Ngụy Hữu Tâm
Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.
Tôi bắt đầu viết bài này vào ngày thứ sáu, cuối cái tuần khá đặc biệt là đầu tuần nằm BVHNVX để rồi lại phải làm bệnh án để chuyển bảo hiểm từ đây sang BV Quân Y 108, từ về chỉ cách một bức tường, bởi vì BVHNVX không có máy làm xạ trị. Thế nên lẽ cũng nên kể qua để bạn đọc trẻ biết, tại sao hai BV lớn này nằm sát nhau và chiếm một khu đất rộng thế ngay giữa Thủ đô. Nói thế chứ Hà Nội thời gian trước vốn nhỏ mà. Đây vốn là BV Quân Y Đồn Thủy của Quân đội Pháp, ven đê Sông Hồng nên là điểm chốt đông nam của thành phố rồi, đi 100m nữa lên đã là Viễn Đông Bác cổ, rồi tý lên nữa đã là Ô Quan Chưởng, cửa ổ duy nhất còn lại của thành Thăng Long, rồi chợ Bắc Qua, đường Cổ Ngư, Nghi Tàm ven Hồ Tây…
Năm 1954, sau giải phóng Thủ đô, chính thể mới tách nó thành hai BV này, một cho chính phủ, phần kia cho quân đội, đất nước chiến tranh liên miên nên có nạn ‚kiêu binh’ mà, phần lớn hơn dành cho quân đội, cán bộ cấp cao, và… nhân thể cho các ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN. BV chính phủ, mà bài trước tôi có nói tới khi nhắc chuyện mổ tim cho cháu GL, con gái tôi, ở Berlin, CHDC Đức là BV Buch, khi tôi đưa cháu đến khám ở đó. BV chính phủ do ông bạn lớn Liên Xô giúp trang bị nên mớ mang tên này, thời nay mối quan hệ khác đi mới bỏ 2 từ VX đi, chỉ mang tên BVHN thôi, để còn ‚đánh đu’ giữa Mỹ và Nga, Tàu chứ?
Và cũng vì có BV lớn như thế ngay cạnh nên Phố NHT tôi có rất nhiều nhà vốn là Khu Tập thể dành cho nhân viên 2 bệnh viện này. Nói gì đâu, tôi số nhà 28 thì cái villa số 12, tầng trên là nhà ông Bùi Đồng, cũng là bạn cùng thời với ông bố tôi, thời ấy là giám đốc BVHNVX kiêm trưởng ban Bảo vệ Sức khỏe TW, hai con trai là Bùi Hiếu học cùng tôi ở trường Phổ thông III, mà nay là trường Phổ thông Việt-Đức, còn cậu em là Bùi Trung, học Hóa cùng khóa tôi ở ĐHTHHN, sau lại cùng đi làm TS ở CHDC Đức vì cũng là cán bộ VKHVN mà. Còn GS Hiệu, sếp cũ của tôi, sau này lấy cô Hà, con gái ông Thắng, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, bạn học cậu em trai tôi, nên về ở tầng dưới cái villa này, xây ngôi nhà cao ngất ngưởng phía sau, mà ông bạn hàng xóm tôi, vì cùng tuổi có hay nói cạnh khóe là ‚thằng cổ bạnh nhiều tham vọng quá’, „mách“ với tôi ngay khi ông này chuyển về đó, là đã phải cho cho anh em trong nhà một triệu USD để có phần đất đó, cứ cho là thiên hạ đồn đại vậy, nhưng ông bạn tôi vốn GS ĐH Xây dựng, vốn đã viết nhiều cuốn sách về kiến trúc Hà Nội, chắc chắn không nói sai quá đâu.
Lại nói mấy tuần năm BVHNVX nhìn sang bên kia, BV 108 thấy nguy nga, rộng rãi thật. Mà cũng phải „khoe“, sau khi làm TS ở Đức về laser, tôi cũng đã từng đến BV này nhiều lần, chúng tôi vốn có đề tài làm chung với GS Phan, bạn học Y thời Tây với ông bố vợ tôi, lúc ấy đang là trưởng khoa Phẫu thuật chỉnh hình, sau làm Thiếu tướng viện phó, Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, cái Hà Nội, thậm chí Việt Nam hay cả cái thế giới này sao nhỏ thế. Nói thế giới là nói Trái Đất, chứ không dám nói vũ trụ, đã thuộc đề tài khác rồi. Người già vốn nói miên man mà, vợ thì ít chỉnh sửa chồng chứ cậu con luôn mắng bố, khi thay mẹ đi kèm bố, „bố không trả lời đúng câu hỏi của BS, là ông ta mất tập trung“.
BV 108 hơn hẳn BVHNVX, ngoài rất nhiều tòa nhà mới xây (vẫn còn lại 2, 3 tòa cũ), có 3 toà trên 20 tầng, một là tòa Công nghệ cao xây trước, còn 2 toà xây sát nhau, mới xong gần đây, đến nơi hỏi mới biết, đầu tiên Nhật đấu thầu được nhưng rồi nhường Nam Hàn xây, hiện đại miễn chê, phần lớn màn hình Samsung. 23 tầng với 2 tầng hầm, tôi tiếp xúc với BS cũng như làm các thủ tục hành chính ở các tầng dưới, trên là dành cho bệnh nhân, tôi từng có 3 anh bạn, vốn bên dân sự cũng từng ở đó, là „bệnh nhân tự nguyện“, tức không theo bảo hiểm, quân đội làm kinh tế mà, chẳng biết học lỏm của Tàu hay của một nhà nước „độc tài toàn trị“ nào?
Vì chuyển tuyến nên phải làm lại từ đầu , các BS chỉ xem qua bệnh án cũ, may quá, ‚nhất quen nhì thân’ mà, sau 3 ngày rồi cũng xong, mà chụp xương tôi phải chụp 2 lần, mất gần tiếng đồng hồ, co quắp êm ẩm cả người, nhất là tôi đang sốt vì nhiễm trùng đường tiết niệu sau đặt xông mà, qua khỏi, hú vía, ơn Trời phù hộ.
Lại nói đang đêm ở BVHNVX có người là goi, xưng tên „Tôi PV Hưng đây mà, mới ở Sydney, Australia về chơi quê nhà nửa năm, thứ sáu này mời anh đến nhá“, tôi ậm ừ, mong sao hết sốt để đến với anh, vì BV 108 tổ chức theo chế độ bệnh nhân ngoại trú cho chúng tôi, tôi tự do định đoạt.
Thế nên sáng sớm nay hết sốt, tôi đến dự buổi họp mặt với anh PVH, sau hơn 2 năm xa cách vì covid, tổ chức trên Nghi Tàm, nhà anh NT Hùng, còn nhà riêng anh PVH là một villa tận ở khu chung cư Việt Hưng, quá xa. Anh cũng đã có lần mời tôi đến thăm anh chị, chắc lâu lắm rồi, tôi chỉ mang máng nhớ. Rồi thậm chí còn mời lên nhà cùng kỷ niệm đêm Noel vì anh chị theo đạo Thiên Chúa giáo, chắc ngay trước covid nhưng tôi không đến được vì mắc nhận lời làm „thông ngôn“ cho một cặp tân hôn Việt-Đức mà họ dĩ nhiên chẳng cần đến tôi, nhưng bà mẹ mới từ Berlin sang thì cần, mà mãi tận dưới Hải Dương, tôi phải thuê taxi đi từ trưa, đến sáng sớm mới về đến Hà Nội, ba năm bây giờ trôi nhanh thế. Anh cũng dân khoa Toán ĐHTHHN, nhưng trên tôi đến 3 khóa dù thua một tuổi.
Đến nhà THùng, theo giấy mời là 9h. May quá cơn sốt qua nên khỏi phải gọi xe ôm, thủng thỉnh vác xe đạp ra, lững thững đạp từ nhà lúc 8h30, qua trung tâm lên thẳng đường Thanh Niên. Thấy thành phố thay đổi khá nhiều thời gian dịch vừa qua, hoàn thiện một các công trình đang xây dở dang, một loạt nhà mới cao ngất trời, tòa BRG, rồi mấy tòa nữa, các ngôi nhà cổ thời Tây, dù thuộc nhà nước hay tư nhân cũng vậy, đã khoác bộ áo mới hay sắp hoàn toàn, đặc biệt UB Sông Mecong hay UB Thủy lợi gì đó. Tôi vốn tourguide nên quan sát đã thấy loáng thoáng có Tây, mà thứ thiệt chứ không phải lọai đang công tác ở đây, vốn đã thành công dân Hà Nội hơn cả Hà Nội thứ „nửa thiệt“ như mình, vì tôi là người „gốc Huế“ cơ mà, ít nhất trên giấy chứng minh, còn căn cước thì ghi… đẻ ở Thanh Hóa. Còn Ô Quan Chưởng đã khoác lên mình bộ áo mốc thếch của thời gian, cũng hệt như Cầu Long Biên đầy gỉ sét, cứ như đang nằm chờ khách du lịch tới thăm.
À còn phải nhắc nữa là con đường ven đê vốn có thành gạch chắn, gắn các bức tranh ghép mảnh gốm vốn rất hoành tráng, nhưng hoàn thành từ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nay cũng đã là một con giáp trôi qua, bị long lở hầu hết, nay cũng đã được tu sửa „như mới“. Một ngày đẹp trời, Hà Nội nắng ấm, lại vừa khỏi bệnh nên thấy cái gì cũng đẹp thế.
Lên đến nơi 9h30. Cũng là sớm, chỉ có gia chủ và anh chị Hưng, ngồi uống nước chè và tán chuyện ngoài hiên để anh em lũ lượt kéo đến. Vân đang dịch nên cũng hạn chế, không đến 20 người. Lai ra nói chuyện chính trị, chuyện covid ở Úc, Úc chống Tàu thế nào, hóa ra đây là nơi chống Tàu mạnh nhất vì bị Tàu thực hiện thực dân hóa ghế nhất, có dân tàu di dân đông nhất, nhưng theo anh Hưng, họ cũng đã biết, bây giờ chỉ treo biển hiệu tiếng Anh, rồi dân Tàu cũng phải hiểu ra, luôn muốn thống trị thế giới thì rồi cũng lòi đuôi ra thôi.
Hay nhất là ở đây có nói đến cuộc chiến Ucraina. Có nhắc đến 2 vị tướng Công an „phò Putin“. một vị là tướng LVC. GS TNVương có nhắc ,tôi rất quen ông này, 2 người chúng tôi tham gia biết bao cuộc họp chống Tàu. Nay thì đã khác, 2 người 2 chiến tuyến. Cá nhân tôi cũng có kỷ niệm với Cương. Anh học trước tôi một năm, khóa 8, cùng khóa với TBT Trọng, dân xứ Nghệ đặc sệt. Anh thông minh, sắc sảo vì tôi đọc kỹ luận án tốt nghiệp đại học của anh, cùng hướng huỳnh quang mà, nhưng chỉ khác anh sang miền hồng ngoại, tôi sang khả kiến, chứng tỏ anh không chỉ hiểu vật lý mà cũng biết tiếng Nga tốt, điều khá hiếm khi ấy, vì tiếng Nga đâu dễ. Thầy Thích hướng dẫn chúng tôi cũng lại là ông thầy khó tính ra trò.
Đấy chỉ là trên lý thuyết. Nhưng rồi trên đời thực lại có quá trình gần nhau, mà là sát nách cơ, hàng xóm ở căn hộ bên cạnh, trong nhà khách VHLKH CHDC Đức Berlin, thậm chí mấy năm. Anh hoạt ngôn, ăn nói giỏi, không thì làm sao lên đến tướng, viện trưởng lại một viện quan trọng là viện chiến lược. Tôi làm TS ở ZOS, vật lý, anh làm thực tập sinh ở một viện hóa, cũng như anh CD Ái mà tôi đã có nhắc. Nhưng đều ở khu Adlershop vốn là sân bay cũ nên rộng mênh mông mà anh em người Việt đã từng hoặc nay đang làm ở Berlin đều phải biết.
Tối về chúng tôi hay gặp nhau, bù khú, rồi các buổi họp đoàn VHL các thứ bảy. Tôi thậm chí còn có lần mua vé xem hát và mời anh đi, ở Berliner Opernhaus nổi tiếng, định xem vở Carmen của George Bizet, nhạc sĩ Pháp trứ danh miễn bàn. Nhưng đáng tiếc hôm ấy ca sĩ chính ốm nên chuyển vở khác, chán ngắt, không biết anh có quên không.
Nhưng phải nói, ngay từ thời ấy, tôi đã biết LVC khó chơi. C sang phòng tôi, mà tôi ở cùng NDS, cánh tay phải của „sếp“ Hiệu, nên anh hay nhòm ngó, tôi cũng chẳng chấp, nghề CA là vậy, bệnh nghề nghiệp mà. Có lần C vào phòng tắm của chúng tôi xem treo quần áo gì. Thấy treo cái sơmi lộng lẫy, dân Việt Nam ta chẳng mua được đã đành mà đến dân Tây thứ thiệt chắc chắn cũng chịu, chỉ có sang Tây Berlin mới mua được. Thế là C phang ngay cho một câu „thằng này chơi gì sang thế nhỉ“. NDS có ‚bồ’ Tây ai chẳng biết, bạn cùng lớp thời đại học ở TU Dresden, tôi đã nhiều lần nhắc, vợ là Chắt bạn học Moritzburger chúng tôi, chắc LVC không biết, nhưng chuyện soi mói đời tư người khác, chắc chắn là „thói quen“ của các ông tướng ĐCSVN „chúng ta“. Vì thế nên nay ‚cháy nhà ra mặt chuột’, ai là bạn Putin, ai là bạn Zelensky?
