQ ở phía đông, trong khi không có nhiều người Nga.

Điều thứ hai tôi nói với anh ta: Nước Mỹ có tỷ lệ tốt nhất giữa diện tích và dân số. Của anh thì tệ nhất. Hai mươi triệu km vuông. Lạy Chúa. Nhưng không có dân. Dân của anh đang chết. Đừng bị ấn tượng bởi những tràng pháo tay và những gì họ nói. Họ sẽ không tha thứ cho anh. Tại sao người Nga chỉ thọ 62 tuổi, trong khi người Mỹ thọ 82?

Và sau đó tôi nói với anh ta: Anh hành xử như một Sa hoàng.

Tôi rất thẳng thắn.

Tôi nói, các Sa hoàng đã làm gì? Họ đã phát triển hai thành phố, St. Petersburg và Moscow, như một nơi trưng bày. Bất cứ điều gì bạn muốn, bạn sẽ tìm thấy ở đó. Phần còn lại của Nga giống như Nigeria phủ đầy tuyết. Dân của anh đang chết. Anh không cho họ cuộc sống. Anh nghĩ rằng họ sẽ tha thứ cho anh?

Tại sao nước Mỹ lại vĩ đại? Tôi hỏi anh ta. Vì họ là người cho. Tại sao châu Âu gặp rắc rối? Bởi vì họ là người nhận. Nước Mỹ đang cho đi, mọi người nghĩ rằng họ rất hào phóng. Tôi thì nghĩ họ làm thế vì khôn ngoan. Nếu bạn cho đi, bạn tạo thêm bạn bè. Đầu tư có lợi nhất là kết bạn.

Nước Mỹ đã can đảm thực hiện Kế hoạch Marshall – một phần lớn từ GNP mà họ đã trao cho châu Âu đang hấp hối lúc đó. Và bằng cách này, họ đã chỉ ra rằng đây là khoản đầu tư tốt nhất trên thế giới.

Không có quốc gia châu Âu nào mà không từng là đế chế. Người Pháp và người Anh, người Bồ Đào Nha, tất cả mọi người. Và chuyện gì đã xảy ra? Họ bị ném ra khỏi đó và không còn gì. Nước Anh, đế chế vĩ đại nhất từ bình minh đến hoàng hôn, tất cả các đại dương và những người Ấn Độ tốt bụng, bất bạo động đã ném họ ra và chỉ để lại cho họ ba hòn đảo nhỏ, mà họ không biết phải làm gì với chúng.

Hãy tin tôi, tôi đã nói với Putin, kẻ thù và sự thù địch là lãng phí lớn nhất trong cuộc sống. Anh đang đầu tư vào một điều xuẩn ngốc.

Tướng Estonia: Sai lầm lớn nhất của NATO là từ chối lập vùng cấm bay

Estonia là quốc gia NATO duy nhất kêu gọi can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. Tướng Ants Laaneots biết rõ về Nga và Ukraine, bản thân ông từng phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trong một cuộc phỏng vấn, ông giải thích phương Tây nên theo đuổi chiến lược nào.

Khi tướng Ants Laaneots của Estonia chưa đầy một tuổi thì cha ông bị bắt năm 1948 vì tội nổi loạn chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô, và gia đình ông bị đưa đi đày ở Siberia. Tuy nhiên, ông đã gia nhập Quân đội Liên Xô năm 1966. Năm nay 74 tuổi, viên tướng này đã xây dựng sự nghiệp của mình phần lớn ở Ukraine. Sau khi Khối Vác-sa-va sụp đổ, ông là chỉ huy lực lượng vũ trang Estonia và là nghị sỹ quốc hội của đảng Cải cách của nữ Thủ tướng Kaja Kallas từ năm 2015.

Hỏi: Thưa tướng Laaneots, từ nhiều năm trước, ông đã cảnh báo về việc Nga tăng cường vũ trang. Ông có nghĩ sẽ có một sự leo thang như cuộc tấn công vào khu vực huấn luyện quân sự Yavoriv [ở Lviv] không?

Đáp: Không. Cuộc tấn công này khiến chúng tôi ngạc nhiên vì nó diễn ra quá gần biên giới Ba Lan và do đó là với lãnh thổ của NATO.

Hỏi: Theo tướng quân, liệu sẽ có các cuộc tấn công tiếp theo ở miền Tây Ukraine?

Đáp: Không, vì Vladimir Putin không có sự chuẩn bị. Và bởi vì tổn thất của Nga cao bất thường. Gần 13.000 binh sĩ đã thiệt mạng. Quân đội của Putin đã mất 83 máy bay trực thăng, 362 xe tăng, 33 hệ thống phòng không.

Pourquoi la Chine n’intervient-elle pas sur Poutine pour lui faire cesser les combats en Ukraine ? Elle semble être le pays dans la meilleure position pour ce faire, car si elle lâche Poutine, celui-ci sera très rapidement paralysé.

Vu les tergiversations de la Chine, elle a été autant surprise de l’invasion que le reste du monde.

La Chine – amie proclamée de la Russie – ne soutient pas son invasion de l’Ukraine. Si les sanctions affaiblissent la Russie, tant mieux! La Chine aura son gaz a moins cher et sera la porte obligée de la Russie sur le monde. Ça augmentera son influence sur la Russie.

A l’ONU, la Chine s’abstient aux votes sur la Russie. Xi a déclaré que la guerre doit cesser. Il commence a être inquiet car la tres mauvaise image de Poutine pourrait nuire a sa volonté d’être ami avec tous les pays. Aussi, l’Ukraine est un partenaire économique dans les routes de la soie, au carrefour de l’Asie et de l’Europe.

La Chine vient d’appeler au départ des troupes russes en Ukraine. Elle dit même s’inquiéter de la menace nucléaire brandie par Poutine. Elle lui demande de rester calme et faire preuve de retenue pour éviter une escalade. C’est une forme de lâchage par la Chine! Pas d’effet visible a ce jour, car elle ne s’opposera pas concrètement a la Russie.

Bác Hồ ơi, làm sao lật đổ Putin?

(VNTB) – Trong một xã hội độc tài như ở Nga, việc chính phủ Putin sẵn sàng bắt giữ, tra tấn và giết những người bất đồng chính kiến khiến cho vấn đề phối hợp và tổ chức biểu tình trở nên rất khó khăn.

Những bàn luận về một cuộc cách mạng để lật đổ Putin đã trở nên sôi nổi hơn kể từ khi chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/2022. Trong thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc cách mạng màu ở các nước hậu Xô Viết – như Georgia, Belarus và Ukraine. Mặc dù vậy, bằng chứng tốt nhất cho thấy tỷ lệ một vụ cách mạng màu ở Nga vẫn khá thấp. [1]

Rất ít học giả có ảnh hưởng trong lĩnh vực này hơn Erica Chenoweth của đại học Harvard. [1] Kết quả của các nghiên cứu chỉ ra rằng một cuộc cách mạng màu có nhiều khả năng lật đổ các chế độ độc tài toàn trị là một trong những kết quả chính trị hiếm hoi được coi là có nhiều đồng thuận trong giới nghiên cứu.

Khi những nhà nghiên cứu như Chenoweth xem xét tình hình ở Nga hiện nay, họ lưu ý rằng vẻ ngoài ổn định lâu đời ở nước Nga của Putin có thể là một sự kiên cố có tính lừa dối.

Nhà nghiên cứu Chenoweth nói: “Nga có một di sản lâu dài và lâu đời của các phong trào nổi loạn dân sự. Sự thất bại của các cuộc chiến tranh thiếu sự hậu thuẫn trong dân đã dẫn đến hai cuộc nổi loạn đáng nhớ.” 

Ở đây, Chenoweth đề cập đến hai cuộc nổi dậy đầu thế kỷ 20: cuộc nổi dậy năm 1905 dẫn đến việc thành lập cơ quan lập pháp của Nga sau khi Nga thất bại trong chiến tranh Nga Nhật; và cuộc cách mạng năm 1917 nổi tiếng hơn đã mang lại Liên bang Xô viết sau khi Nga thất bại thê thảm trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. 

Trên thực tế hôm nay, chúng ta đã chứng kiến những bất đồng chính kiến đáng chú ý trong cuộc xâm lăng Ukraine của Putin, bao gồm các cuộc biểu tình ở gần 70 thành phố của Nga chỉ riêng vào ngày 6 tháng 3.

Có thể hình dung rằng những cuộc biểu tình này sẽ phát triển nếu cuộc chiến tiếp tục diễn ra và quân Nga bị dậm chân tại chỗ, đặc biệt nếu lính Nga bị thương vong đáng kể. Những cuộc biểu tình như vây cũng có thể gia tăng nếu Putin buộc lính Nga phải trở nên tàn bạo hàng loạt đối với dân thường ở Ukraine. Phản ứng mạnh cũng có thể xảy ra nếu dân Nga phải gánh chịu nỗi đau kinh tế sâu sắc từ các lệnh trừng phạt từ các nước do hành động xâm lược của Putin. Tuy vậy hiện nay, chúng ta vẫn còn rất xa so với một cuộc nổi dậy sâu rộng trong quần chúng.

Nghiên cứu của Chenoweth cho thấy bạn cần thu hút khoảng 3,5% dân số tham gia vào các cuộc biểu tình để đảm bảo một số hình thức nhượng bộ của chính phủ. Ở Nga, con số đó tương ứng với khoảng 5 triệu người. Các cuộc biểu tình phản chiến hiện nay vẫn còn rất xa về mức tham gia với quy mô đó. Ngay cả nhà nghiên cứu Chenoweth cũng không chắc dưới các tiến triển xấu nhất của hệ lụy từ cuộc chiến xâm lược ở Ukraine các cuộc biểu tình hiện nay có thể tăng dần về số người xuống đường để tiếp cận đến mức sâu rộng để buộc Putin phải thối lui. [1]

Putin và những chuyến bay đáng ngờ trên nóc điện Kremlin

Putin đang có kế hoạch gì? 

Di chuyển chuyến bay đáng ngờ đến Dubai và Urals 

Phỏng đoán về những chuyến bay đáng ngờ ở Nga! 

Kể từ khi ông Putin, nhà độc tài của Điện Kremlin bay đến Moscow bằng trực thăng vào thứ Tư, đã có rất nhiều điều xảy ra trên không phận Nga. 

Một ví dụ: Chiếc máy bay chở Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (71 tuổi) đã hướng đến Trung Quốc vào tối thứ Tư, nhưng sau đó dường như đã quay lại giữa chừng – qua thành phố Novosibirsk của Nga.

Nếu trong trường hợp có lỗi kỹ thuật, ông ta sẽ hạ cánh để chuyển sang máy bay khác. Đưa ông ta tiếp tục hành trình trên đường tới đồng minh quan trọng nhất của mình là Bắc Kinh. Nhưng điều này đã không xảy ra. 

Và có những chuyển động bất thường khác trong không phận của Nga gây lo ngại, hoặc ít nhất là đem đến cho suy nghĩ này: 

Ít nhất ba máy bay phản lực tư nhân, được cho là của các nhà tài phiệt Nga, đã bay từ Sân bay Vnukovo của Moscow đến Dubai – chúng đã được nhìn thấy ở Iran trên trang web Flightradar. 

Đồng thời, các máy bay của chính phủ Nga đang phục vụ đưa đón đến Urals và Siberia – bao gồm Ufa, Novosibirsk và Tyumen. Ở khu vực Ural, Nga có các boongke và hầm trú ẩn thời chiến để các quan chức chính phủ và quân đội có thể phòng tránh tấn công của một số vũ khí cùng bức xạ hạt nhân. 

Tại sao các nhà tài phiệt Nga và các quan chức cấp cao dường như sẽ rời thủ đô? Điều đó hoàn toàn không rõ ràng vào lúc này. 

Thoạt nhìn, có vẻ như điều gì đó đã được quyết định ở Điện Kremlin, chẳng hạn như phản ứng trước bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden (79 tuổi) vào tối thứ Tư. Hoặc cách khác: Đó là một động thái nghi binh khác của Điện Kremlin nhằm đánh lạc hướng khỏi các chuyển động bay bí mật khác hoặc đơn giản là để làm phương Tây lo lắng. 

Chuyên gia quân sự Phần Lan Petri Mäkelä đã tweet vào giữa trưa: Có vẻ kỳ lạ là giới tinh hoa Nga đang được sơ tán khỏi Moscow đến một địa điểm an toàn hơn ở Nam Urals.”

 Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc ra sao

1. Ukraine cần có quyền tự do lựa chọn các hiệp hội kinh tế và chính trị của mình, kể cả với châu Âu. 

2. Ukraine không nên gia nhập NATO, một vị trí mà tôi đã có [đề cập] cách đây 7 năm,
trong lần cuối nó được bàn đến. 

3. Ukraine cần được tự do thành lập bất kỳ chính phủ nào thích hợp với ý chí
của người dân thể hiện. Giới lãnh đạo khôn ngoan của Ukraine sau đó sẽ chọn một chính sách hòa giải giữa các vùng khác nhau trong nước họ. Trên bình diện quốc tế, họ nên theo đuổi một thế trận tương đương với Phần Lan. Quốc gia đó không để ai còn nghi ngờ gì về nền độc lập quyết liệt và sự hợp tác với phương Tây của họ trong hầu hết các lĩnh vực nhưng cẩn thận tránh sự thù địch thể chế đối với Nga. 

4. Việc Nga sáp nhập Crimea là không thích hợp với các quy tắc của trật tự thế giới hiện có. Nhưng có thể đặt mối quan hệ của Crimea với Ukraine trên cơ sở bớt căng thẳng hơn. Để đạt được mục tiêu đó, Nga sẽ công nhận chủ quyền của Ukraine đối với Crimea. Ukraine cần củng cố quyền tự trị của Crimea trong các cuộc bầu cử được tổ chức với sự có mặt của các quan sát viên quốc tế. Tiến trình này sẽ bao gồm việc loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào về tình trạng của Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol.

Công luận về Ukraine tất cả đều nói chuyện đối đầu. Nhưng liệu chúng ta có biết mình đang đi đâu không? Trong đời mình, tôi đã chứng kiến bốn cuộc chiến bắt đầu với sự nhiệt tình và ủng hộ của công chúng, trong cả bốn chúng ta không biết phải kết thúc như thế nào và chúng ta đã đơn phương rút lui trong 3 cuộc chiến. Bài kiểm tra về chính sách là nó kết thúc như thế nào, chứ không phải nó bắt đầu như thế nào.

Nga-Ukraine: Lịch sử có nương nhẹ ‘chiến binh ngoại’ trong các xung đột xa xôi?

Chiến tranh Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Việc tuyển mộ lính đánh thuê đã được xúc tiến ở cả hai phía Ukraine và Nga.

Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi thành lập các lữ đoàn tình nguyện quốc tế nhằm tiếp sức cho quân đội Ukraine đang bị quân đội Liên bang Nga quây đánh.

Sự thật, sự hiện diện của các tình nguyện viên quốc tế tại Ukraine đã có từ trước lời kêu gọi của Zelensky. 

Tổng thống Ukraine mong muốn nhận được sự ủng hộ toàn diện của phương Tây từ việc núp dưới cái ô quân sự của Nato, đến việc muốn lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine, tiếp nhận tên lửa chống tăng, hỏa tiễn địa đối không, đạn dược và giải pháp cuối cùng là quân lính nước ngoài.

 Putins Pannen-Show 

Es kommt nicht oft vor, dass die russische Führung die Massen in das Moskauer Luschniki-Stadion lädt. Dorthin, wo auch Schlüsselspiele der Fußball-Weltmeisterschaft 2018 stattfanden, werden Russen mit Fahnen in der Hand gebracht, wenn es gilt, vor Staatsfernsehpublikum Begeisterung für Präsident Wladimir Putin zu inszenieren. So war es etwa vor der Präsidentenwahl 2018, die auf den vierten Jahrestag der Annexion der ukrainischen Krim gelegt worden war; so ist es auch an diesem Freitag, zum achten Jahrestag des Anschlusses, als Zehntausende ein „Demonstrations-Konzert“ im Stadion besuchen. Es wird allerdings eine Show, die vor allem Fragen aufwirft.

Schon lange vor Beginn schwenken die Leute im Stadion ihre Trikoloren hin und her, wenn die Kameras auf sie gerichtet sind. Gezeigt werden junge Männer, die ihre Unterstützung für „unsere Soldaten“ und Putins „militärische Spezialoperation“ bekunden, wie der Krieg gegen die Ukraine genannt wird. In Berichten des Senders „Rossija 1“, die angeblich von der russisch-ukrainischen Grenze stammen, wird erzählt, die Ukrainer beschössen Charkiw, die seit drei Wochen von den russischen Streitkräften belagerte, zweitgrößte ukrainische Stadt, selbst.

Trong đầu Putin là tư tưởng gì? Các nhà bình luận Âu Mỹ thử tìm hiểu

Thế giới đang cố gắng đoán ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc Nga xâm lược Ukraine. 

Nhưng thế giới quan của Putin và tầm nhìn địa chính trị làm nền tảng cho chính sách của ông trong những năm gần đây, bao gồm cả chiến dịch Ukraine, là gì?

Đây là câu hỏi mà chắc chắn mỗi nhà quan sát có thể đưa ra nhận định tương đồng hay khác hẳn nhau.