Lại nói vì sao tôi học vật lý. Trong các bài trước, tôi có lý sự rằng, lớn lên ở nước Đức công nghiệp hóa hàng đầu thế giới nên từ sơn đã làm quen với các thiết bị kỹ thuật mà để hiểu chúng phải ít nhiều có hiểu biết về mặt vật lý, nhất là khi tôi tham gia lắp ráp „Zeitlupe“ mà nay gọi là zoom thời gian, phương pháp cơ-quang dùng một cái trống các gương quay cực nhanh, còn nay dùng phương pháp điện tử đơn giản hơn nhiều. Còn nguyên nhân khác, gọi là „gà nòi“ cũng được, hay „truyền thống gia đình“ cũng vậy.
Số là hồi tôi đi làm ở Viện Đo lường, học vật lý ban đêm ở thầy ĐMLân mà tôi luôn coi, từ đầu chí cuối là ông thầy vật lý của tôi, cứ ‚sếp’ Hiệu thì không phải, ông này tài đức thua xa thầy Lân, tuy về đóng góp với ngành vật lý cũng tạp được vì ông giàu tham vọng và rất gặp may, thành công từ rất sớm, còn thầy Lân là người thật sự đam mê và hết đời cống hiến cho ngành vật lý, hai người khác nhau một trời một vực, theo quan điểm của tôi. Thày giao cho tôi rất nhiều bài tập bắt tôi phải làm, phương pháp „tư bản“ mà, làm TD và TP là bắt buộc, thiếu một giờ cũng không được, nếu không không cho lên lớp và cuối cùng là treo bằng, còn đi nghe „cours“ là tự nguyện, muốn đến thì đến, không thì thôi, facultativ, trong khi ở Việt Nam thì ngược lại, thế nên mới có cái nền giáo dục „xã hội chủ nghĩa“ biết bao giờ sửa được đây, gần năm nay rồi, ngang tuổi tôi U 80, đâu còn dễ nữa, nói ra mà chỉ có vài người nghe, đau lòng quá.
Tôi nhớ cứ hè, các cụ, trong đó bố tôi là trưởng ban vật lý, còn có các cụ khác nữa làm các ban khác, gọi là ban từ điển mà, tổ chức đưa một xe buýt ra nông trường Rạng Đông, Hải Hậu, Nam Định. nghỉ 2 hay 3 tuần gì đó, ở nhà lá nông thôn ven biển, chiều ra tắm biển còn hàng ngày, cả thứ bảy chủ nhật, và nhất là đêm họp bàn, trao đổi, góp ý về kết quả trong ngày. Ăn uống nhờ nông trường lo nên các cụ thoải mái, cứ như ở khách sạn vậy. Về vật lý chắc chắn có thầy Lân, thầy NQQuýnh, hình như bên Sư phạm còn Vũ Thanh Khiết, Vũ Quang,Phạm Quý Tư thì phải. Không có thầy Vũ Như Canh, dù là TS Pháp về, thầy vướng lý lịch, nhà thầy là tư sản mà, có các nhà to bự ngay sát khách sạn Phú Gia. Cá nhân tôi chỉ trực tiếp tiếp xúc với thày khi đi thi tiếng Pháp chuẩn bị đi dạy Algeria.
Đêm đêm nằm bên cạnh các cụ họp bàn, tôi lao xao nghe các từ vật lý, ngắm lên bàu trời đầy sao và chỉ muốn biết, bao giờ con người khám phá ra các cái đó. Anh bạn PVThiều, cứ thật hay đùa, bảo „tôi dân nhà quê phải cố gắng chứ ông dân sống villa cần gì“. Tôi nghĩ, có lẽ bản năng nữa kia, đó là niềm đam mê, phải là „bản năng gốc“, cái đó cũng không phân biệt giàu nghèo, nhà giàu chỉ hỗ trợ một phần, chứ không có đam mê thì chắc chắn không thể thành công được, khoa học đã chứng minh rồi, nói đến khoa học thì xin miễn tranh luận, mà không thì lạc đề.
Sau này cũng còn nhiều dịp đang đêm ra ngoài xa nhà ngắm trăng sao và vũ trụ, khi đi học là sơ tán trên Đại Từ, Thái Nguyên, hay các đêm trực ở trường Sĩ quan Pháp binh E 400, hay ở Algeria, trời cứ trong veo, không một gơn mây, chứ ở Paris hay Berlin hoàn toàn không thể, trời mù quá vì hơi nước và đèn thành phố sáng quắc. „Con nhà nòi“ ư, cũng có thể, mà hoàn toàn không hàm ý khoe khoang tự đắc, tuổi U80, có điên đâu?
Kể về tờ Spiegel số 4 ra ngày 22.01, có ảnh chân dung Putin đội mũ calô đeo phù hiệu quân đội Nga còn thêm mũ lông trùm trên, mặt nom hết sức dữ dằn, trông cứ như con gấu Nga (xem hình minh họa), báo chí phương Tây mà, có thế mới có bạn đọc chứ, trình độ dân trí họ hơn ta hàng thế kỷ mà. Có thế, giới ‚dư luận viên’ mới có đất sống trên mạng xã hội chứ. Tít cũng rất đập vào mắt, „Wie weit geht Putin? Putin đi (nước cờ) xa đến đâu“, và dòng chữ nhỏ nhưng màu đỏ rất ấn tượng, ngay ở dưới, ván cờ quyền lực của sếp điện Kremlin và cuộc chiến tranh đang đe dọa châu Âu, bên dưới là hàng đoàn xe tăng Nga dàn hàng tiến. Hai ngày trước khi Putin lùa quân xâm lược nước láng giềng nhỏ bé, cùng nền văn hóa, nhưng báo chí, tivi Việt Nam hàng ngày vẫn khăng khăng „cuộc xung đột Ucraina-Nga“, nhà báo nước ta giỏi giang ghê! Căng thẳng láng giềng thôi mà. Tàu hải cảnh Trung Quốc vũ trang đến tận răng đâm chìm tàu cá dân ta ở vùng biển theo luật quốc tế là của ta, vẫn chỉ là tàu lạ. Mẹ cha cái lũ Tàu khựa.
Dĩ nhiên bên trong là đến 5 bài: Chính phủ Liên bang thống nhất được về lập trường đối mặt với Putin. Là người ở Đức quá lâu nên tôi quá hiểu, phái thân Nga ở phía đông, CHDC Đức cũ, và đảng cánh tả SPD, cựu thủ tướng, cựu TBT SPD Gerhard Schröder đang là chủ tịch HHĐQT tập đoàn khí đốt Nordstream Nga Đức kia mà, Đức phụ thuộc đến 50% vào khí đốt Nga. Sau là bài „phương Tây xây dựng được áp lực nào“. Rồi phóng viên Spiegel phỏng vấn nữ chuyên gia (về Nga) Masha Gessen, Nina Chrutchova (cháu gái cựu TBT ĐCS Liên xô, nay đang là GS chính trị học ở Mỹ) và Sabine Fischer về các dự định của Putin ở Ucraina. Có bài thuần túy quân sự „Ucraina có khả năng tự vệ nào khi Nga tấn công“. Và bài cuối là „Ở thành phố Charchiv thể hiện sự chia rx của đất nước. 16 trang dày đặc về tình hình Ucraina, phương Tây cũng đã chuẩn bị khá kỹ cho cuộc chiến tranh này đấy. Nhưng rồi họ vẫn bị động. Chiến tranh là vậy mà, dân Việt Nam ta 1000 năm chiến tranh liên miên với ông bạn láng giềng to bự mà tham lam, đểu giả nên quá rõ, nhất là gần đây, tức từ 1940 đến 1990 là cả nửa thế kỷ chiến tranh với đủ loại nước, dẫn đến hòa bình, nhưng bài toán hòa giải dân tộc vẫn chưa giải được và vẫn đang bị ông bạn láng giềng đe dọa (hay chính vì thế mà Tàu mới đe dọa ta được, xem Nam Hàn và Nhật Bản, thậm chí Đài Loan đó), về chủ đề này ở trên có nhắc đến vị Tướng Công an LVC.
Tiếp theo còn có bài về những mục tiêu mới cho nền kinh tế Đức vụ xung đột (chứ chưa phải là chiến tranh) ở Ucraina.
Cũng đã bàn tới những khó khăn khi đi tìm chiến lược hậu covid.
Còn lần đầu tiên nói tới đề tài bạo lực tình dục bởi người mẹ đối với con cái. Liên quan tới vấn đề ấy còn có bài nêu đích danh lạm dụng tình dục ở giới chức trách nhà thờ Thiên Chúa giáo thành phố Munich mà người đứng đầu tiên khi đó (sau này thậm chí từng là Giáo hoàng Benedict) Hồng y giáo chủ Ratzinger
Chủ đề môi trường có bài rất hay, tôi vốn cũng chống điện hạt nhân nhưng nay đã hiểu ra, vấn đề không đơn giản thế. Khó là tìm chỗ để chôn cất rác thải của nó sao cho an toàn lâu dài. Đất nước nhỏ bé nhưng thịnh vượng nhất thế giới là Phần Lan đã giải quyết được điều đó, tìm được hầm an toàn lòng núi giáp biển xa dân, ở Onkalo gần thị trấn nhỏ Eurajoki, đã xây xong hầm đó. Đào để đặt 3000 ống trong đó. Sẽ lấp đầy toàn bộ hầm đó sau 130 năm nữa. Chi phí xây dựng 3,5 tỷ Ơ. Hiện Phần Lan đang phát triển điện hạt nhân với việc xây các nhà máy Olkiluoto do các công ty Siemens của Đức và Areva của Pháp trang thiết bị, chỉ riêng lò phản ứng thứ ba đã xây chậm 13 năm, ngốn 10 tỷ Ơ thay vì 3 như dự án ban đầu. Thế mới thấy làm ăn kinh tế chẳng hề đơn giản chút nào.
Hôm nay nói thế tạm đủ, xin kết để chuẩn bị mai vào viện 108, cuối tháng rồi, có lẽ sẽ phải tiêm hoócmôn đây. ..
Nhân đây cũng xin liệt kê ra những bài báo mạng mà thời gian hơn tuần qua, tôi theo được:
Tin vui: nghiên cứu mới về dương tính giả trong tầm soát ung thư
Cuối tuần trước hiện tình thế sự nổi trôi, tôi loay hoay tìm một câu chuyện vui để báo cho các bạn, thì may quá nhận được tin vui từ BS Thảo Quyên, một học viên cũ và cũng là thành viên trong nhóm nghiên cứu ung thư của chúng tôi ở Việt Nam. Bài báo quan trọng và đầu tiên của em ấy mới được công bố trên tập san uy tín JAMA Network Open [1]. Đây là một nghiên cứu quan trọng và được báo chí thế giới chú ý [2-3].
Theo kết quả nghiên cứu này thì trong thời gian 10 năm, chừng 50% phụ nữ tham gia chương trình tầm soát ung thư vú có ít nhứt 1 kết quả dương tính giả. “Dương tính giả” có nghĩa là kết quả xét nghiệm dương tính nhưng người phụ nữ không bị ung thư. Kết quả cũng chỉ ra rằng dùng công nghệ hiện đại hơn (như 3D tomosynthesis) có thể giảm tỉ lệ dương tính giả so với công nghệ cũ (2D), nhưng không nhiều. Nói cách khác, phương pháp / công nghệ xét nghiệm không đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ dương tính giả.
Kinh tế Nga: Đòn cấm vận bắt đầu “ngấm tới xương”
Theo ghi nhận tổng hợp mới nhất (cập nhật ngày 25 Tháng Ba 2022), chi phí sinh hoạt ở Nga bắt đầu tăng ào ạt. Các số liệu chính thức cho thấy giá một số mặt hàng chủ lực cho sinh hoạt – chẳng hạn đường – đã tăng tới 14% trong tuần qua. Ngày 23 Tháng Ba, Bộ Kinh tế Nga cho biết lạm phát hàng năm đã tăng 14.5% trong tuần kết thúc vào ngày 18 Tháng Ba – mức cao nhất kể từ cuối năm 2015.
‘Ủng hộ Ukraine chống Nga xâm lăng, nhưng đừng lạc quan tếu’
Trong tập thứ hai của loạt phim hài rất vui nhộn của Volodymyr Zelensky, Đầy tớ nhân dân, một trong những kẻ xấu đã nói về nhân vật của Zelensky, Tổng thống mới đắc cử của Ukraine: “Anh ta nổi tiếng là người sắt đá và dũng cảm.”
Tôi lấy điều khiển từ xa, nhấn tạm dừng và hít thở sâu.