Viết trên Foreign Policy ngày 13/3, tác giả Paul Berman cho rằng Tổng thống Vladimir Putin không thể nào hơn Khrushchev và Brezhnev để đạt được thành công cuối cùng, đó là việc tạo ra một nhà nước Nga đủ vững chắc và kiên cường để tránh bất kỳ sự sụp đổ nào nữa. 

“Ông ta lo lắng về điều này. Rõ ràng là ông ta hoảng sợ. Và những lo lắng đã đưa ông ta đến cùng một quan điểm cơ bản mà lần lượt những người tiền nhiệm đã từng mắc phải trong quá khứ.”

“Đây là nỗi lo sợ rằng các nguyên tắc ấm áp của triết học tự do và hành xử cộng hòa từ phương Tây, đang trôi về phía đông, sẽ va chạm với những đám mây băng giá của mùa đông Nga, và những cơn bão dữ dội sẽ bùng phát, và không có gì sẽ tồn tại. Nói tóm lại, họ tin rằng mối nguy hiểm đối với nhà nước Nga là từ bên ngoài và ý thức hệ, thay vì bên trong và mang tính cấu trúc.”

‘Nhìn ngược, không nhìn tới’

Vậy Putin đi theo triết học gì, tác giả Paul Berman nhận định:

“Ông ta hầu như không rút ra được gì từ chủ nghĩa cộng sản, ngoại trừ sự căm ghét chủ nghĩa Quốc xã còn sót lại từ Thế chiến thứ hai. Ông cũng nhấn mạnh rất nhiều vào việc chống chủ nghĩa Quốc xã, và sự nhấn mạnh của ông giải thích phần lớn cho sự ủng hộ mà ông đã khơi dậy trong những người đồng hương Nga. Nhưng mặt khác, chủ nghĩa chống Quốc xã không phải là thế mạnh của học thuyết của ông. Vai trò của những người theo chủ nghĩa tân phát xít ở Ukraine trong những năm gần đây là rất rõ ràng, dù chỉ qua hình thức vẽ bậy và biểu tình không thường xuyên trên đường phố. Nhưng nó chưa phải là vai chính, thậm chí cũng chưa là vai phụ. Nó rất nhỏ, điều đó có nghĩa là việc Putin nhấn mạnh vào chủ nghĩa tân Quốc xã ở Ukraine, vốn có ích cho sự nổi tiếng của ông ở Nga, cũng tạo ra một sự méo mó lớn trong suy nghĩ của ông.”

Joe Biden nói chuyện với Tập Cận Bình

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ hối thúc Trung Quốc không cung cấp thiết bị quân sự cho Nga cho cuộc chiến ở Ukraine, khi ông nói chuyện với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối ngày hôm nay.

Mỹ đã chỉ trích Bắc Kinh vì không lên án cuộc xâm lược.

Hôm 17/3, ông Biden đã gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “một tên côn đồ” và “một kẻ độc tài giết người” đang tiến hành một “cuộc chiến tranh phi luân lý” chống lại người dân Ukraine, trong một bài phát biểu.

Những nhận xét đó được đưa ra sau khi Biden gán cho Putin là “tội phạm chiến tranh” vào thứ Tư, báo hiệu một sự leo thang đáng kể trong luận điệu.

Đáp lại, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng bình luận của ông Biden là “hoàn toàn không thể chấp nhận được và không thể bào chữa được”.

71% dân TQ mến Ukraine còn ở VN vẫn có không ít người ‘cuồng Putin’?

Nga tích cực ủng hộ TQ tại kỳ Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh vừa qua trong khi nhiều nước Phương Tây tẩy chay sự kiện này

Theo trang South China Morning Post (17/03), một điều tra dư luận ở Trung Quốc, Singapore, và Úc cho thấy 71% người Trung Quốc có cảm tình với Ukraine nhưng chỉ có 10% lên án Nga.

Điều tra của Blackbox Research, Singapore cho thấy rất ít người ở ba nước nói trên “giữ quan điểm tích cực về Moscow và Vladimir Putin”.

Tuy các nước châu Á không gặp phải nỗi lo an ninh năng lượng như châu Âu, nhưng cuộc chiến cũng ảnh hưởng tới họ, như du lịch từ Nga, lương thực từ Ukraine và Nga.

Đặc biệt, theo BlackBox Research cuộc chiến của Nga tại Ukraine khiến người dân Singapore lo ngại hơn về an ninh mạng, về chủ quyền, nhân quyền. 

Xung đột mới nhất này ở châu Âu cũng làm bùng lên thảo luận về “tính quốc gia”, và “khủng bố qua mạng” (cyberterrorism) ở Singapore.

Dù Trung Quốc từ chối việc lên án Nga xâm lăng Ukraine, mạng xã hội tiếng Trung có nhiều ý kiến khác nhau.

Bà Kim Tinh (Jin Xing), người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, đã dùng mạng Weibo để phản đối cuộc chiến của Putin nhưng ngay sau đó tài khoản có 13 triệu người theo của bà bị chặn.

Nhà báo Ngô Ngọc Văn (Wu Yuwen) từ London viết trên trang iNews tiếng Anh (08/03) rằng “nhiều cặp bạn bè Trung Quốc đâm ra ghét nhau vì Putin”.

“Người ủng hộ Putin thì buộc tội Ukraine gần gũi với Phương Tây quá mức, khiến Nga nổi giận. Người chỉ trích ông Putin thì gọi ông ta là Hitler mới, là tội phạm chiến tranh…” 

Vũ khí Hoa Kỳ viện trợ đủ giúp Ukraine 

Các mảnh vỡ cháy rụi của một xe tăng Nga nằm trong bụi đất, trong khi trong một bức ảnh kèm theo bên cạnh nó là một binh lính Ukraine mang theo vũ khí được cho là đã phá hủy chiếc xe tăng.

Những hình ảnh do Lực lượng vũ trang Ukraine đăng trên Twitter được gắn với chú thích chiến thắng, tuyên bố rằng đây là kết quả của “những cú đánh từ Javelin vào thiết bị quân sự của [Nga]”.

Javelin, một loại vũ khí chống tăng vác vai bắn tên lửa tầm nhiệt tới các mục tiêu cách xa tới 4km (2,5 dặm), có thể được điều khiển bằng một thiết bị di động trông không khác mấy so với máy chơi trò chơi điện tử – nhưng có thể xuyên phá bê tông, lô cốt và bắn nát tháp pháo của xe tăng.

Chính sự xuất hiện của các loại vũ khí do Mỹ sản xuất “gây hoang mang” trong quân đội Nga, quân đội Ukraine tuyên bố – và họ sắp có thêm 2.000 vũ khí nữa.

Tên lửa Javenlin có trong số những thứ Hoa Kỳ đã hứa sẽ gửi cho Ukraine trong gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD mà Tổng thống Joe Biden công bố hôm thứ Tư (16/03).

Các loại vũ khí khác gồm máy bay không người lái mà có thể biến thành những quả bom bay và vũ khí phòng không có thể bắn trực thăng.

Nhưng liệu những chuyến hàng này có giúp Ukraine vượt qua lực lượng xâm lược đông hơn – và được trang bị tốt hơn – của Nga?

Không quá khó: học giả người Anh đề nghị cách giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông

Làm cách nào để giải quyết những tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông mà suốt mấy thập niên qua gây rối rắm cho các nhà ngoại giao và tạo nên những nỗi sợ về xung đột giữa các siêu cường?

Vấn đề theo học giả người Anh Bill Hayton thì thực sự khá là đơn giản. Hãy cứ công nhận rằng nước đang chiếm cứ thực thể nào thì có tuyên bố tốt nhất về chủ quyền đối với thực thể đó.

Ông Hayton, chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Chương trình Châu Á- Thái Bình Dương của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng Gia Anh, chia sẻ quan điểm của ông trong một bình luận gần đây trên ấn phẩm ‘Perspective (Góc nhìn)’ của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Yusof Ishak ở Singapore.

Ông lập luận rằng những nhà nghiên cứu hiện nay “biết đủ về lịch sử của Biển Đông để có thể giải quyết những tranh chấp chủ quyền đối với những đá và bãi khác nhau tại đó.”

Những dữ liệu cơ bản về tranh chấp Biển Đông được nhiều người biết rõ. Sáu nước gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều có những tuyên bố tranh chấp lãnh hải. Trung Quốc có tuyên bố rộng lớn nhất, lên đến 90% vùng biển này và được đánh dấu bởi đường gọi là chín đoạn. Trung Quốc nói họ có quyền lịch sử đối với vùng biển đó- đây là một quan điểm bị một tòa án quốc tế bác bỏ hồi năm 2016; nhưng Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết đó. Lập trường của Trung Quốc cũng khiến nước này bất đồng với các cường quốc Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Tranh chấp không chỉ về những tuyên bố chủ quyền đối với những đảo nhỏ và bãi nằm rải rác khắp Biển Đông, mà còn là tuyên bố về quyền tài phán đối với vùng biển đi với những thực thể đó.

Do đó, một quốc gia thứ bảy là Indonesia cũng bị cuốn vào. Mặc dù Indonesia không tự xem là một trong những bên của tranh chấp, thế nhưng Trung Quốc tuyên bố quyền lịch sử đối với những phẩn biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Ông Hayton nói rằng trong sáu bên có tranh chấp chính thức, tất cả đều tuyên bố ít nhất một đảo nhỏ, và “một số đảo nhỏ được ít nhất năm nước tuyên bố có chủ quyền”. Những tuyên bố tranh chấp luôn được nghĩ là “quá phức tạp không thể giải quyết.”

Cũng theo lời ông Hayton “Người ta suy nghĩ rằng có quá nhiều đá và bãi, quá nhiều bên tuyên bố chủ quyền, quá nhiều lịch sử nên việc cố gắng hiểu và gỡ rối tất cả những tuyên bố chồng lấn là điều không thể.”

Nhưng học giả Bill Hayton lại cho rằng theo suy nghĩ của ông thì điều đó không đúng. Vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông chỉ mới khởi sự từ hồi đầu thế kỷ thứ 20 do đó đừng cứ phải nhìn vào hằng ngàn năm lịch sử.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bị ‘vạ miệng’?

 (VNTB) –  Bà Lê Thị Thu Hằng bị vạ miệng vì đã nói rằng bà Phạm Thị Đoan Trang vi phạm pháp luật Việt Nam.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 17-3, trả lời câu hỏi cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ can đảm quốc tế cho bà Phạm Thị Đoan Trang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân, trong đó có quyền của phụ nữ.

Bà Hằng nhấn mạnh các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền con người trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho bà Phạm Thị Đoan Trang, một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam đã được đưa ra xét xử và đang chịu án phạt tù, là hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho phát triển quan hệ hai nước”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Tối 14-12-2021, sau một ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger, từng làm việc cho nhiều tờ báo) 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999.

Ai có thể loại bỏ Putin?

Trước quyết định xâm lược Ukraine, Putin đã tin rằng, ông ta hiện có đủ sức mạnh và nguồn lực để mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng địa chính trị lên các nước láng giềng một thời đã từng là một phần của Liên bang Xô viết trước đây. 

Hơn hai mươi năm trước, một cuộc chiến tàn khốc đã đưa Vladimir Putin lên nắm quyền. Kể từ đó, chiến tranh vẫn là một trong những công cụ chính để giải quyết mọi vấn đề của Putin trong suốt triều đại của mình. Vladimir Putin tồn tại nhờ chiến tranh, đã phát triển mạnh mẽ nhờ chiến tranh. Bây giờ chúng ta hãy hy vọng rằng một cuộc chiến tranh cuối cùng sẽ hạ gục được Putin.

Vào tháng 8 năm 1999, một Vladimir Putin khi đó chưa được nhiều người biết đến đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng khi người tiền nhiệm của ông từ chối dung túng cho một cuộc tái xâm lược hoàn toàn Chechnya. Tuy nhiên, Putin lại sẵn sàng làm như vậy, và để đáp lại sự ủng hộ vô điều kiện của họ, Putin đã trao cho quân đội sự tự do và quyền lực lớn hơn, cho phép họ trả thù cho thất bại nhục nhã năm 1996 trong máu và lửa. 

Vào đêm ngày 31.12.1999, một Boris Yeltsin già nua và tàn tạ chấp nhận bước xuống, rời khỏi chính trường, trao chức vụ Tổng thống lạI cho Putin. Vào tháng 3 năm 2000, sau khi nổi tiếng với lời hứa sẽ đưa nước Nga trở lại vũ đài chính trị thế giới với một sức mạnh mới, Putin đắc cử Tổng thống và ngoại trừ bốn năm tạm nghĩ xã hơi để làm Thủ tướng (2008-2012), nhưng tực tế là Putin đã cai trị nước Nga kể từ đầu năm 2000. 

Vladimir Putin là một Trung tá của KGB, nhưng trong vai trò là nhà lãnh đạo sắt thép của Nga, với hơn 22 năm cầm quyền, Putin đã phát triển vượt bậc về tầm vóc và kinh nghiệm, Putin sớm tỏ ra xuất sắc trong công việc tấn công vào nền dân chủ thế giới, đặc biệt là thành công trong việc khai thác điểm yếu và chia rẽ các quốc gia phương Tây. 

If Russia starts World War 3, will Vietnam side with the USA or Russia?

Answer: Russia itself could not start the World War III if NATO did not declare war against Russia. The Ukrainian-Russian conflict should be resolved through peaceful means and all parties should restrain its actions.

Vietnam will firmly remain neutral policy and will not choose neither the US or Russia. Even if a new cold war between Russia and NATO happen, Vietnam would not choose side too. However, if Vietnam had to, some netizens said that Vietnam would wait Italia’s decision first.

From my point of view, India may contribute the great balance between the NATO and the possile Chinese-Russian alliance and would be the key factor helped Vietnam out of this war.

Xung đột Ukraine: Putin đưa yêu cầu trong điện đàm với đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ

Chiều thứ Năm, Tổng thống Putin đã gọi điện cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan, và cho biết yêu cầu của Nga với Ukraine về một thỏa thuận hòa bình.

30 phút sau khi kết thúc cuộc điện đàm, tôi đã phỏng vấn Ibrahim Kalin, cố vấn hàng đầu và phát ngôn viên của ông Erdogan. Một nhóm ít quan chức trong đó có ông Kalin đã được nghe cuộc điện đàm này.

Yêu cầu của Nga được chia thành hai hạng mục.

Theo ông Kalin, bốn yêu cầu đầu tiên không quá khó để Ukraine đáp ứng.

Quan trọng nhất là Ukraine cần chấp nhận trung lập và không gia nhập NATO. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chấp nhận điều này.

Những yêu cầu khác trong danh mục này hầu hết dường như là để giữ thể diện cho Nga.

Trung Quốc phong tỏa: Nền kinh tế trả giá vì chiến lược không Covid

Chiến tranh. Lạm phát. Và bây giờ Trung Quốc “đã được thấy trước” phong tỏa vì Covid. Đó thực sự là một cơn bão với chuỗi cung ứng toàn cầu, cách hàng hóa và nguyên liệu từ các quốc gia khác đến được với bạn và tôi. 

Khoảng một phần ba năng lực sản xuất của thế giới đặt tại Trung Quốc, nên khi sự gián đoạn diễn ra ở đây là một vấn đề nghiêm trọng.

Nếu bạn đặt mua qua mạng thứ gì đó, rất có thể nó được sản xuất tại Thâm Quyến, thành phố 17,5 triệu dân nằm ở phía đông nam, nơi có khoảng một nửa số nhà xuất khẩu bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc đặt trụ sở.

Khi Thâm Quyến bị phong tỏa 6 ngày từ 13/03 do số ca nhiễm Covid tăng tột biến đã gây ra một sự chấn động đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nhiều tỉnh và các thành phố lớn khác như Thượng Hải, Cát Lâm và Quảng Châu cũng bị đóng cửa sau đó. 

Các nhà máy tạm ngưng sản xuất, các thành phố lớn biến thành những thị trấn ma. 

Joseph Stalin: Tại sao nhiều người Nga vẫn thích nhà độc tài thời Liên Xô?

Hôm 09/03/2022, sử gia Anh Simon Sebag-Montefiore có bài trên trang New Statesman, viết về chuyện TT Nga Vladimir Putin muốn làm theo Joseph Stalin khi đánh Ukraine tháng trước.

“Nhà lãnh đạo Nga vun đắp nạn sùng bái cá nhân, nỗi sợ và sự kiểm soát từ thời Stalin. Xâm lăng Ukraine, ông ta đặt cược rất lớn vào mục tiêu muốn có chỗ đứng trong lịch sử.”

Trước đó BBC đăng bài hồi năm 2019 về hiện tượng sùng bái Stalin ở nước Nga:

Nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin đã từng khủng bố người dân của mình, nhưng lần đầu tiên một cuộc khảo sát cho thấy hầu hết người Nga nhìn nhận tích cực về ông.

Trung tâm Levada rất có uy tín đã tiến hành thăm dò người dân Nga từ 18 tuổi trở lên tại 137 thị trấn và thành phố vào hồi tháng Ba. Kết quả là 51% tôn trọng, thích hoặc ngưỡng mộ Stalin.

Thời thập niên 1930, chế độ cộng sản của Stalin áp dụng chính sách khủng bố trên toàn Liên bang Xô Viết. Hàng triệu người bị đưa đi các trại cải tạo, hoặc bị xử bắn.