Bộ phim năm 2015 chỉ mới bắt đầu phát sóng ở Mỹ, và đối với những người mới làm quen với phim, có một chút kỳ quái. Mỗi khi bạn cười khúc khích, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy buồn. Cạn kiệt cảm xúc. Tôi thấy mình mỗi lần chỉ có thể xem xong một tập rồi phải nghỉ.
Nội gián có thể làm tê liệt đồng minh quan trọng nhất của Putin
Các nhân vật đối lập Belarus chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Ukraine tìm mọi cách ngăn cản đất nước họ tham chiến. Họ coi chiến thắng của Ukraine là chìa khóa để giải phóng Belarus. Nhân viên đường sắt Belarus hiện nay cũng ủng hộ tích cực các hoạt động du kích chống lại quân đội nước này.
Từ nhiều ngày nay, cơ quan mật vụ phương Tây và Ukraine đã cảnh báo Belarus sắp xâm lược nước láng giềng bằng chính quân đội của mình để cứu cuộc chiến tranh của Vladimir Putin khỏi thất bại. Tiếp sau đó có thể xảy ra một cuộc chiến giữa người Belarus với nhau khi phong trào đối lập chống lại nhà độc tài Alexander Lukashenko đứng về phía Ukraine.
Quan hệ Việt Mỹ sẽ thế nào trong năm 2022?
“Còn có một vấn đề đó là Mỹ có đạo luật chống lại đối thủ của Mỹ Thông qua các lệnh trừng phạt. Thông qua đạo luật này thì Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia mua vũ khí và trang thiết bị từ Nga. Mặc dù cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã xin Quốc hội miễn trừ trách nhiệm cho Việt Nam, nhưng quyết định cuối cùng thì vẫn chưa được đưa ra. Và cái sự việc gần đây khi mà Việt Nam bỏ phiếu trắng cho cái Nghị quyết về Nga và cuộc xâm lược Ukraine thì có thể sẽ ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của Quốc hội Mỹ.”
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn cùng với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã gặp nhau vào sáng ngày 23/3 tại Hà Nội. Một trong những nội dung cuộc gặp được cho biết là để chuẩn bị cho các chuyến thăm sắp tới của lãnh đạo cấp cao hai nước trong năm 2022.
Phía Việt Nam đã đề nghị Đại sứ Mỹ phối hợp thúc đẩy các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước trong năm nay và trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp, các kênh, trong đó có kênh Đảng, Quốc hội, và đối ngoại nhân dân.
Nhân cuộc gặp mặt này, Đài Á châu Tự do phỏng vấn một số chuyên gia về các vấn đề mà Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ bàn luận nếu lãnh đạo cấp cao hai nước có cơ hội trực tiếp gặp nhau, cũng như kỳ vọng về mối quan hệ Việt – Mỹ trong năm 2022.
Để cơn mộng du không kích hoạt chiến tranh hạt nhân
Các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Nga liên tục từ chối các cuộc gọi từ đồng cấp Mỹ, gây ra lo ngại có thể một phản ứng “mộng du” (sleepwalking) mất kiểm soát sẽ kích hoạt một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Thiếu thông tin liên lạc khiến hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới gần như phải mày mò trong bóng tối khi các quan chức cấp cao cố giải thích về các bước đi tiếp theo của đối phương. Trong Tháng Hai, nhiều nỗ lực liên tục của các nhà lãnh đạo quốc phòng và quân sự hàng đầu của Mỹ để tiếp xúc với những đồng cấp Nga đã bị Moscow từ chối thẳng thừng. Điều này làm dấy lên lo ngại về một tính toán sai lầm lớn hoặc “tai nạn chiến trường” mà hậu quả không thể tưởng tượng được.
Xin lỗi ngài Tổng thống Zelensky và các bạn Ukraine!
Chúng tôi ủng hộ ngài và người dân Ukraine chống lại quân xâm lược Nga nhưng chúng tôi không thể làm theo lời kêu gọi bởi chúng tôi không muốn bị bắt, không muốn ngồi trong đồn cả ngày trời.
Tôi viết những dòng này mà trong lòng gợn lên cảm giác hổ thẹn và mắt tôi đã hoen lệ. Tôi đã không thể sống như một con người can trường, một người luôn sống theo tiếng gọi của lương tri, của lòng trắc ẩn, một người chính trực và nhiệt thành, luôn làm theo thứ mình coi là tốt, là đúng, là nên làm.
Chiến tranh Lạnh mới, bên nào mạnh?
Mỹ và các nước Âu châu trong khối NATO đã kết hợp, tạo thế đối nghịch. Australia, Canada, và New Zealand vốn liên minh với Anh, Mỹ. Các nước Á Đông, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan đứng cùng với Mỹ.
Chiến tranh Lạnh mới đã bắt đầu trên mặt trận kinh tế, trước khi cuộc chiến Ukraine kết thúc. Một bên, Nga có ít nhất 7 đồng minh. Kazakhstan, Belarus đóng vai chư hầu Nga. Trung Cộng không chống lại cuộc xâm lăng Ukraine của Nga, kéo thêm Cambodia và Lào. Syria đứng hẳn về phía Nga, đang gửi quân qua giúp Putin. Đại sứ Bắc Hàn Sin Hong Chol gặp thứ trưởng ngoại giao Nga Igor Morgulov, có thể gửi lính sang Ukraine cho Putin.
Các nhà đầu tư rút vốn khỏi Trung Quốc với quy mô chưa từng có tiền lệ
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết các nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi Trung Quốc với quy mô chưa từng có tiền lệ kể từ khi Nga đưa quân vào Ukraine từ cuối tháng 2. Đây là thay đổi rất bất thường trong dòng vốn toàn cầu ở các thị trường mới nổi.
Theo Bloomberg, trong một báo cáo của IIF ngày 24/3, dữ liệu tần suất cao đã phát hiện lượng vốn lớn rút khỏi cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc.
Nhà kinh tế trưởng IIF Robin Brooks và các đồng nghiệp viết trong báo cáo: “Dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc diễn ra với quy mô và cường độ mà chúng tôi chưa từng thấy, đặc biệt là vì chúng tôi không thấy hiện tượng tương tự từ các thị trường mới nổi khác. Thời điểm xảy ra hiện tượng này là sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài có thể đang nhìn Trung Quốc dưới một góc nhìn mới, mặc dù còn quá sớm để đưa ra kết luận chính xác về vấn đề này”.
Nga đánh Ukraine: Putin có lặp lại sai lầm ‘sa lầy’ như Mỹ ở Việt Nam?
Đang có những câu hỏi liệu quân đội của Tổng thống Vladimir Putin sẽ dính vào một “cuộc chiến kéo dài” như Mỹ ở Việt Nam trước đây do các sai lầm chiến lược hay không.
Một tháng sau cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu từ ngày 24/2/2022, Ukraine tới nay vẫn đứng vững, bất chấp nhiều dự báo bi quan của phương Tây trước đó.
Viết trên Geopolitical Futures ngày 25/3, George Friedman chỉ ra:
“Các quốc gia thường không chọn tham gia vào các cuộc chiến tranh nếu họ biết rằng đó sẽ là những cuộc chiến kéo dài, không chắc chắn và tốn kém. Họ tham chiến khi nghĩ rằng lợi ích của việc giành chiến thắng lớn hơn rủi ro, hoặc khi nghĩ rằng họ có đủ phương tiện để tấn công quyết đoán đủ để giải quyết nhanh chóng.”
“Các cuộc chiến tranh kéo dài xuất phát từ những sai lầm cơ bản và nhất quán: đánh giá thấp ý chí và khả năng chống trả của kẻ thù, đánh giá quá cao khả năng của bản thân, gây chiến vì những lý do không chính xác hoặc không đủ hoặc đánh giá thấp mức độ mà một bên thứ ba quyền lực có thể can thiệp và thay đổi cán cân của quyền lực.”
George Friedman nhận định:
“Nếu một quốc gia sống sót sau cú đánh đầu tiên, thì xác suất chiến thắng sẽ tăng lên. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp chiến tranh lâu dài. Quốc gia khởi xướng chiến tranh có xu hướng chuẩn bị sẵn lực lượng ngay từ đầu, tối đa hóa khả năng giành chiến thắng sớm. Lực lượng phòng thủ thì vẫn chưa sử dụng các lực lượng trong nước hoặc của các đồng minh trước cuộc tấn công. Do đó, quốc gia phòng thủ tăng sức mạnh quân sự của mình nhanh hơn nhiều so với phe tấn công. Người Nhật không thể so sánh nhân lực và công nghệ của Mỹ theo thời gian. Hoa Kỳ đã đánh giá thấp khả năng phục hồi của Bắc Việt Nam, ngay cả khi đối mặt với cuộc bắn phá dữ dội vào thủ đô Hà Nội.
“Cũng có những ngoại lệ. Người Đức vào năm 1914 đã thất bại trong việc chiếm Paris, và trong cuộc chiến kéo dài sau đó đã bị hải quân Anh bóp nghẹt.”
Nhà Trắng nói Tổng thống Biden không kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga
Tóm tắt
Nhà Trắng nói Tổng thống Biden không kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga mặc dù ông nói rằng Vladimir Putin “không thể tiếp tục nắm quyền”
“Quan điểm của Tổng thống [Biden] là Putin không được phép thực thi quyền lực đối với các nước láng giềng hoặc khu vực”, một quan chức Nhà Trắng giải thích
Điện Kremlin đáp trả với tuyên bố: “Đó không phải là chuyện để Biden quyết định – Tổng thống Nga là do người dân Nga bầu nên”
Các vụ nổ lớn đã xảy ra tại thành phố Lviv miền tây Ukraine, nơi giao tranh xảy ra ác liệt nhất cho đến nay
Thống đốc Chernihiv nói rằng thành phố miền nam Ukraine hiện đã bị lực lượng Nga thiết lập vòng vây
Các diễn mới xuất hiện mặc cho phía Nga đã tuyên bố sẽ tập trung cho cuộc xâm lược ở miền đông
Bộ Ngoại giao Ba Lan: Bài phát biểu của Tổng thống Biden “cảm động và sâu sắc”
“Tổng thống một quốc gia quyền lực nhất thế giới đến Warsaw và có tuyên bố rất rõ ràng về cuộc đàn áp của Nga”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ba Lan Lukasz Jasina nói với BBC.
[Biden] nói với người Nga rằng vẫn luôn luôn còn thời gian để thay đổi một nhà lãnh đạo độc tài. Đây là một trải nghiệm cảm động và sâu sắc.”
“Putin không thể được chấp nhận quay trở lại xã hội của chúng ta; ông ta không thể được lắng nghe, ông ta không thể là đối tác mà chúng ta có thể tin tưởng”, ông Lukasz nói.
Ba Lan có chung đường biên giới với Ukraine và đóng vai trò quan trọng trong việc đáp trả cuộc xâm lược từ Nga. Hiện Ba Lan đã tiếp nhận hơn 2 triệu người tị nạn từ Ukraine.
Việt Nam, Malaysia phản đối các biện pháp trừng phạt Nga
Malaysia và Việt Nam đưa ra một tuyên bố phản đối các biện pháp trừng phạt mạnh tay của phương Tây đối với Nga do hoạt động quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.
Malaysia và Việt Nam không ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Nga và nhất trí giữ trung lập đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, Thủ tướng Malaysia, Ismail Sabri Yaakob, nói với các phóng viên hôm thứ Ba sau chuyến thăm Hà Nội.
“Chúng tôi đã thảo luận về xung đột Nga-Ukraine và nhất trí rằng Malaysia và Việt Nam sẽ giữ thái độ trung lập về vấn đề này,” Hãng thông tấn Bernama dẫn lời ông cho biết. “Đối với các lệnh trừng phạt chống lại Nga, chúng tôi không ủng hộ”, quan chức này nói thêm.
Ông nhấn mạnh rằng “các bên không ủng hộ các biện pháp trừng phạt đơn phương; chúng tôi nhận thấy những biện pháp hạn chế chỉ có thể được áp đặt bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.“
Hai nước, Yaakob nhấn mạnh, “không ủng hộ hành động gây hấn như vậy đối với một quốc gia có chủ quyền”, khi ám chỉ đến làn sóng trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga. Ông cũng nhấn mạnh rằng lập trường của Hà Nội và Kuala Lumpur là “không can thiệp.”
“Chúng tôi mong đợi một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine”, Thủ tướng nói thêm.
Cuộc khủng hoảng đang được đề cập là do Nga phát động một chiến dịch quân sự đặc biệt vì một số lý do, bao gồm cả việc NATO mở rộng về phía đông. Các lý do khác là việc Ukraine pháo kích vào Donbass và giết hại người dân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk, ngoài việc Moscow muốn “phi phát xít hóa” và phi quân sự hóa Ukraine.
Đáp lại, Mỹ và các đồng minh đã tung ra các biện pháp trừng phạt toàn diện, bao gồm các hạn chế đối với ngân hàng trung ương Nga, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cắt SWIFT đối với một số ngân hàng và đóng cửa không phận đối với tất cả các chuyến bay của Nga. Nhiều công ty của họ đã ngừng hoạt động tại Nga.
Thêm tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng
Hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế vừa lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng, người vừa bị tuyên phạt 5 năm tù.
Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) có trụ sở ở Brussels, Bỉ, hôm 24/3 kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng và chấm dứt tình trạng đàn áp các nhà báo đang diễn ra tại Việt Nam.