Truyền thông VN ‘đổi hướng’, mạng XH sôi nổi bàn về chiến sự Ukraine

Dù chậm nhưng truyền thông do Nhà nước kiểm soát ở Việt Nam đã thay đổi cách bình luận, đưa tin về cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Hôm 16/03/2022 trang Viet Times sau khi phỏng vấn Đại tá Lê Thế Mẫu, một người được phong là nhà bình luận ‘chiến lược’, ca ngợi cuộc chiến của TT Putin “nhằm phi phát-xít hóa” nước láng giềng, đã phỏng vấn cựu Cục trưởng Thông tin Đối ngoại, Bộ TT&TT, ông Lê Nghiêm.

Ông Lê Nghiêm nêu quan điểm khác với ông Lê Thế Mẫu, và nói rành rọt:

“Cuộc chiến ở Ukraine được gọi bằng những cái tên khác nhau như xung đột vũ trang, chiến dịch quân sự đặc biệt, chiến tranh… Theo các chuyên gia luật pháp quốc tế, dựa trên định nghĩa của Liên hợp quốc và Luật Quốc phòng Việt Nam, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược…”

Chuyển biến này về quan điểm trên báo chí ở Việt Nam liên quan đến chiến tranh tại Ukraine ngay lập tức đã được cộng đồng mạng xã hội Việt Nam ghi nhận, chia sẻ, tuy có ý kiến chê rằng “quay xe nhanh”. 

TP.HCM: Cung thỉnh lư hương về tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo

TTO – Khuya 16 rạng sáng 17-3, việc cung thỉnh lư hương về an vị dưới tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại công viên Mê Linh đã hoàn tất, chuẩn bị cho lễ khánh thành ‘Dự án chỉnh trang công viên Mê Linh và công viên bến Bạch Đằng’.

Việc chỉnh trang công viên Mê Linh, bến Bạch Đằng, an vị lư hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo… đã khoác lên cảnh quan tươi tắn cho khu vực trung tâm của thành phố và hợp ý nguyện người dân TP.HCM.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Kim Toản – giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư dự án buýt đường sông, đơn vị đồng hành cùng TP trong việc cải tạo Công trường Mê Linh và một phần bến Bạch Đằng) – cho biết công trình này là một phần ký ức của người dân và mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của TP.

“Chúng tôi tỉ mỉ trong từng hạng mục, từ bồn hoa, bờ hồ, hệ thống đèn chiếu sáng, đá lót nền, công tác tu bổ tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Tôi mong muốn sau khi cải tạo, trùng tu, công trình có thể tồn tại lâu dài, bền vững với thời gian”, ông Toản chia sẻ.

Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường.

Những hành động vi phạm pháp luật khác thường này đã phải đối mặt với những biện pháp thực thi pháp luật đặc biệt không kém. Phản ứng được thảo luận rộng rãi nhất đối với cuộc chiến bất hợp pháp trắng trợn này là một loạt các biện pháp trừng phạt có phối hợp, chưa từng có tiền lệ, đến từ Mỹ, Châu Âu, và phần lớn các nước còn lại trên thế giới. Các lệnh trừng phạt đó đã được áp dụng, cụ thể và trực tiếp, nhằm đáp trả việc Nga vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Do đó, chúng gửi đi một thông điệp rõ ràng: cuộc xâm lược Ukraine là một mối đe dọa không chỉ đối với Ukraine, mà còn đối với trật tự luật pháp quốc tế. Bằng cách gia nhập nhóm thực thi trừng phạt, các quốc gia trên khắp thế giới đang làm rõ rằng họ cũng phản đối cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga và sự vi phạm luật pháp quốc tế mà nó đại diện.

Tác động của lính tình nguyện nước ngoài trong cuộc chiến Ukraine là gì?

 “Nó giống như một người lính cứu hỏa nghe thấy tiếng chuông báo cháy. Tôi phải lên đường.” Đó là cách một người Canada giải thích sự thôi thúc khiến anh muốn cầm vũ khí chống lại các lực lượng Nga xâm lược ở Ukraine. Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, cho biết vào ngày 3 tháng 3 rằng 16.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tình nguyện tham gia Binh đoàn Quốc tế, một nhánh quân đội mà ông mới công bố thành lập. Con số đó bao gồm nhiều người từ các nước láng giềng hậu cộng sản của Ukraine, cũng như 3.000 người Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, nói rằng các tình nguyện viên đến từ 52 quốc gia đã đăng ký tham gia. Bất chấp sự miễn cưỡng của các chính phủ phương Tây trong việc tham gia chiến sự, có vẻ như công dân của họ sẽ sẵn sàng làm như vậy. Nhưng vai trò của họ lớn đến mức nào, và họ có thể ảnh hưởng ra sao đến cuộc chiến?

Việc tuyển quân từ người nước ngoài từ lâu đã trở nên phổ biến vì lý do đơn giản là quân đội luôn cần có thêm quân. Theo nghiên cứu của Elizabeth Grasmeder được công bố trên tạp chí International Security (An ninh Quốc tế), từ năm 1815 đến năm 2020, có khoảng 91 quốc gia có binh sĩ nước ngoài đứng trong hàng ngũ quân đội của họ. Quân đội Pháp vẫn còn khoảng 9.000 người trong Binh đoàn Lê dương, một bộ phận có tuổi đời gần 200 năm của quân đội nước này. Một số người có thể đặt câu hỏi về lòng trung thành và động lực của các chiến binh nước ngoài. Nhưng sự sẵn sàng tham chiến và hi sinh của họ là điều rất đáng ngưỡng mộ. George Orwell, một nhà văn người Anh đã dành những năm tuổi ba mươi của mình để tham gia chống lại lực lượng phát xít trên tiền tuyến của cuộc nội chiến Tây Ban Nha, sau đó đã mô tả về trải nghiệm “cảm giác ác hại, một cảm giác rất khó để loại bỏ, rằng sau cùng chiến tranh thật vinh quang”.

3 lý do bạn nên đọc cuốn sách về Biển Đông của Bill Hayton

Phải hiểu thì mới yêu được.

Mỗi lần đến dịp kỷ niệm sự kiện nào đó liên quan đến Biển Đông, những lỗ hổng trong kiến thức của cộng đồng về vấn đề này lại hiện ra mồn một. Cuộc thảm sát Gạc Ma (14/3/1988) là một ví dụ. [1] Chuyện không chỉ là nhà nước kiểm duyệt; chuyện còn là Biển Đông xưa nay không phải chủ đề thu hút nhiều người quan tâm.

Sách về Biển Đông thì không thiếu, nhưng một cuốn sách có thể cung cấp cho bạn những dữ kiện đáng tin cậy hơn là tinh thần dân tộc đơn thuần thì lại không nhiều. Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu cuốn sách “The South China Sea: The Struggle for Power in Asia” (Biển Đông: Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á) xuất bản năm 2014 của tác giả Bill Hayton.

Dưới đây là ba lý do vì sao bạn nên dành thời gian để đọc cuốn sách dày hơn 300 trang này.

1. Tư liệu hết sức dày dặn

Cuốn sách chứa đựng một lượng tài liệu học thuật lớn và đa dạng, từ sử học, địa lý, địa chất, hàng hải, nhân chủng học, động vật học, luật quốc tế, chính trị học cho đến địa chiến lược, trải dài từ thời cổ đại cho đến năm 2010. Độc giả khi đọc cuốn sách sẽ tìm thấy nhiều thông tin và tư liệu có giá trị cao về Biển Đông.

Những lời tường thuật của Bill Hayton chắc chắn mâu thuẫn với quan điểm của những nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông – những quốc gia luôn tìm cách biện minh cho chủ quyền và quyền lợi của mình trên vùng biển này.

Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin

Một cái nhìn kỹ lưỡng hơn vào lịch sử Ukraine, vùng đất mà các cường quốc thường xuyên đụng độ, sẽ tiết lộ tham vọng khôi phục Đế chế Nga của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong thời kỳ đế chế cho đến giai đoạn đầu thế kỷ 20, người Nga, người Ukraine, và người Belarus không được phân biệt rõ ràng. Kyiv, thủ đô của Ukraine, vẫn được coi là cội nguồn của nền văn hóa Nga, kết hợp ba dân tộc kể từ thời Đại Công quốc Kyivan Rus trung cổ. Nhiều người Nga ngày nay xem Ukraine là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga.

Putin nhiều khả năng nghĩ rằng cuộc xâm lược Ukraine không phải là cuộc tấn công vào một quốc gia có chủ quyền, mà là cuộc can thiệp vào một khu vực vốn dĩ thuộc quyền sở hữu của Nga. Do đó, thế giới nên tìm hiểu cách Putin diễn giải lịch sử và những hành động sau đó của ông ta, bất chấp sự lên án gần như ở khắp mọi nơi. Nếu bỏ qua việc này, chúng ta có thể đánh giá sai ý định thực sự của ông ta, cũng như khả năng chống lại sự xâm lấn của Nga.

Cô gái dũng cảm nhất nước Nga: Biên tập viên kênh truyền hình nhà nước đưa lên sóng trực tiếp tấm biển: “Hãy ngừng chiến tranh! Đừng tin lời tuyên truyền! Ở đây họ đang nói dối bạn!”

+ Một phụ nữ Nga chạy bản tin truyền hình nhà nước trực tiếp với tấm biển phản đối chiến tranh Ukraine

+ Marina Ovsyannikova là biên tập viên của kênh truyền hình Nga Pervyi Kanal

+ Người biên tập dũng cảm cầm một tấm biển có nội dung: Hãy ngừng chiến tranh! Đừng tin lời tuyên truyền! ‘

+ Cô đã bị cảnh sát bắt giữ sau hành động của mình tại trường quay ở Ostankino, Moscow

Một phụ nữ Nga dũng cảm chạy bản tin truyền hình nhà nước trực tiếp với tấm biển phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Moscow.

Marina Ovsyannikova, một biên tập viên của kênh truyền hình Nga Pervyi Kanal (Channel One – Kênh Một), giơ một tấm biển trên chương trình tin tức buổi tối quan trọng nhất của đài truyền hình này, với nội dung:

Hãy ngừng chiến tranh! Đừng tin lời tuyên truyền! Ở đây họ đang nói dối bạn!”

Channel One là đài đầu tiên phát sóng ở Liên bang Nga sau khi Liên Xô sụp đổ và có hơn 250 triệu người xem trên khắp thế giới.

Người đưa tin tiếp tục phát biểu trước khi các nhà sản xuất nhanh chóng cắt đoạn tin tức để ngăn cô Ovsyannikova tiết lộ sự thật về cuộc chiến của Putin.

Kênh Pervyi Kanal cho biết họ đang điều tra về việc gián đoạn lịch trình bình thường của họ tại các studio của mình ở Trung tâm Kỹ thuật Ostankino, gần Moscow.

Cô Ovsyannikova đã bị cảnh sát của Bộ Nội vụ Nga bắt giữ.

Hãng thông tấn TASS đưa tin, lý do của việc bắt giữ được đưa ra là vì “những hành động công khai nhằm làm mất uy tín việc sử dụng Các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga nhằm bảo vệ lợi ích của Liên bang Nga và công dân, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Cô Ovsyannikova có cha là người Ukraine và tuyên bố, trước khi có những hành động của mình hôm nay, rằng cô rất xấu hổ vì đã bán rao những lời nói dối của Điện Kremlin.

Cô nói: “Những gì đang xảy ra ở Ukraine là một tội ác và Nga là kẻ xâm lược.

Trách nhiệm cho sự gây hấn này thuộc về một người đàn ông: Vladimir Putin.

Cha tôi là người Ukraine, mẹ tôi là người Nga và họ chưa bao giờ là kẻ thù của nhau.

Thật không may, trong vài năm qua, tôi đã làm việc cho Kênh Một.

Tôi đang tuyên truyền cho Điện Kremlin và tôi rất xấu hổ về điều đó – vì tôi đã để mọi người nói dối trước màn hình TV và cho phép người dân Nga hoang mang.

Chúng tôi đã không nói bất cứ điều gì vào năm 2014 khi nó chỉ mới bắt đầu.

Chúng tôi đã không phản đối khi Điện Kremlin đầu độc Navalny.

Chúng tôi chỉ im lặng theo dõi chế độ vô nhân đạo này.

Bây giờ cả thế giới đã quay lưng lại với chúng tôi, và mười thế hệ con cháu của chúng tôi cũng sẽ không rũ sạch được cuộc chiến huynh đệ tương tàn này.”

Cô cũng tuyên bố: “Họ không thể tống tất cả chúng tôi vào tù.”

Sau vụ việc, tờ Novaya Gazeta của Nga, có tổng biên tập là người đoạt giải Nobel, Dmitry Muratov, đã đăng một bức ảnh chụp màn hình khoảnh khắc cô Ovsyannikova lên sóng, nhưng làm mờ thông điệp phản chiến của cô, có thể vì sợ bị trả thù.

Selenskyj bittet USA um Flugzeuge: „Denken Sie an Pearl Harbor“

Der Präsident der Ukraine erinnert die Amerikaner an frühere Angriffe auf die USA, schlägt einen Bogen zu Pearl Harbor und zum 11. September. Wenn eine Flugverbotszone zu viel verlangt sei, brauche sein Land Flugzeuge und Abwehrsysteme.Der ukrainische Präsident Wolodymyr Selenskyj hat die Amerikaner bei seinem Hilfsappell vor dem Kongress an ihren eigenen Kampf gegen Angreifer erinnert. „Erinnern Sie sich an Pearl Harbor”, sagte er mit Blick auf den japanischen Angriff auf den amerikanischen Marinestützpunkt im Jahr 1941. „Erinnern Sie sich an den 11. September”, fügte er mit Blick auf die Terroranschläge von New York und Washington hinzu. „Wir brauchen Sie jetzt.“ Wenn die Forderung nach einer Flugverbotszone zu viel verlangt sei, dann brauche die Ukraine Flugzeuge und Flugabwehrsysteme.

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin: Tưởng nhớ Gạc Ma, Hoàng Sa – hãy truy phong các liệt sĩ, dựng tượng đài, thực hiện đầy đủ chính sách, chấm dứt phân biệt đối xử

Ngày mai, 14 – 3 – 2022, là kỷ niệm 34 năm 64 sĩ quan và chiến sỹ anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh chống lại quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta ( 14 – 3 – 1988 ).

Hơn 14 năm trước đó, ngày 19 – 1 – 1974, 75 sĩ quan và binh sỹ của Hải quân Việt Nam Cộng hòa cũng đã hy sinh tại cuộc hải chiến Hoàng Sa chống lại cũng quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm nốt phần phía Đông quần đảo này của nước ta, mà họ đã đánh chiếm một phần năm 1956.

Đến nay, như đã biết, “Tượng đài kỷ niệm các Liệt sỹ Gạc Ma” đã được xây dựng và hoàn thành ở Cam Ranh.

Còn, thật buồn là “ Khu tưởng niệm Nghĩa sỹ Hoàng Sa ”, đã được thi tuyển thiết kế quốc tế công phu, được trang trọng đặt viên gạch khởi công đúng ngày kỷ niệm 42 năm cuộc hải chiến, 19 – 1 – 2016, trên một khu rộng 2ha ở đảo Lý Sơn, và đã huy động được trên 130 tỷ đồng đóng góp, thì 4 tháng sau, tác giả, linh hồn của công trình nghỉ hưu, thì công trình bị bỏ dở cho đến nay (**). Đây là hai Công trình hoàn toàn của Dân, do Dân, với sự tham gia đóng góp của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, nhiều tổ chức dân sự, doanh nghiệp và cá nhân, thể hiện tâm nguyện và ý chí của nhân dân ta.

Đặc biệt, cả hai Công trình đều gắn với tên tuổi của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng. Ông thực sự là tác giả, đã dám nghĩ, dám làm, dũng cảm vươt qua mọi khó khăn, cản trở về mọi mặt, thai nghén, đề xuất chủ trương rồi chủ trì kiên nhẫn động viên, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện …, nêu một tấm gương sáng, một bài học quý giá! Thật đáng ngưỡng mộ và tri ân ông!

Giờ đây, khi mà nhà cầm quyền độc tài ở Nga đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược trắng trợn chống lại nước láng giềng anh em Ukraina…thì Trung Quốc, bất chấp quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với nước ta mà họ gọi là 16 chữ vàng và 4 tốt, bất chấp luật pháp quốc tế và thực tế lịch sử, bất chấp các thỏa thuận bằng cả văn bản giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, càng ra sức diễu võ, dương oai, tiếp tục xúc tiến tham vọng độc chiếm Biển Đông mà họ đã liên tục thực hiện như đã biết.

Trước thực tế toàn vẹn chủ quyền biển đảo và an nguy của Tổ quốc như vậy, Đảng, Nhà nước phải đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, thể hiện quan điểm rõ ràng, bản lĩnh cần thiết, nhân kỷ niệm 2 sự kiện lịch sử đã nêu. Cụ thể, tôi thiết tha đề nghị,

Đối với cuộc hải chiến Hoàng Sa, 1 – 1974:

Truy phong Liệt sỹ và khen thưởng xứng đáng các sĩ quan, binh lính, viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đã chiến đấu, hy sinh anh dũng để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong trận hải chiến này. Đó là những người con đích thực của Dân tộc Việt Nam.

Thực hiện đầy đủ chính sách người có công hiện hành đối với họ và thân nhân, cũng như tất cả sĩ quan, binh lính, viên chức khác của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đồng bào miền Nam đã có công tham gia phục vụ cuộc chiến đấu lịch sử này.