Tổ chức IFJ viết trong một tuyên bố: “Việc gia tăng số lượng các vụ tấn công, bắt giữ và giết hại các nhà báo ở Việt Nam gây lo ngại sâu sắc và thể hiện sự coi thường hoàn toàn đối với cả quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. IFJ kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông Lê Văn Dũng.”
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ, hôm 23/3 lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Lê Văn Dũng và chấm dứt việc bỏ tù các thành viên báo chí.
“Nhà chức trách Việt Nam không nên phản đối kháng cáo của nhà báo độc lập Lê Văn Dũng, và nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông,” ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao Đông Nam Á của tổ chức CPJ cho biết. “Nếu Việt Nam muốn được xem là một thành viên toàn cầu có trách nhiệm, thì Việt Nam phải chấm dứt việc coi các nhà báo là tội phạm”.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm 23/3 viết trên Twitter rằng “tội” duy nhất của ông Dũng là đã phỏng vấn những người dân. Đồng thời tổ chức này cũng yêu cầu Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho ông.
Nhà báo Lê Văn Dũng, 51 tuổi, còn có tên là Lê Dũng Vova, hôm 23/3 bị một tòa án ở Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999. Ông Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho ông Dũng, cho VOA biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo.
Truyền thông Việt Nam dẫn cáo trạng cho biết 5 trong số 12 video ông Dũng đăng tại trên mạng xã hội “có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước”.
Kirill, Thượng phụ Chính thống giáo Nga, cựu điệp viên KGB
Kirill hồi năm 1979 đã bị tình báo Pháp phát hiện là gián điệp và cấm cư trú. Với cuộc xâm lăng Ukraina, thượng phụ Matxcơva « và toàn nước Nga » đang mất đi giá trị luôn quý giá dưới mắt Vladimir Putin : ảnh hưởng ngoại giao.
Nhật báo La Croix hôm 22/03/2022 đặt câu hỏi : Phải chăng thượng phụ Kirill cũng chỉ là một trong những « bộ trưởng » của Vladimir Putin ?
Một tuần sau khi có bài giảng cứng rắn – coi vụ tấn công vào Ukraina là hành động kháng cự trước chủ nghĩa tiêu thụ phương Tây và mưu toan áp đặt các « gay pride », tuần hành của giới LGBT – người đứng đầu giáo hội Chính thống giáo Nga 75 tuổi, xuất hiện trong chiếc áo choàng lễ tại ca đoàn một nhà thờ ở Matxcơva. Bên cạnh ông và tượng Đức Mẹ là Victor Zolotov, giám đốc Vệ binh Quốc gia Nga, cựu cận vệ của tổng thống Vladimir Putin.
Kirill thành kính lắng nghe người sĩ quan trong bộ quân phục nói về cuộc xâm lăng Ukraina « không nhanh chóng như chúng ta nghĩ », do « bọn phát-xít (tức những người lính Ukraina) núp sau thường dân ». Zolotov nói tượng thánh sẽ phù hộ quân đội Nga và « đẩy nhanh đến chiến thắng ».
Một hàng giáo phẩm từng nhiều năm làm việc tại Tòa Thượng phụ Matxcơva cay đắng nhận xét : « Thông điệp của thượng phụ trong những tuyên bố gần đây không hướng về đàn chiên, mà nhắm đến Kremlin. Đó là “Tôi đứng bên cạnh ngài đến cùng, bằng mọi giá” ».
Nhưng Kirill vẫn như thế mà ? Không, Serguei Chapnin – người từng nhiều năm phụ trách tạp chí của Tòa Thượng phụ, và đã gặp Kirill nhiều lần trước khi ông được bầu làm thượng phụ năm 2009 – trả lời.
«Vào thời đó, Kirill vẫn chưa là một “Putin nhỏ trong giáo hội” – độc đoán, đôi khi dễ nóng giận, và nhất là cô độc – như ngày nay. Trước 2009, ông là một nhà ngoại giao, nhà trí thức, có thể tranh luận và bất đồng với ông về thần học...». Nhưng ông đã bắt đầu thân thiết với điện Kremlin.
Chân dung những người muốn bịt miệng hay bỏ tù kẻ trái ý mình
Hầu hết chúng ta, ít hay nhiều, đều cảm thấy khó chịu và bực bội khi gặp một ý kiến trái ngược với những suy nghĩ của mình.
Nếu ý kiến đó đi ngược lại với những niềm tin sâu sắc của bản thân, chúng ta còn có thể cảm thấy bị đe dọa.
Để phản ứng lại, không ít người đòi trừng trị, muốn bịt miệng, thậm chí là ủng hộ bỏ tù những ai dám biểu lộ các ý kiến khác biệt.
Những người đó là ai, và vì sao họ lại như vậy?
Những đứa trẻ sợ hãi
Bạn có thể dễ dàng nhìn ra đặc trưng của những người có xu hướng kiểm soát hay trừng trị kẻ khác mình: đó là những người có tính cách độc đoán (authoritarian personality. Luật Khoa từng có bài viết giới thiệu về khái niệm này.
Nhiều nhà nghiên cứu liên hệ tính cách độc đoán với những trải nghiệm thời thơ ấu.
Theo đó, một đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà cha, mẹ hay người lớn trong gia đình chỉ biết dùng quyền uy, đặc biệt là vũ lực, để “dạy bảo”, khi trưởng thành sẽ có khả năng áp dụng điều tương tự với người khác.
Điều đáng lưu ý là “người khác” ở đây lại không phải là những người có quyền lực.
Putin từng muốn Nga gia nhập NATO khi mới lên nắm quyền
George Robertson hồi tưởng Tổng thống Nga đã không muốn xếp hàng chờ đợi cùng với ‘những quốc gia không quan trọng.’
Vladimir Putin muốn Nga gia nhập NATO, nhưng lại không muốn đất nước của mình phải trải qua quy trình nộp đơn thông thường, và xếp hàng cùng “những quốc gia không quan trọng”, theo lời một cựu Tổng thư ký của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
ư
Tổng thống Zelensky: Mỗi chúng tôi là một chiến binh, chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng!
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo người dân châu Âu không nên coi mình như những khán giả đơn thuần đối với cuộc chiến tranh đầy tội ác này. Ông nói binh lính Nga phạm tội hãm hiếp, tra tấn tù binh. Ông kể về cuộc sống hàng ngày của mình trong chiến tranh.
Cuộc chiến ở Ukraine đến nay đã kéo dài gần một tháng. Tổng thống Volodymyr Zelensky lãnh đạo người dân của mình chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đồng thời, ông kêu gọi không biết mệt mỏi thế giới hãy ủng hộ Tổ quốc ông chống lại quân Nga. Cuộc phỏng vấn này được tiến hành tại một địa điểm bí mật ở Ukraine.
TS Lê Hồng Hiệp: “Bản năng gốc” của các quốc gia luôn là mưu cầu quyền lực
Định mệnh chiến tranh, nếu có thể nói như vậy, đã từng ám ảnh nhân loại suốt thời trung cổ, và đã tạo cho nhân loại những hậu quả thảm khốc trong nửa đầu thế kỷ 20. Đã có lúc người ta tin rằng khi loài người đã thực sự “ngấm đòn”, và khi thế kỷ 21 được kiến tạo với khát vọng hoà bình, trong xu thế toàn cầu hoá và công nghiệp hoá thì chiến tranh sẽ lùi dần vào dĩ vãng. Điều này càng có cơ hội diễn ra ở châu Âu, nơi mà các định chế ngăn ngừa chiến tranh luôn được thiết kế tối ưu, cũng là nơi mà những giá trị văn minh luôn được coi trọng như một yếu tố kiên quyết để sống còn. Vậy mà một cuộc chiến lớn đã diễn ra ngay trong lòng châu Âu, làm chính người châu Âu cũng phải bất ngờ. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) chia sẻ với ANTG GT-CT góc nhìn của anh về hiện tượng này.
SẼ LUÔN THIẾU VẮNG MỘT CHÍNH PHỦ TOÀN CẦU
– Nhà báo Phan Đăng: Thưa tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, cho đến trước ngày 24-2, bất chấp việc Nga huy động một lực lượng đông đảo binh sĩ ở gần biên giới Ukraine, bất chấp việc các cơ quan tình báo phương Tây dự đoán là Nga sẽ tấn công Ukraine, thì rất nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin rằng khả năng Nga tấn công là rất thấp. Lúc đó người ta nghĩ rằng hàng loạt hành động của Nga chỉ để gây áp lực lên Ukraine và nắn gân phương Tây. Ngay cả khi Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận 2 vùng ly khai của Ukraine là 2 nhà nước độc lập thì nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng áp lực mà Nga tạo ra cũng chỉ dừng lại ở đó. Thực tế lúc đó không nhiều nhà nghiên cứu công khai dự đoán về một tình thế “thanh gươm đã rút khỏi vỏ”, và chiến tranh sẽ xảy ra. Nhưng rốt cuộc nó đã xảy ra. Là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế, một cách khách quan nhất, suy nghĩ lớn nhất của anh lúc đó là gì?
-Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp: Nhiều người đã bất ngờ trước việc Nga tấn công quân sự Ukraine vì trong suốt gần 80 năm qua, kể từ sau khi Thế chiến II kết thúc, chỉ trừ một vài sự cố vũ lực tương đối nhỏ và hạn chế như chiến dịch không kích Nam Tư của NATO (1999), hay đụng độ quân sự gần đây giữa Armenia và Azerbaijan, thì châu Âu nhìn chung đã được hưởng một nền “hòa bình lâu dài” giữa các quốc gia, giúp mang lại ổn định và thịnh vượng cho khu vực này. Ngay cả trong các thời kỳ căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, như phong tỏa Berlin (6/1948-5/1949), hay Liên Xô can thiệp vào Hungary (1956) và Tiệp Khắc (1968), cũng đã không diễn ra xung đột vũ trang giữa các quốc gia. Nói cách khác, chiến tranh quy mô lớn giữa hai quốc gia châu Âu hiện nay là điều khó có thể hình dung trong suy nghĩ của đa số mọi người.
Frankreich will Eingeschlossene aus umkämpften Mariupol retten
Präsident Macron plant gemeinsam mit der Türkei und Griechenland die Rettung der Menschen aus der belagerten Stadt. Die Ukraine startet laut Pentagon die Rückeroberung von Cherson. Die Nacht im Überblick.
Frankreich will mit der Türkei und Griechenland eine humanitäre Aktion in Gang setzen, um kurzfristig Menschen aus der schwer umkämpften ostukrainischen Hafenstadt Mariupol herauszuholen. Das kündigte Präsident Emmanuel Macron am Freitagabend nach dem EU-Gipfel in Brüssel an. Aus Großbritannien kommen neue Sanktionen gegen Personen und Firmen in Russland. Und US-Präsident Joe Biden will am Samstag bei seinem Besuch in Warschau eine Rede zum Ukraine-Krieg halten.
Mein Leben mit einem Oligarchen
Alexandra Tolstoi war viele Jahre mit einem Putin-Vertrauten liiert. Heute bekämpft sie von England aus ihr einstiges Milieu. Das ist nicht ungefährlich.
Noch bevor englische Medien über den Gebrauch des Buchstabens „Z“ als Putin- Emblem berichteten, hatte Alexandra Tolstoi ihre Instagram-Abonnenten auf die „horrenden naziähnlichen Symbole“ aufmerksam gemacht, die überall in Russland auftauchen. Selbst ihrem zwölfjährigen Sohn, der Russisch spricht, sei gleich aufgefallen, dass es im Kyrillischen kein „Z“ gebe, erzählt Tolstoi in der Küche ihres gemieteten Südlondoner Backsteinreihenhauses. Sie ereifert sich über ihre verblendeten russischen Bekannten und hat es sich zur Mission gemacht, ihre Follower, zu denen auch Tausende Russen zählen, über Putins Propaganda-Blase aufzuklären.
Ist der Donbass ein Strategiewechsel oder ein Ablenkungsmanöver?
Es könnte tatsächlich die erste Andeutung einer Wende sein. Am Freitagnachmittag teilte Sergej Rudskoj, der stellvertretende Vorsitzende des russischen Generalstabs, mit, dass sich Russlands Armee künftig auf die „Befreiung“ des Donbass konzentrieren werde. Rudskoj wollte das freilich nicht als Eingeständnis verstanden wissen, dass der Kreml mit seinem breitangelegten Angriff auf die gesamte Ukraine gescheitert sei. „Im Großen und Ganzen sind die grundlegenden Aufgaben der ersten Etappe der Operation erfüllt“, führte Rudskoj der Agentur Interfax zufolge aus.
Doch aus Ruskojs weiteren Ausführungen lassen sich Hinweise darauf ziehen, dass der Kreml möglicherweise dabei ist, seine Strategie zu wechseln und die Ziele neu zu definieren. Die hatten anfangs neben der Befreiung des ganzen Donbass und der Verhinderung des behaupteten „Genozids“ an der russischsprachigen Bevölkerung in der „Entmilitarisierung“ und „Entnazifizierung“ der Ukraine gelegen, also dem Austausch der Regierung in Kiew.
Dass Russland tatsächlich die ukrainische Hauptstadt einnehmen und Präsident Wolodymyr Selensyj durch eine moskauhörige Marionette ersetzen kann, scheint angesichts der militärischen Lage derzeit eher ausgeschlossen. Die russischen Invasionstruppen stecken seit Wochen vor der Hauptstadt in einem Stellungskrieg fest. In den letzten Tagen gelang es ukrainischen Verbänden sogar, an mehreren Orten in die Gegenoffensive zu gehen. Britischen Angaben zufolge haben sie dabei die russischen Angreifer östlich von Kiew gezwungen, bis zu 35 Kilometer zurückzuweichen.
Von Beginn an schaffte es die Ukraine zudem, den russischen Nachschub an Logistik und Versorgung für die Soldaten durch gezielte Angriffe zu stören – was die russischen Kräfte erheblich behindert und ihren Aktionsradius begrenzt. Vor allem aber sagen westliche Militärfachleute einhellig, dass den Russen schlicht die Kräfte fehlen, um eine Großstadt wie Kiew im Häuserkampf einzunehmen. Dazu wären wohl Zehntausende Infanteristen nötig, für die Besetzung der gesamten Ukraine wird mit 500.000 russischen Kräften gerechnet – ein Vielfaches der bisherigen Invasionsstreitmacht.
Việt Nam sẽ hành động ra sao để ủng hộ Ukraine?
(VNTB) – Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia các nỗ lực nhân đạo đối với Ukraine.
Hãng thông tấn quốc gia Việt Nam đã phát bản tin cho biết, ngày 23-3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 để thảo luận về tình hình Ukraine, tập trung vào tình hình nhân đạo, với sự tham dự của Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Enrique Manalo thay mặt cho chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cùng đại diện hơn 60 nước, tổ chức khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chia sẻ quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân đạo do chiến sự gây ra tại Ukraine, đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh ưu tiên cấp bách hàng đầu hiện nay cần tập trung vào việc dừng chiến sự, bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, triển khai các hoạt động nhân đạo và sơ tán công dân.
Việt Nam bỏ phiếu trắng cho Nghị quyết LHQ lên án Nga gây thảm hoạ nhân đạo ở Ukraine
Bảng kết quả bỏ phiếu trong phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về cuộc chiến xâm lược của Nga vào Ukraine, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 3 năm 2022.
Gần 3/4 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm 24/3 yêu cầu bảo vệ thường dân ở Ukraine và cho phép cứu trợ tiếp cận, đồng thời lên án Nga đã gây ra một tình huống nhân đạo “thảm khốc” khi Moscow xâm lược nước láng giềng Ukraine bắt đầu cách nay một tháng.
Solzhenitsyn, Putin và Chủ nghĩa dân tộc tại Nga
Quá khứ bao giờ cũng là bài học quý giá cho tương lai. Học để tránh hay học để vượt qua. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị không chỉ học mà tai hại hơn còn vận dụng quá khứ như một vũ khí để thực hiện tham vọng bành trướng của riêng họ.
Có người như Hitler nhắc nhở người dân về một quá khứ vàng son Tổ quốc Đức cần được phục hồi.
Có người vận dụng nỗi đau quá khứ như trường hợp Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình dùng khẩu hiệu “một trăm năm sỉ nhục” để khiêu khích lòng tự ái dân tộc của người Trung Hoa.
Tại sao chiến tranh không nên là “còn cái lai quần cũng đánh”?
Nguồn gốc và sự khác biệt trong quan điểm về chiến tranh giữa phương Tây và phương Đông.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện nay khó có thể được xem là một cuộc chiến điển hình cho thấy sự tôn trọng của các lực lượng tham chiến, mà đặc biệt là Nga, đối với các nguyên tắc pháp luật chiến tranh hay pháp luật nhân đạo quốc tế. Đó là những nguyên tắc được cộng đồng quốc tế đề ra từ lâu và dần được công nhận là tập quán pháp của thế giới.
Từ việc đánh bom vào bệnh viện phụ sản, [1] tấn công vào các công trình dân sự như trường học hay nhà chung cư, [2] khó có thể nói Nga là một “học sinh gương mẫu” của các nguyên tắc cơ bản do luật nhân đạo quốc tế đề ra.
Nato kêu gọi Nga dừng chiến tranh ‘ngay lập tức’
Tóm tắt
- Phó Thủ tướng Ukraine bác bỏ đề nghị đầu hàng do phía Nga đưa ra tại thành phố cảng Mariupol trước 05:00 giờ Moscow 21/03
- Bộ Quốc phòng Nga đã đề nghị mở các hành lang nhân đạo nếu Ukraine hạ vũ khí tại thành phố cảng chiến lược Mariupol
- Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh tại thành phố Mariupol nơi tình trạng giao tranh ác liệt đã lan tới khu vực trung tâm
- Ước tính có khoảng 90% các tòa nhà tại Mariupol bị hư hại hay phá hủy. 300.000 người bị mắc kẹt lại chịu cảnh mất điện, thiếu thức ăn và nước uống
- Trước đó một trường nghệ thuật tại Mariupol, nơi có khoảng 400 người trú ẩn, đã bị tấn công, hội đồng thành phố nói
- Vào ngày 20/03, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã có bài phát biểu qua video trước Quốc hội Israel trong các nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ trên toàn cầu
- “Chúng tôi muốn sống. Những người láng giềng muốn thấy chúng tôi chết,” ông Volodymr Zelensky nói với các nghị sĩ trong Quốc hội Israel
Nga ngày càng bị cô lập – Macron
Sau cuộc họp của NATO trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu – ông nói rằng Nga đang ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.
Ông nói rằng điều quan trọng là tránh leo thang xung đột và đó là lý do tại sao Nato đưa ra quyết định hỗ trợ Ukraine mà không tiến hành chiến tranh chống lại Nga.
Nato cũng đang xem xét lại vị trí chiến lược của mình do hậu quả của chiến tranh, ông nói.
Macron từ lâu đã ủng hộ năng lực quốc phòng lớn hơn của châu Âu và ông quay lại chủ đề này, nói rằng châu Âu nên “gánh vác trách nhiệm của mình”.
Tuy nhiên, theo ông, năng lực này sẽ chứng minh rằng châu Âu là một phần tích cực của Nato chứ không phải là thứ thay thế.
Macron nói rằng các cường quốc phương Tây sẵn sàng gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga nếu cần thiết, vì họ tiếp tục cố gắng để buộc ngừng bắn.
Ông nói: “Những biện pháp trừng phạt này có tác động và hữu hình và chúng ta phải tiếp tục áp dụng vì tác động của chúng”.
24/03/2015: Phi công Germanwings cố tình đâm máy bay để tự tử
Vào ngày này năm 2015, phi công phụ của một hãng hàng không Đức đã cố tình điều khiển máy bay của mình đâm vào dãy núi Alps của Pháp, khiến bản thân anh ta và 149 người khác trên máy bay thiệt mạng. Vào thời điểm bị rơi, chuyến bay 9525 của Germanwings đang bay từ Barcelona, Tây Ban Nha, đến Dusseldorf, Đức.
Máy bay cất cánh từ Barcelona vào khoảng 10 giờ sáng giờ địa phương và đạt độ cao 11,6km lúc 10:27 sáng. Ngay sau đó, cơ trưởng, Patrick Sondenheimer, 34 tuổi, đã yêu cầu phi công phụ, 27 tuổi, Andreas Lubitz, tiếp nhận việc điều khiển máy bay trong lúc anh tạm rời buồng lái, có lẽ là để sử dụng nhà vệ sinh. Lúc 10:31 sáng, máy bay bất ngờ hạ độ cao nhanh chóng, và chỉ 10 phút sau đó đã rơi xuống địa hình đồi núi gần thị trấn Prads-Haute-Bleone, miền nam nước Pháp. Không có người sống sót. Ngoài hai phi công, chiếc Airbus A320 xấu số còn đang chở theo 4 thành viên phi hành đoàn và 144 hành khách đến từ 18 quốc gia khác nhau, trong đó có ba người Mỹ.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, các nhà điều tra đã xác định rằng khi cơ trưởng bước ra khỏi buồng lái, Lubitz đã khóa trái cửa, không cho anh quay vào lại. Có thể nghe thấy tiếng Sondenheimer trong đoạn ghi âm hộp đen của máy bay, điên cuồng hét lên với phi công phụ và cố gắng phá cửa buồng lái. (Kể từ sự kiện ngày 11/09, công ty mẹ Lufthansa đã cho lắp đặt các cửa buồng lái cực kỳ kiên cố. Tuy nhiên, khi chuyến bay của Germanwings xảy ra sự cố, hãng đã không bắt buộc rằng lúc nào cũng phải có hai thành viên phi hành đoàn trong buồng lái như các hãng hàng không Mỹ.) Ngoài ra, dữ liệu bay thu thập được cho thấy Lubitz dường như đã ‘luyện tập’ nhiệm vụ tự sát của mình trong chuyến bay trước đó cùng ngày, khi anh ta cài đặt độ cao của máy bay xuống chỉ còn 30m mỗi khi cơ trưởng ra khỏi buồng lái một thời gian ngắn. (Vì Lubitz nhanh chóng khôi phục lại thông số điều khiển, nên hành động của anh ta đã không bị phát hiện trong suốt chuyến bay.)
Der Zerstörer Russlands
Wladimir Putin hat sich in eine schwierige Lage gebracht. Das macht den Alleinherrscher im Kreml noch gefährlicher.Putins treuester Diener hat Amerika vorgeworfen, es wolle Russland demütigen, spalten und zerstören. Das, so der ehemalige Platzhalterpräsident Medwedjew, werde man aber niemals zulassen. Wer wollte daran zweifeln? Putin und seine willigen Helfer übernehmen das alles selbst.Sie rauben Russland noch den letzten Rest an Würde. Nur verblendete Russen können stolz darauf sein, dass ihre Armee ein friedliches Nachbarland überfällt, in dem ein „Brudervolk“ nichts anderes wollte, als selbst über sein Schicksal zu entscheiden. Russland führt dort einen Eroberungsfeldzug, der die Züge eines Vernichtungskrieges annimmt. Zehntausende Männer, Frauen und Kinder sind ihm schon zum Opfer gefallen, auch Tausende russische Soldaten. Millionen fliehen vor den russischen Bomben und Raketen, mit denen der Kreml ganze Städte in Schutt und Asche legt.
Nga – Uktraine: Lãnh đạo phương Tây đoàn kết sau một tháng nổ ra cuộc chiến
Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên
Tổng thống Mỹ, Joe Biden, sẽ cùng các lãnh đạo phương Tây tới Brussels vào thứ Năm tham dự ba hội nghị thượng đỉnh về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine.
Nato, G7 và EU tổ chức các cuộc họp này, thể hiện sự đoàn kết hiếm thấy ở phương Tây.
Ông Biden sẽ tham gia cả ba cuộc, đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ tới hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels.
Nhưng chuyến thăm của ông tới Brussels không chỉ mang tính biểu tượng.
Nga xâm lược Ukraine đã mang lại cho liên minh phòng thủ phương Tây Nato một nhận thức mới về mục đích của nó. Và khi EU cố gắng chấm dứt phụ thuộc năng lượng với Nga, EU cần xây dựng và củng cố các mối quan hệ khác, đặc biệt là với Mỹ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ xuất hiện qua video với các nhà lãnh đạo NATO và EU.
30 tổng thống và thủ tướng của các thành viên NATO sẽ đồng ý hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine và triển khai lưc lượng quân đội mới với các đồng minh phương Đông. Mục đích của họ là thể hiện sự đoàn kết với Kyiv, dù đó chỉ là một vấn đề.
Nguyễn Ngọc Huy và “Lịch sử các học thuyết chánh trị”
Luật Khoa từng giới thiệu giáo sư Nguyễn Ngọc Huy như một trong “bốn nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa”. [1] Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòa là một sự kết hợp thú vị giữa các tướng lãnh như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và các trí thức nổi danh như Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Ngọc Huy.
Mục “Đọc sách cùng Đoan Trang” hôm nay sẽ giới thiệu tới độc giả bộ hai cuốn của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy: “Lịch sử các học thuyết chánh trị”.
Hai cuốn này được xuất bản năm 1970 và 1971, ở thời kỳ đầu của nền Đệ nhị Cộng hòa, và cũng là lúc Nguyễn Ngọc Huy mới sáng lập ra Đảng Tân Đại Việt (1969). Trước đó không lâu, ông lấy được bằng tiến sĩ chính trị học ở Pháp (1963) và về nước giảng dạy tại Học viện Quốc gia Hành chánh.
Về cơ bản, hai tập sách này tóm tắt các học thuyết chính trị tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, và thú vị thay, có cả những tư tưởng chính trị của người Việt Nam và đang có ảnh hưởng ở miền Nam khi đó.
Luật Khoa từng giới thiệu giáo sư Nguyễn Ngọc Huy như một trong “bốn nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng hòa”. [1] Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòa là một sự kết hợp thú vị giữa các tướng lãnh như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và các trí thức nổi danh như Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Ngọc Huy.
Mục “Đọc sách cùng Đoan Trang” hôm nay sẽ giới thiệu tới độc giả bộ hai cuốn của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy: “Lịch sử các học thuyết chánh trị”.