Xây dựng Tượng đài xứng đáng về sự kiện lịch sử này tại thành phố Đà Nẵng. Làm việc này còn để khẳng định dứt khoát chủ quyền không thể tranh cãi của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa, rất cần thiết trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.

Xây dựng Tượng đài xứng đáng tưởng niệm các Liệt sỹ Gạc Ma và các người con đã anh dũng hy sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa tại thành phố Nha Trang.

Đồng thời với các việc trên, cần:

 – Xây dựng một Tượng đài xứng đáng, đặt tại Thủ đô Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, để tưởng niệm tất cả đồng bào ta, dù ở bên này hay bên kia, đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh đã diễn ra trên đất nước ta hơn một thế kỷ qua, nói cho cùng, cũng như toàn thể dân tộc ta, đều là nạn nhân của đại họa ngoại bang đến thống trị và xâm lược nước ta và của cuộc xung đột tư tưởng Đông – Tây trực tiếp đã diễn ra trên đất nước ta.

Chấm dứt chính sách phân biệt đối xử, thực hiện chính sách xã hội hiện hành đối với cả các thương, phế binh, viên chức cũ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và thân nhân.

Francis Fukuyama dự báo: Nga nên chuẩn bị cho thất bại ở Ukraine

Tôi viết bài này khi đang ở Skopje, Bắc Macedonia, nơi tôi vừa đến hồi tuần trước, để giảng dạy một trong các khóa học của Học viện Lãnh đạo về Phát triển (Leadership Academy for Development). Việc theo dõi cuộc chiến Ukraine ở nơi này thực ra không khác gì về mặt thông tin, ngoại trừ việc tôi đang ở múi giờ liền kề với chiến trường, và thực tế là có nhiều sự ủng hộ hơn dành cho Putin ở khu vực Balkan, so với các khu vực khác của châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ Serbia, và việc nước này cho phép vận hành trang tin Sputnik của Nga.

Dưới đây tôi mạnh dạn đưa ra một số tiên lượng của cá nhân tôi về cuộc chiến:

Nga đang hướng tới một thất bại hoàn toàn trước Ukraine. Kế hoạch của người Nga đơn giản là không phù hợp, dựa trên một giả định sai lầm, rằng người dân Ukraine sẽ đứng về phía Nga, và quân đội của họ sẽ sụp đổ ngay lập tức sau khi bị xâm lược. Rõ ràng là lính Nga đã mang theo quân phục cho lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Kyiv, chứ không phải mang thêm đạn dược và thức ăn. Putin lúc này đã tập trung phần lớn lực lượng của mình vào chiến dịch Ukraine – và sẽ chẳng còn lực lượng dự trữ lớn nào để ông ta có thể điều đến hỗ trợ chiến trường. Quân đội Nga đang mắc kẹt bên ngoài nhiều thành phố khác nhau của Ukraine, nơi họ phải đối mặt với các vấn đề lớn về tiếp tế hậu cần, và liên tục hứng chịu các đợt tấn công của Ukraine.

  • Thất bại của người Nga có thể đột ngột và thảm khốc, thay vì từ từ, qua một cuộc chiến tiêu hao. Đoàn quân đang chiến đấu rồi sẽ đi đến một thời khắc không còn có thể tiếp viện, mà cũng chẳng thể tháo lui, và tinh thần binh sĩ cứ thế bốc hơi. Điều này ít nhất đúng ở miền bắc Ukraine. Người Nga đang làm tốt hơn ở miền Nam, nhưng họ khó lòng trụ nổi nếu miền Bắc sụp đổ.
  • Không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến là khả dĩ trước khi những điều trên đây xảy ra. Không có thỏa hiệp nào mà cả Nga và Ukraine đều có thể chấp nhận, nếu xét đến những tổn thất của cả hai bên tính đến thời điểm này.
  • Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, một lần nữa, đã chứng minh sự vô dụng của mình. Điều hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng đã giúp xác định danh tính những kẻ xấu và những kẻ thích mập mờ của thế giới.
  • Các quyết định của chính quyền Biden – không tuyên bố vùng cấm bay và không hỗ trợ chuyển giao các máy bay MiG của Ba Lan – đều là những quyết định đúng đắn. Họ đã biết giữ cái đầu lạnh trong tình cảnh nhiều cảm xúc lấn át. Sẽ tốt hơn nhiều nếu để người Ukraine tự mình đánh bại người Nga, tước bỏ lý lẽ của Moscow biện minh cho cuộc chiến rằng NATO tấn công họ, cũng như tránh tất cả các khả năng leo thang chiến tranh rõ ràng. Chỉ riêng các máy bay MiG của Ba Lan sẽ chẳng thể làm gì nhiều để củng cố quân lực của Ukraine. Điều quan trọng hơn là việc đảm bảo nguồn cung liên tục của tên lửa Javelins, Stingers, máy bay không người lái TB-2, vật tư y tế, thiết bị liên lạc, và chia sẻ thông tin tình báo. Tôi tin rằng lực lượng Ukraine đang được hướng dẫn hỗ trợ bởi tình báo NATO hoạt động từ bên ngoài Ukraine.
  • Tất nhiên, cái giá mà người Ukraine đang phải trả là rất lớn. Nhưng thiệt hại lớn nhất đến từ tên lửa và pháo binh, điều mà cả MiG lẫn vùng cấm bay đều không thể ngăn cản được. Điều duy nhất sẽ chấm dứt tàn sát là đánh bại quân đội Nga trên chiến trường.
  • Putin sẽ không sống sót sau thất bại của quân đội mình. Ông ta được ủng hộ bởi vì người ta coi ông là một lãnh đạo mạnh mẽ. Vậy ông có thể mang lại cho họ điều gì khác, một khi đã bộc lộ sự kém cỏi, và bị tước bỏ quyền lực cưỡng chế của mình?
  • Cuộc xâm lược đã gây thiệt hại rất lớn cho những nhà dân túy trên toàn thế giới, những người mà trước khi cuộc tấn công nổ ra đã đồng loạt bày tỏ thiện cảm với Putin. Danh sách này bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và tất nhiên là cả Donald Trump. Khía cạnh chính trị của cuộc chiến đã vạch trần khuynh hướng chuyên chế của họ.
  • Cuộc chiến cho đến thời điểm này là một bài học tốt cho Trung Quốc. Giống như Nga, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân sự công nghệ cao trong suốt thập niên vừa qua, nhưng họ không có kinh nghiệm chiến đấu thực sự. Thành tích tồi tệ của Không quân Nga có thể sẽ được lặp lại bởi chính Không quân Quân Giải phóng Nhân dân, những người cũng không có kinh nghiệm xử lý các chiến dịch không quân phức tạp. Chúng ta có thể hy vọng rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không tự huyễn hoặc về năng lực của mình, như cách người Nga đã làm, khi tính đến một động thái chống lại Đài Loan trong tương lai.
  • Cũng mong rằng Đài Loan sẽ thức tỉnh, nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị để chiến đấu, như những gì người Ukraine đã làm, và khôi phục lại chế độ nghĩa vụ quân sự. Đừng để mình trở thành những kẻ bại trận từ trong trứng nước.
  • Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành mặt hàng bán chạy nhất.
  • Một thất bại của Nga sẽ hiện thực hóa “sự tái sinh của tự do” và đưa chúng ta thoát khỏi nỗi khiếp đảm về tình trạng suy thoái dân chủ toàn cầu. Tinh thần của năm 1989 sẽ sống mãi, và đó là nhờ có rất nhiều người dân Ukraine dũng cảm.

Ökonom Holtemöller: Russische Wirtschaft ist so gut wie am Ende

Die Sanktionen treffen in Russland auf eine schon marode Wirtschaft. Ein Gespräch mit dem Ökonomen Oliver Holtemöller über ein Ölembargo, steigende Preise – und den Rückzug privater Unternehmen aus Russland. 

Herr Holtemöller, Außenministerin Annalena Baerbock sagt, die Wirtschaftssanktionen werden Russland ruinieren. Stimmt das?

Die Sanktionen werden Russland tatsächlich schwer schaden. Die russische Wirtschaft ist mittelfristig so gut wie am Ende. Die Ratingagenturen sehen Russlands Kreditwürdigkeit inzwischen im sogenannten Ramschbereich. Schon vor dem Einmarsch in die Ukraine war die russische Wirtschaft schwach und rückständig

Nach ersten Reaktionen auf Russlands Ukraine-Angriff steht Washington nun vor weitreichenden strategischen Fragen: Hilft China Russland, die Sanktionen zu umgehen? Und was wäre der „empfindliche Preis“, den Moskau für den Einsatz von Chemiewaffen zahlen müsste?