Hai cuốn này được xuất bản năm 1970 và 1971, ở thời kỳ đầu của nền Đệ nhị Cộng hòa, và cũng là lúc Nguyễn Ngọc Huy mới sáng lập ra Đảng Tân Đại Việt (1969). Trước đó không lâu, ông lấy được bằng tiến sĩ chính trị học ở Pháp (1963) và về nước giảng dạy tại Học viện Quốc gia Hành chánh.
Về cơ bản, hai tập sách này tóm tắt các học thuyết chính trị tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, và thú vị thay, có cả những tư tưởng chính trị của người Việt Nam và đang có ảnh hưởng ở miền Nam khi đó.
Theo ước tính của NATO, có tới 40.000 binh sĩ Nga bị giết, bị thương, bị bắt hoặc mất tích ở Ukraine
+ NATO ước tính có tới 40.000 quân Nga đã thiệt mạng, bị thương, bị bắt hoặc mất tích trong tháng đầu tiên của cuộc chiến của Điện Kremlin, một quan chức liên minh này xác nhận với NBC News.
+ Trong số đó, khoảng 7.000 đến 15.000 quân Nga đã thiệt mạng, theo quan chức giấu tên cho biết.
+ Lầu Năm Góc trước đó đã phủ nhận việc xác nhận bất kỳ ước tính nào được báo cáo về số lượng binh lính Nga đã bị loại khỏi trận chiến.
(Tin từ WASHINGTON) – NATO ước tính rằng có tới 40.000 quân Nga đã thiệt mạng, bị thương, bị bắt hoặc mất tích trong tháng đầu tiên diễn ra cuộc chiến của Điện Kremlin ở Ukraine, một quan chức thuộc liên minh xác nhận với NBC News.
Trong số đó, khoảng 7.000 đến 15.000 quân Nga đã thiệt mạng, theo quan chức này, người giấu tên để chia sẻ đánh giá tình báo mới nhất của NATO về cuộc chiến đang diễn ra.
Hiếu Lê, chiến binh Mỹ gốc Việt ở Ukraine: “Mọi thứ hết sức kinh khủng”
người Mỹ gốc Việt duy nhất đã tham gia đạo quân tình nguyện ở Ukraine đế chống lại cuộc xâm lược của Nga. Từ đầu cuộc chiến, Hiếu đã dùng kinh nghiệm của một cựu quân nhân Hoa Kỳ để đi đến yểm trợ cho người dân Ukraine, và được xếp vào một nhóm hỗn hợp quân nhân tình nguyện của nhiều nước. Anh đã quay lại Mỹ sau hai tuần với câu chuyện kể của mình.
Ngày 6 Tháng Ba, Hiếu Lê viết trên facebook của mình lời nhắn trước khi lên đường “Gói ghém những thứ tôi có thể sử dụng được và tạm biệt gia đình tôi ở California. Tôi buồn khi thấy mẹ mình khóc. Tôi thương lắm như nhưng quyết tâm của tôi vẫn y nguyên. Tôi sẽ đến Ukraine để giúp đỡ người dân ở đó và hy vọng sẽ không lâu nữa, cho đến khi hòa bình ở châu Âu trở lại… Tôi có một người bạn sẽ chở tôi đến cửa khẩu Ba Lan, và liên lạc cơ quan quân sự Ukraine”.
Hiếu Lê từng là lính thiết giáp M1 của Hoa Kỳ từ năm 2010 đến năm 2017. Năm 2012, anh được điều động đến Afghanistan. Dựa trên kiến thức quân sự đã có, Hiếu Lê quyết định tham gia cuộc chiến, câu chuyện của anh cũng được đăng tải trên tờ Task & Purpose, từ lúc bắt đầu tham gia cho đến lúc kết thúc nhiệm vụ.
Khi đến Ukraine, Hiếu Lê cho biết anh có nghĩ đến việc người Nga khi bắt được anh, sẽ trừng phạt hay tử hình làm gương với chính phủ Mỹ, và đó là lý do tại sao anh cố gắng xin ký hợp đồng nhập ngũ chính thức với quân đội Ukraine, với hy vọng rằng anh sẽ được bảo vệ bởi Công ước Geneva. “Tôi và một số người Mỹ nhất trí rằng thà chết trong chiến đấu còn hơn bị bắt”, Hiếu nói.
Hiếu Lê giải thích việc anh đột ngột kết thúc ngừng tham chiến sau hai tuần “Tôi thực sự cảm thấy bối rối, không biết giải thích sao cho đủ về việc phải rời đi sớm. Nhưng bạn đã bao giờ thấy điều gì khủng khiếp và đau lòng đến mức bạn không thể nào tiếp tục nổi chưa? Đối với tôi là như vậy”, Hiếu nói.
Thời điểm Hiếu Lê rời đi, cũng là lúc là các chỉ huy quân đội Ukraine đang phải xét lại việc kêu gọi các tình nguyện viên từ mọi nơi đến chiến đấu chống Nga. Bối cảnh hỗn loaajn dẫn đến việc tiếp nhận nhanh chóng và dễ dãi, bao gồm các thành viên không có kinh nghiệm thực chiến, khai dối về khả năng và kinh nghiệm. Quan trong hơn là có những thành phần muốn được bắn giết và nghiệp ngập muốn tham gia một không khí loạn lạc và hành động tùy tiện.
Phóng viên Andrew Milburn của Task & Purpose cũng tiết lộ rằng nhìn thấy Ukraine đã nhanh chóng lập lại trật tự, thải hồi những tình nguyện viên ghi danh tình nguyện, sau màn kiểm tra về khẩ năng ứng chiến. Một sĩ quan Ukraine nói với Task & Purpose với điều kiện giấu tên rằng các chỉ huy quân đội Ukraine đang rà soát lại về cách họ tuyển dụng người nước ngoài bằng cách tập trung vào các cựu chiến binh được đào tạo chuyên sâu, ưu tiên cho lính bắn tỉa. Hiếu Lê nói anh đã nhìn thấy những tình nguyện viên khai báo dối về việc từng là nhân viên điều hành đặc biệt, nhưng họ lại rất vô kỷ luật và không chuyên nghiệp.
Là một người lính được đào tạo chuyên nghiệp, Hiếu Lê cảm thấy bị sốc vì những điều đó. “Họ dùng các loại thuốc kích thích, ma túy hàng ngày – và không ai biết được những loại ma túy đã được buôn lậu vào vùng chiến sự như thế nào”. Hiếu Lê viết trên Facebook. “Họ muốn làm gì thì làm và các sĩ quan quân đội Ukraine đành ngó lơ hoặc bất lực trong việc ngăn chặn”.
Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?
Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết quả là, giá trị của đồng rúp sụt giảm, tình trạng thiếu hụt gia tăng khắp các bộ phận của nền kinh tế Nga, và chính phủ nước này dường như sắp vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ. Dư luận – và nỗi sợ bị ảnh hưởng lây từ lệnh trừng phạt– đã buộc các doanh nghiệp phương Tây ồ ạt rời Nga. Chẳng bao lâu nữa, Nga sẽ không thể sản xuất các nhu yếu phẩm, cho quốc phòng lẫn tiêu dùng, vì nước này thiếu các thành phần đầu vào thiết yếu.
Phản ứng của thế giới dân chủ đối với hành động xâm lược và tội ác chiến tranh của Moscow là đúng đắn, cả về mặt đạo đức và an ninh quốc gia. Điều đó quan trọng hơn hiệu quả kinh tế. Nhưng những hành động này quả thật mang lại hậu quả kinh tế tiêu cực, vượt xa sự sụp đổ tài chính của Nga; chúng sẽ kéo dài và chẳng mấy tốt đẹp. Trong 20 năm qua, có hai xu hướng đã và đang làm xói mòn toàn cầu hóa, trên hành trình được cho là không ngừng nghỉ của nó. Thứ nhất, những người theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc đã dựng lên các rào cản đối với thương mại tự do, đầu tư, nhập cư, và sự lan truyền các ý tưởng – đặc biệt là ở Mỹ. Thứ hai, việc Bắc Kinh thách thức hệ thống kinh tế quốc tế dựa trên luật lệ và các thỏa thuận an ninh lâu đời ở châu Á đã khuyến khích phương Tây dựng lên nhiều rào cản ngăn không cho kinh tế Trung Quốc hội nhập. Cuộc xâm lược của Nga và các lệnh trừng phạt sau đó sẽ làm cho tình trạng xói mòn này thậm chí còn tồi tệ hơn.
Ukraine drängt offenbar russische Truppen von Kiew weg
Während in der Ukraine mit unerbittlicher Härte weiter gekämpft wird, finden in Brüssel gleich drei Gipfeltreffen statt. In der Nacht wurden Brände in Tschernobyl gelöscht. Das Wichtigste im Überblick.
Genau einen Monat nach dem russischen Angriff auf die Ukraine hat der ukrainische Präsident Wolodymyr Selenskyj die Menschen weltweit zu Protesten gegen den Krieg aufgerufen. „Kommen Sie im Namen des Friedens, kommen Sie mit ukrainischen Symbolen, um die Ukraine, die Freiheit und das Leben zu unterstützen!“, sagte Selenskyj in einer Videoansprache in der Nacht zu Donnerstag.
Auch für die Reaktion der westlichen Länder auf den Krieg soll der Donnerstag ein entscheidender Tag werden: In Brüssel stehen Gipfeltreffen der NATO, der Siebener-Gruppe wichtiger Industrieländer (G 7) und der Europäischen Union (EU) an. Dazu ist US-Präsident Joe Biden nach Europa gekommen. Die Spitzenberatungen sollen nach Worten seines Sicherheitsberaters Jack Sullivan die „nächste Phase“ der militärischen Unterstützung für die Ukraine einläuten.
„Auf diesen drei Gipfeln werden wir sehen: Wer ist ein Freund, wer ist ein Partner, und wer hat sich verkauft und betrogen?“, sagte Selenskyj. Man müsse zusammenarbeiten und verhindern, dass Moskau Mitglieder der NATO, EU oder G 7 auf die Seite des Krieges ziehe. Die Kämpfe in der Ukraine gingen unterdessen mit unveränderter Härte weiter. Auf Befehl von Präsident Wladimir Putin hatte Russland in der Nacht zu Donnerstag, 24. Februar, das Nachbarland angegriffen.
Russische Truppen vor Kiew aufgehalten
Die russischen Einheiten greifen nach Angaben des ukrainischen Militärs weiter zahlreiche Städte und Gebiete an, sind aber bei Kiew am Vorrücken gehindert worden. Beim östlichen Kiewer Vorort Browary seien russische Truppen gestoppt worden, teilte der ukrainische Generalstab mit. Es sei ihnen auch nicht gelungen, ukrainische Verteidigungsstellungen zu durchbrechen, um den nordwestlichen Rand der Hauptstadt zu erreichen. Im Gegenteil sind nach Einschätzung des britischen Geheimdienstes ukrainische Truppen im Nordwesten von Kiew zu erfolgreichen Gegenangriffen übergegangen.Es droht die Wiederholung der alten Fehler
Schon melden sich die Relativierer wieder zu Wort. Dabei haben die Deutschen mit ihrer Weigerung, den Charakter des russischen Regimes zu sehen, zur Katastrophe in der Ukraine beigetragen.
Für einen Moment sah es so aus, als habe der Überfall auf die Ukraine Klarheit in die Einstellung der Deutschen zu Russlands Herrscher gebracht. Es ist offensichtlich, wer diesen Krieg begonnen hat, wer im Recht und wer im Unrecht, wer Opfer und wer Täter ist. Die Raketen auf Wohnhäuser in ukrainischen Städten schienen schlagartig einen breiten Konsens darüber hergestellt zu haben, dass das Regime Wladimir Putins gemeingefährlich, aggressiv und eine existenzielle Bedrohung für die Demokratien in Europa ist. Kurze Zeit konnte man hoffen, jene Querfront, die das leugnet oder relativiert, werde so unbedeutend, dass man sich nicht mehr mit ihr befassen müsste.
Doch nach dem ersten Schock sind in der medialen Debatte in Deutschland schon wieder die vorübergehend verstummten Stimmen jener zu vernehmen, die dem Westen vorwerfen, er sei nicht auf russische Befindlichkeiten eingegangen; die vor einer Eskalation des Konflikts durch Waffenlieferungen an die Ukraine sowie zu harten Maßnahmen gegen Russland warnen; und die den Ukrainern raten, zur Vermeidung weiterer Opfer ihren Widerstand aufzugeben.
«Die Politik der USA war es immer, zu verhindern, dass Deutschland und Russland enger zusammenarbeiten»
Historische, politische und wirtschaftliche Hintergründe des Ukraine-Kriegs
*Jacques Baud hat einen Master in Ökonometrie und ein Nachdiplomstudium in internationaler Sicherheit am Hochschulinstitut für internationale Beziehungen in Genf absolviert und war Oberst der Schweizer Armee. Er arbeitete für den Schweizerischen Strategischen Nachrichtendienst und war Berater für die Sicherheit der Flüchtlingslager in Ost-Zaire während des Ruanda-Krieges (UNHCR-Zaire/Kongo, 1995-1996). Er arbeitete für das DPKO (Departement of Peacekeeping Operations) der Vereinten Nationen in New York (1997-99), gründete das Internationale Zentrum für Humanitäre Minenräumung in Genf (CIGHD) und das Informationsmanagementsystem für Minenräumung (IMSMA). Er trug zur Einführung des Konzepts der nachrichtendienstlichen Aufklärung in Uno-Friedenseinsätzen bei und leitete das erste integrierte UN Joint Mission Analysis Centre (JMAC) im Sudan (2005-06). Er war Leiter der Abteilung «Friedenspolitik und Doktrin» des Uno-Departements für friedenserhaltende Operationen in New York (2009-11) und der Uno-Expertengruppe für die Reform des Sicherheitssektors und die Rechtsstaatlichkeit, arbeitete in der Nato und ist Autor mehrerer Bücher über Nachrichtendienste, asymmetrische Kriegsführung, Terrorismus und Desinformation.
Zeitgeschehen im Fokus Herr Baud, Sie kennen die Region, in der im Moment Krieg herrscht. Welche Schlüsse haben Sie aus den letzten Tagen gezogen, und wie konnte es so weit kommen?
Jacques Baud Ich kenne die Region, um die es jetzt geht, sehr gut. Ich war beim EDA [Eidgenössisches Departement für auswärtige Angelegenheiten] und in dessen Auftrag fünf Jahre abkommandiert zur Nato im Kampf gegen die Proliferation von Kleinwaffen. Ich habe Projekte in der Ukraine nach 2014 betreut. Das heisst, ich kenne Russland auf Grund meiner ehemaligen nachrichtendienstlichen Tätigkeit, die Nato, die Ukraine und das dazugehörige Umfeld sehr gut. Ich spreche russisch und habe Zugang zu Dokumenten, die nur wenige Menschen im Westen anschauen.
Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan
Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang.
Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Quốc.
Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp vũ lực nếu cần thiết.
Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine
Việc Nga xâm lược Ukraine có làm thay đổi tính toán chiến lược của Triều Tiên?
“Tình hình Ukraine chưa bao giờ là không liên quan đến chúng ta.” Khi toàn thế giới tập trung chú ý vào châu Âu, “có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các hành động khiêu khích chiến lược.” Đây là lời của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, gần ba tuần trước khi người dân nước ông đến phòng bỏ phiếu để bầu người kế nhiệm Moon Jae-in.
Thông điệp của Yoon, một nhận xét mạnh mẽ bất thường từ một người khi đó còn là ứng viên tổng thống, là rất rõ ràng. Không chỉ riêng Hàn Quốc chú ý đến tình hình ngày càng phát triển nhanh chóng ở Ukraine, mà cả Triều Tiên cũng vậy. Tuy nhiên, mức độ tác động trực tiếp của khủng hoảng Ukraine đến hành vi chính sách đối ngoại của Triều Tiên, hành động của nước này đối với Mỹ, và thái độ của nước này đối với chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của chính mình, sẽ thế nào? Hơn nữa, với hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây từ Triều Tiên, mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của nước này trong năm 2022 là gì?
Đại biện Ukraine ở VN: Xới lên bài viết về Hồ Chí Minh là ‘tấn công thông tin’, gây thù hằn
Đại biện lâm thời Ukraine ở Việt Nam, bà Nataliya Zhynkina, vừa lên tiếng làm rõ về hai “ấn phẩm” trên báo chí nước bà trong quá khứ nói về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam. Bà Zhynkina khẳng định việc xới lên hai ấn phẩm đó ở thời điểm này là một phần của chiến tranh thông tin, có mục đích gây thù hằn giữa nhân dân hai nước Ukraine và Việt Nam.
Theo quan sát của VOA, trong vài ngày gần đây, một số trang Facebook được cho là của giới dư luận viên Việt Nam, trong đó có trang Tifosi với hơn 233.000 người theo dõi, chỉ ra rằng kênh YouTube “Ukraine 24” và báo mạng “Pravda Ukraine” (Sự thật Ukraine) đã từng đăng video và bài viết bị xem là “hạ thấp” ông Hồ Chí Minh.
Tifosi và các trang của giới dư luận viên, tức những người ủng hộ chính quyền và làm công việc tuyên giáo không chính thức ở Việt Nam, chỉ trích video và bài viết đó vì chúng có nội dung mô tả cố chủ tịch Việt Nam là một “ông già độc tài” gắn bó với Lenin, làm nhiều người Việt chết vì chiến tranh, đất nước Việt Nam bị nghèo đói, không có tự do.
Trong quan điểm của Tifosi và các trang của dư luận viên, ông Hồ Chí Minh là “vĩ nhân” của dân tộc Việt Nam, có công mang lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Vì vậy, họ nhấn mạnh rằng nếu Ukraine “hạ thấp Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đừng mong chúng tôi ủng hộ”.
Giới tinh hoa quyền lực Nga phải hạ bệ Putin
Alfred H. Moses từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Romania và nhiều quốc gia khác. Ông giải thích lý do tại sao sự sợ hãi của người Đông Âu đối với Putin cũng có mặt tốt, và nền tảng quyền lực của ông chủ Điện Kremlin đang rạn nứt ở đâu.
Cuộc xâm lược hoàn toàn vô nghĩa của Nga vào Ukraine hiện đã bước sang tuần thứ tư và chưa có hồi kết. Ngày càng bộc lộ rõ đây là cuộc chiến của riêng Vladimir Putin. Chừng nào Putin vẫn còn nắm quyền, Nga sẽ còn ở bám trụ ở Ukraine, và là mối đe dọa về quân sự đối với Moldova, Gruzia, Azerbaijan và Armenia, tất cả đều là lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ.
Ngay từ đầu, Putin đã thể hiện rõ tham vọng đế quốc của mình, ông ta mong muốn giành lại cho “Nước mẹ Nga” những vùng lãnh thổ đã bị mất khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Ai phải trả giá cho sự vĩ cuồng này? Câu trả lời là: tất cả chúng ta, người Ukraine, người Nga (bao gồm cả những nhà tài phiệt của Putin và quân đội Nga). Ai được lợi? Không một ai. Đã đến lúc phải nêu đích danh kẻ tội đồ và kêu gọi “siloviki”, tầng lớp tinh hoa quyền lực (xuất thân an ninh – NBT) của Nga, hạ bệ Putin.
Das Zukunftsvertrauen der Deutschen ist kollabiert
Die Bevölkerung steht unter Schock. Der Krieg gegen die Ukraine hat zu einem in der Geschichte der Bundesrepublik nie erlebten Zusammenbruch des Zukunftsoptimismus geführt. Nur noch 19 Prozent der Bevölkerung sind für die nächsten zwölf Monate optimistisch gestimmt, die Mehrheit ist dagegen tief besorgt.
Seit 1949 beobachtet das Institut für Demoskopie die Stimmungslage der Bevölkerung. Immer wieder gab es Schockwellen, die den Zukunftsoptimismus angriffen: den Koreakrieg, den Mauerbau, die Ölkrisen in den 70er- und 80er-Jahren, die Rezession Anfang der 90er-Jahre, die New Yorker Anschläge, die Finanzmarktkrise und zuletzt den Ausbruch der Pandemie. Nie war das Zukunftsvertrauen indes so tief erschüttert wie zurzeit.
Die Stimmung war schon vor dem Ausbruch des Krieges verhalten. Aber jetzt kommt zu viel zusammen, um für die nähere Zukunft Raum für unbefangenen Optimismus zu lassen: die nicht enden wollende Pandemie, die hohe Inflation, nun der Ukrainekrieg mit seinen unwägbaren Risiken. Der Krieg dominiert die Sorgen. Dabei stehen für die Deutschen Kriegsängste, die Furcht vor einer unmittelbaren Bedrohung, nicht im Mittelpunkt, auch wenn sie unter dem Eindruck der Ereignisse signifikant zugenommen haben.
Klitschko: Russische Armee in mehreren Gegenden um Kiew zurückgedrängt
Verteidigungsministerium will Ukraine 2000 weitere Panzerfäuste liefern +++ NATO: 30.000 bis 40.000 russische Verluste +++ Stoltenberg: China unterstützt Russland mit „Lügen“ +++ Putin-Vertrauter Medwedew warnt USA vor Atomkrieg +++ Alle Entwicklungen im Liveblog.
Nga-Ukraine: Lực lượng Ukraine giành lại quyền kiểm soát ở phía tây Kyiv
Quân lính Ukraine đang phản công lực lượng của Nga ở một số khu vực của đất nước, và có những báo cáo rằng họ đã giành được một thị trấn gần thủ đô Kyiv.
Chính quyền địa phương ở thị trấn Makariv, nằm ở phía tây của Kyiv, cho biết quốc kỳ Ukraine một lần nữa được tung bay ở đó.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng người dân Ukraine cũng đang đảo ngược tình thế ở một số nơi thuộc miền nam.
Ở thị trấn nhỏ Voznesensk nằm ở phía nam, lực lượng Nga bị đẩy lùi và một đoàn xe bọc thép bị tiêu diệt.
Tuỳ bút về Putin
Người Pháp có câu ngạn ngữ thâm thuý: “Les peuples heureux n’ont pas d’histoire” (Những dân tộc may mắn không có lịch sử). Không có thiên tai, không có chiến tranh, không có anh hùng… Các sử gia không có gì để viết cả! Nước Na Uy vừa được bình chọn là nước hạnh phúc bậc nhất thế giới nhiều năm liền đó thôi. Bởi lẽ, mấy trăm năm nay lịch sử nước này chẳng có gì để viết cả.
Khi Putin mới lên ngôi, một người bạn vong niên của tôi là nữ nhà báo Hồng Thuỷ ở Đài Tiếng nói Việt Nam biết tôi ham đọc sách, nên đã đem đến tặng cuốn sách mới in viết về Tổng thống Putin. Bìa sách có in hình Putin đang múa võ Judo. Trong sách có nhiều hình ảnh Putin đang cởi trần cưỡi ngựa, đang ở trần câu cá…
Đọc hết cuốn sách tôi thấy rất buồn và rất lo cho dân Nga. Bi kịch của các nước lớn như Nga, Trung Quốc là không “may mắn” có quá nhiều “lịch sử”. Người dân của các nước này lại nhiễm phải cái bệnh nan y là thích làm Đại Nga, Đại Hán. Những người lãnh đạo của họ lại mắc chứng vĩ cuồng! Vĩ cuồng đến từng chi tiết ở trần cưỡi ngựa, ở trần câu cá. Người như thế là người dễ hoang tưởng, không phải là người tỉnh táo!
Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Lê Dũng Vova
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm 22/3 kêu gọi Việt Nam “hủy bỏ các cáo buộc có động cơ chính trị” đối với nhà bình luận xã hội Lê Văn Dũng và trả tự do cho ông.
HRW nói một phiên tòa dự kiến ngày 23/3 tại Hà Nội sẽ xét xử ông Dũng (còn được biết tới với tên Lê Dũng Vova) với tội danh tuyên truyền chống nhà nước được quy định tại điều 117 – BLHS.
Theo thông cáo của HRW ngày 22/3, ông Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova) là một trong hơn 60 người “đang bị nhà cầm quyền Việt Nam truy tố hoặc giam cầm chỉ vì lên tiếng phê phán chính quyền”.
Khởi tố, truy nã
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội cuối tháng Tư ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Văn Dũng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự.
Sau đó, nhà chức trách nói ông Dũng bỏ trốn nên ngày 28/5/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định truy nã đặc biệt.
Công an nói ngày 30/6, ông Lê Văn Dũng đã bị bắt khi đang lẩn trốn tại địa bàn xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
Một chính quyền chứng tỏ rõ ràng sự yếu kém, chỉ viết dùng bạo lực chứ không hề biết thuyết phục dân. Bởi vì trước đây và cho đến nay vốn lừa dân là chính nên có tên gọi chính xác là nhà nước công an trị chứ không phải dân chủ.
Balikatan 2022: Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung ‘lớn chưa từng có’
Philippines và Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay tại vùng biển của Philippines, các quan chức Mỹ nói hôm thứ Ba, nhằm thể hiện mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ giữa hai quốc gia trước sức ép khu vực của Trung Quốc.
Hãng tin AFP đưa tin sẽ có gần 9.000 quân nhân Philippines và Hoa Kỳ tham gia cuộc tập trận Balikatan 2022 kéo dài trong 12 ngày trên đảo lớn Luzon. Hoạt động tập trận chung là sự kiện lẽ ra được tổ chức hàng năm nhưng đã bị hủy hoặc hạn chế hai năm qua do đại dịch.
Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 28/3 đến 8/4, với 3.800 lính Philippines và 5.100 lính Mỹ, sẽ bao gồm nhiều nội dung, trong đó có chủ đề an ninh hàng hải, huấn luyện bắn đạn thật, chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo.
“(Hai bên) sẽ cùng nhau tập huấn để mở rộng và nâng cao các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình chung, nhằm tăng cường khả năng ứng phó và sự sẵn sàng của chúng tôi trước các thách thức trong thế giới thực,” Thiếu tướng Jay Bargeron, chỉ huy Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, nói.