Zweieinhalb Wochen lang ist die amerikanische Reaktion auf den russischen Angriffskrieg gegen die Ukraine einem Drehbuch gefolgt. Es war vor Beginn der von Washington erwarteten Invasion geschrieben worden: ein mit den Verbündeten in groben Zügen abgestimmtes Sanktionsregime, das stufenweise ver Die russischen Truppen kommen in der Ukraine kaum voran. Sie haben zu wenig Transportfahrzeuge. Nur im Süden der Ukraine können sie die Schiene nutzen. Dafür haben sie Panzerzüge aus Zeiten des Kalten Kriegs reaktiviert.

Jeden Tag wird in der Ukraine gekämpft. Nachts fliegen russische Bomber ihre Angriffe, tags fliegen Raketen. Die ukrainischen Streitkräfte schlagen am Boden und mit Drohnen zurück, immer wieder müssen sich die dezimierten Verbände neu formieren. Unsere Karten können diese Dynamik nicht erfassen. Aber sie zeigen etwas anderes: Die russischen Vorstöße kommen über eine bestimmte Linie nicht hinaus. Zum einen liegt das am massiven Widerstand der Ukrainer, zum anderen an großen logistischen Herausforderungen. Die Russen bleiben auf einen Korridor von bis zu 140 Kilometern zu ihrer eigenen und zur belarussischen Grenze begrenzt.

Das wiederum ist kein Zufall, sondern die Folge objektiver Zwänge: 140 Kilometer ist nach westlichen Berechnungen die maximale Reichweite der Russen, um ihre Verbände noch vollständig von eigenen Logistikbasen aus versorgen zu können. Die gestrichelte grüne Linie auf unserer Karte deutet das an. Natürlich sind es in der Realität nicht 140 Kilometer Luftlinie. Die Reichweite ist an Straßen gebunden, und die Versorgungsknotenpunkte befinden sich nicht direkt an der Grenze. Real können es also auch bloß 80 oder 100 Kilometer sein. Obendrein haben die Russen schon Hunderte Fahrzeuge verloren. Wie aber kann es sein, dass ein so mächtiges Heer in seiner Bewegungsfähigkeit so stark eingeschränkt ist?

schärft wurde, und die militärische Stärkung der NATO-Ostflanke. Nun aber ist Präsident Joe Biden so langsam am Ende der Handlungsanweisungen angekommen. Er greift zu anderen Mitteln.

Die russischen Truppen kommen in der Ukraine kaum voran. Sie haben zu wenig Transportfahrzeuge. Nur im Süden der Ukraine können sie die Schiene nutzen. Dafür haben sie Panzerzüge aus Zeiten des Kalten Kriegs reaktiviert.

Jeden Tag wird in der Ukraine gekämpft. Nachts fliegen russische Bomber ihre Angriffe, tags fliegen Raketen. Die ukrainischen Streitkräfte schlagen am Boden und mit Drohnen zurück, immer wieder müssen sich die dezimierten Verbände neu formieren. Unsere Karten können diese Dynamik nicht erfassen. Aber sie zeigen etwas anderes: Die russischen Vorstöße kommen über eine bestimmte Linie nicht hinaus. Zum einen liegt das am massiven Widerstand der Ukrainer, zum anderen an großen logistischen Herausforderungen. Die Russen bleiben auf einen Korridor von bis zu 140 Kilometern zu ihrer eigenen und zur belarussischen Grenze begrenzt.

Das wiederum ist kein Zufall, sondern die Folge objektiver Zwänge: 140 Kilometer ist nach westlichen Berechnungen die maximale Reichweite der Russen, um ihre Verbände noch vollständig von eigenen Logistikbasen aus versorgen zu können. Die gestrichelte grüne Linie auf unserer Karte deutet das an. Natürlich sind es in der Realität nicht 140 Kilometer Luftlinie. Die Reichweite ist an Straßen gebunden, und die Versorgungsknotenpunkte befinden sich nicht direkt an der Grenze. Real können es also auch bloß 80 oder 100 Kilometer sein. Obendrein haben die Russen schon Hunderte Fahrzeuge verloren. Wie aber kann es sein, dass ein so mächtiges Heer in seiner Bewegungsfähigkeit so stark eingeschränkt ist?

Poutine veut-il que la Chine se range ouvertement du côté de la Russie sur la question ukrainienne ?

L’objectif de Xi Jinping est clair et n’a jamais changé : faire de la Chine la première puissance mondiale d’ici 2030 ou 2040.

Pour cela, le commerce est la clé, mais aussi disposer d’une puissance militaire suffisamment importante pour résister à l’armée américaine.

Xi Jinping s’est allié à Vladimir Poutine selon l’adage “l’ennemi de mon ennemi est mon ami”. Cependant, Xi Jinping n’apprécie pas particulièrement la guerre que Poutine a déclenchée en Ukraine. Elle nuira à la croissance de la Chine, et si la Chine soutient trop ouvertement cette guerre, elle pourrait également faire l’objet de sanctions de la part de l’Occident.

Une grande partie de la croissance de la Chine provient de l’Europe.

La Chine soutient donc la Russie, mais de manière modérée, officiellement du moins. Je pense que Poutine est satisfait de cette situation et que l’important pour lui est qu’il puisse se tourner vers la Chine pour mieux faire face aux sanctions américaines et européennes.

Les apparences ne comptent pas pour lui, à mon avis.

Half of Cambodia was a part of Vietnam in the past. Why doesn’t Vietnam take back Cambodia?

Simple answer:Vietnam has accepted Cambodia’s current border, and so has Cambodia. To be more precise, Vietnam has recognized Cambodia as a sovereign country with its own state. So why does Vietnam have to reclaim half of Cambodia? Do you think countries around the world will allow Vietnam to change its borders arbitrarily?Please be intellectual, the border between the three Indochinese countries has been established since the French colonial period through signed agreements. Cambodia and Vietnam have finished handling 84% of the border and are currently trying to resolve the remaining 16%. To be honest, Vietnam is more interested in the prosperity of the country than in expanding its land as the Nazis did with neighboring countries.Sorry, Vietnam has had enough of pressure from the South China Sea, so Vietnam doesn’t want to create trouble with its neighbour.

Do you believe Vietnam shall break away from Russia and tie closer to the USA?

Answer: Yeah. Nowadays, Vietnam has improved much their relation with America from the economy, politics, military to people-people. So, America has become one of the main economic partner of Vietnam. Meanwhile, Russia has been present little in Vietnam since the Soviet union dissolution except Oil and petrol exploitation. Technically, regarding the economy, Vietnam has its relation closer to America than Russia. However, Vietnam-Russia has the special relation which inherited from the past – Soviet union and based on the trust of each other. Although the interest comes first in relation to countries, I still think Vietnam sees Russia as “Close friend”. Probably, if Russia does not change such as its relation with Vietnam under M. Boris Yeltsin period (When Russia do not care about Vietnam), Vietnam-Russia relation shall improve more and more.

Looking at your question, Whether Vietnam should break away the close friend – Russia or not? Whether it is necessary for Vietnam to break up Russia and tie closer to America or not? With my perspective, Presumably, I think Vietnam shall not break away any relation with any other friend and partners including Russia to be closer to America as the following reason below:

Firstly, Vietnam and Russia have inherited a close relation to the Soviet Union. Basically, the Soviet Union helped Vietnam much during a hard time in the 20th century. Many Soviet people including Russia came and helped Vietnam in many aspects. Thus, Vietnam feels always thanks a lot to the Russian people and the Russian government.

Secondly, unlike America, Russia is always the No.1 choice on the important strategical sectors such as military weapons and training troops and officers, special experts. Both countries has little different issues with each other. Simply, they trust each other. Some aspects, It shall be really hard for other partners to replace Russia. Technically, Vietnam is not worried when cooperating with Russia.

(Almost Vietnamese weapons have been brought from Russia)

Thirdly, I have heard some negative views that Russia did not help Vietnam in some issues arising between Vietnam and China. However, in my view, Russia also did not anything wrong or betray Vietnam. Basically, I think Russia had to consider many other things, not only their interest in Vietnam.

Fourthly, America-Vietnam relation itself relates much to the economy, investment, and finance, little military. Recently, they have improved much in cooperation and sales of small weapons. But Both are still too divergent. Furthermore, America still has some plans to interfere in Vietnam’s affairs as some rumors. It makes Vietnam feel unhappy and unsafe, worried.

Finally, I do not think that Vietnam has to break away from Russia to tie closer to America. Vietnam shall try to keep being neutral or at least stable in their relations with any partners, friends in the world including Russia.

From my perspective: Although Today Many Vietnamese people seem to like America, they still respect much with their hearts to Russians who helped their country at some difficult times in the 20th century. There shall be bases for both Russia, Vietnam to cooperate and together go forward to the bright future.

 

Hình minh họa:

Trung tâm thành phố Berlin năm 1974 nhìn từ tầng 9 chung cư 20 tầng mới xây ở Fischerinsel 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)