Die Russen werden militärisch keinen Erfolg haben“
Als früherer Oberkommandierender der US-Army in Europa hat Ben Hodges schon vor Jahren vor der russischen Aggression gewarnt. Jetzt analysiert er als Mitglied einer Denkfabrik den Ukrainekrieg – und hat eine klare Meinung zur russischen Kriegsführung.
Frederick Benjamin Hodges ist 1958 in Quincy im Bundesstaat Florida geboren. Er besuchte die Militärakademie West Point und wurde 2014 als Drei-Sterne-General Oberbefehlshaber der US-Army in Europa. Vom Hauptquartier in der Clay-Kaserne in Wiesbaden-Erbenheim aus befehligte er bis 2017 die rund 30.000 in Europa verbliebenen amerikanische Soldaten. Heute ist Hodges Mitglied der Washingtoner Denkfabrik Center for European Policy Analysis.
Herr Hodges, aus Moskau hieß es in den vergangenen Tagen immer wieder, bei der „Militärischen Spezialoperation“ in der Ukraine laufe alles nach Plan. Offensichtlich tut es das aber nicht. Was war Ihrer Ansicht nach der ursprüngliche Plan?
Tín hiệu phát đi từ việc Nga dùng tên lửa siêu thanh ở Ukraine
Vì sao quân đội Nga trình diễn “vũ khí sát thương lớn” vào thời điểm này?
Ngày 20/3/2022 Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phóng tên lửa siêu thanh “Dao găm” và tên lửa hành trình “Kalibr” phá huỷ một căn cứ nhiên liệu quân sự lớn tại thành phố Nikolaev của Ukraine. Đây là lần thứ hai Nga sử dụng tên lửa “Dao găm” tại Ukraine. Các chuyên gia quân sự Nga nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, vũ khí siêu thanh được đưa vào thực tế chiến đấu.
Trước đó, ngày 18 Nga đã dùng loại tên lửa này phá huỷ một kho ngầm lớn chứa thuốc nổ tên lửa và bom máy bay của Ukraine. Phía Ukraine không phủ nhận bị tên lửa “Dao găm” đánh phá nhưng lên tiếng phê bình, cho rằng việc đó thể hiện quân đội Nga đã không thể dùng bộ binh để đạt mục tiêu chiến lược mà phải chuyển sang tăng cường dùng cách đánh bom các khu dân cư và dùng vũ khí chính xác cao nhằm làm tan rã ý chí kháng chiến của Ukraine.
Tên lửa siêu thanh là vũ khí sáng giá nhất trong kho vũ khí của Nga. Vì sao Nga chọn thời điểm này để phóng tên lửa “Dao Găm” bắn phá một kho đạn dược không có gì quan trọng nổi bật?
Ngày 20/3, một chuyên gia quân sự giấu tên đã trao đổi ý kiến với phóng viên Thời báo Hoàn Cầu. Ông cho biết, mục tiêu đánh phá của Nga hiện nay bắt đầu chuyển sang các cơ sở cung cấp và sửa chữa ở hậu phương quân đội Ukraine. Hành động nói trên nhằm làm suy yếu năng lực tác chiến lâu dài của quân đội Ukraine.
Hòa bình và Phẩm giá
Cái giá của hòa bình, tất nhiên là rất đắt. Nhưng cũng không phải vì thế mà người ta chấp nhận trả tất cả để đổi lấy, vì có nhiều thứ còn quý giá hơn.
Đến thời điểm này, cuộc chiến tranh xâm lược của Putin đã cướp đi sinh mạng hơn 2 nghìn người Ukraine, khiến 3.5 triệu người phải chạy tị nạn sang nước ngoài; thành phố, làng mạc nhiều nơi đã trở thành gạch vụn, những di chứng tâm lý thì không thể đong đếm cho hết được… Nhưng, người Ukraine đã không “đổi đất lấy hòa bình”, không đổi lòng tự tôn để lấy bình yên giả tạo, không đổi tự do để được nhận sự yên thân. Một cuộc chiến chết chóc, nhưng trong tư thế ấy, nó là biểu hiện của ý thức nhân phẩm, lòng yêu tự do và tinh thần kiêu hãnh.
Không ai ủng hộ chiến tranh cả, thế giới văn minh lên án mọi hình thức bạo động, nhưng con người văn minh hiểu được thế nào là một đời sống vô nghĩa, và thế nào là một đời sống có phẩm giá. Sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được sự yên thân là lối hành xử của nô lệ.
Những thứ diễn ngôn lấy “hòa bình” làm quy chiếu và là giá trị tối hậu thường là một mưu toan, nhằm ru ngủ người dân, giam nhốt họ trong những giáo điều ẻo lả, tiêu diệt sức đề kháng và phản kháng, nhúng toàn bộ xã hội vào một chiếc ao tù của sự hài lòng. Loại diễn ngôn này, không những khiến con người trở nên yếu nhược, mà hơn thế, còn gây nên nỗi sợ hãi mơ hồ kinh niên cùng với những giằng xé trong lựa chọn, cho đến khi sự thỏa hiệp được đặt định hoàn toàn trong mỗi cá nhân.
“Chúng ta đang được sống trong hòa bình, hãy nhìn đi, thấy chiến tranh chết chóc tang thương như thế đó, biểu tình bất ổn như thế đó…, hãy biết ơn và bằng lòng…”. Đại loại như thế. Cứ từ ngày này qua ngày khác, người ta gieo rắc vào đầu những thế hệ nối tiếp cái tâm thức an phận. Chuyện đúng – sai, hay – dở, tốt – xấu v.v. dần thành mờ nhạt, và trở nên vô giá trị. Nó tạo thành một cộng đồng tê liệt mọi ý thức về nhân phẩm, lương tâm và cả các quyền con người căn bản mà “tạo hóa ban cho” họ.
Ukraine và những hệ quả không định trước
Đại dịch Corona chưa qua thì xung đột Ukraine đã ập tới như “tai họa kép”. Putin đã tung hàng trăm ngàn quân xâm lược Ukraine từ 24/2/2022, vi phạm luật quốc tế và đe dọa trật tự thế giới. Đó là một biến số (game changer) tạo ra bước ngoặt mới cho một thời kỳ xung đột giữa các nước lớn như trong thế kỷ 20. Sự kiện đó đang làm đảo lộn bàn cờ địa chính trị tại châu Âu, với những hệ quả không định trước (unintended consequences).
Diễn biến bất ngờ
Một nguyên tắc cơ bản trong binh pháp là “biết mình biết người”. Putin đã mắc sai lầm lớn vì đánh giá quá thấp đối phương và đánh giá quá cao bản thân. Ông quá tự tin vào sức mạnh của mình vì thói ngạo mạn của người cầm quyền quá lâu trong thể chế độc tài, quen được người ta sùng bái. Putin tưởng rằng chỉ cần tập trung quân dọc biên giới là đủ làm Ukraine sụp đổ, và chiến dịch quân sự đặc biệt là “một cuộc dạo chơi” (pushover).
Putin đã ngạo mạn coi Zelensky chỉ là một danh hài chứ không phải là một chính khách. Vì vậy mà Putin và nhiều người đã bị bất ngờ khi Zelensky dũng cảm lãnh đạo Ukraine chống lại đội quân xâm lược hùng mạnh hơn của Nga, dù “bị bỏ rơi”. Zelensky đã truyền cảm hứng không chỉ cho hàng triệu người Ukraine kháng chiến, mà còn làm cho thế giới khâm phục, và làm cho các nước phương Tây phải tăng cường viện trợ cho Ukraine.
Wer nicht zum Z hält, gilt als Verräter
Viele im Westen erinnert der Krieg in der Ukraine an längst überwunden geglaubte Zeiten. Gewalt stand jedoch schon am Beginn von Putins Herrschaft.
in Schwarz, die in Russland dieser Tage Demonstranten davonschleppen, haben neuerdings ein Zeichen am Helm: das Z. Es prangt auch an Panzern und Haubitzen, aus denen russische Soldaten ukrainische Stellungen und Wohnblocks beschießen. Das Z soll sich ableiten aus der englischen Transkription des russischen Wortes „für“, steht „für den Sieg“, oder „für den Präsidenten“, auch für „Schutz“.
Staatsdiener organisieren Autokorsos im Zeichen des Z, sie lassen Eisenbahner, Studenten, in Kasan an der Wolga sogar todkranke Kinder aus einem Hospiz in Z-Formation antreten, um zu zeigen, dass sie Wladimir Putins bisher schwerwiegendste Entscheidung unterstützen: die „militärische Spezialoperation“ gegen die Ukraine. Im Zeichen des Z sind in Russland letzte Inseln der Freiheit verschwunden. Wer nicht zum Z hält, gilt als ein Verräter.
Hải quân Mỹ: ‘Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn một số đảo nhân tạo trên Biển Đông’
Trung Quốc đã quân sự hoàn toàn ít nhất 3 trong số các đảo nhân tạo trên Biển Đông, bao gồm trang bị hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, thiết bị laser và gây nhiễu, cùng máy bay chiến đấu. Đây được xem là một động thái gây gia tăng căng thẳng tình hình, đe dọa đến tất cả quốc gia lân cận, hãng tin Associated Press (AP) dẫn tuyên bố từ một quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ vào ngày 20/03.
Trả lời phỏng vấn của AP, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John C. Aquilino nói rằng những hành động gây hấn này tương phản trắng trợn trước những tuyên bố trấn an của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước đây rằng sẽ không biến các đảo nhân tạo ở vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông thành những căn cứ quân sự.
Theo Đô đốc John C. Aquilino thì những hành động này cho thấy Trung Quốc đang phô trương sức mạnh quân sự.
“Tôi nghĩ trong vòng 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự lớn nhất kể từ thời Thế chiến lần 2,” Đô đốc John C. Aquilino trả lời phỏng vấn của AP. “Họ cũng đã tăng cường năng lực và tiến trình vũ khí hóa này đang gây nên bất ổn trong khu vực.”
Viele im Westen erinnert der Krieg in der Ukraine an längst überwunden geglaubte Zeiten. Gewalt stand jedoch schon am Beginn von Putins Herrschaft.
Die Polizisten in Schwarz, die in Russland dieser Tage Demonstranten davonschleppen, haben neuerdings ein Zeichen am Helm: das Z. Es prangt auch an Panzern und Haubitzen, aus denen russische Soldaten ukrainische Stellungen und Wohnblocks beschießen. Das Z soll sich ableiten aus der englischen Transkription des russischen Wortes „für“, steht „für den Sieg“, oder „für den Präsidenten“, auch für „Schutz“.
Staatsdiener organisieren Autokorsos im Zeichen des Z, sie lassen Eisenbahner, Studenten, in Kasan an der Wolga sogar todkranke Kinder aus einem Hospiz in Z-Formation antreten, um zu zeigen, dass sie Wladimir Putins bisher schwerwiegendste Entscheidung unterstützen: die „militärische Spezialoperation“ gegen die Ukraine. Im Zeichen des Z sind in Russland letzte Inseln der Freiheit verschwunden. Wer nicht zum Z hält, gilt als ein Verräter.
Autokratischen Herrschern hilflos ausgeliefert
Putin hat historische Traumata in Hass verwandelt. Er führt sein Land in die Selbstzerstörung. Viele Russen folgen ihm auf diesem Weg. Ein Gastbeitrag.
Der Punkt, an dem die russische Gesellschaft um ihres eigenen Schicksals willen aufwachen und sich zu Wort melden müsste, ist jetzt erreicht. Und sie meldet sich: Zehntausende, Überlebende des vergangenen Jahrhunderts und Digital Natives der Jetztzeit, haben in Dutzenden Städten ihre Stimme erhoben und barbarisch schwere Strafen auf sich genommen.
Angehörige verschiedener Professionen haben mit vollem sozialem Risiko ihren Protest artikuliert. Und dazu kommt der Strom begabter, weltläufiger, erfolgreicher Menschen, die in Scharen das Land verlassen, ihre Wohnungstüren abschließen, ihre Autos stehen lassen, ihre Devisen zusammenkratzen, um ein Ticket nach Tiflis, Jerewan oder Istanbul zu bekommen und weiter in den Westen zu fliegen. Sie alle haben eine Entscheidung getroffen, deren existenzielle Schwere wir uns kaum vorstellen können. Das summiert sich schon jetzt zu einer zivilisatorischen Katastrophe, die an die früheren Wellen eines geistigen, künstlerischen, unternehmerischen Exodus und an die lange Geschichte einer immer neuen, gewaltsamen Verstümmelung der eigenen reichen humanen Potentiale Russlands anschließt.
TS. Nguyễn Bá Sơn: Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông
Việc vừa qua phía Trung Quốc tập trận xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam đúng vào thời điểm đang diễn ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở Đông Âu đã gây ra những tranh luận và suy luận trong nội bộ nhiều người Việt Nam. Ngày 07/03/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã phải có phản ứng về vấn đề này. Không phải là chuyên gia về Trung Quốc, nhưng do có một thời gian được tham gia đàm phán về biên giới lãnh thổ nên tôi muốn được chia sẻ đôi điều suy nghĩ của mình. Mong rằng sẽ không ai cho là “múa rìu qua mắt thợ”.
Trung Quốc là một dân tộc vĩ đại, nhân dân Trung Quốc rất tốt, hào hiệp, kiên cường, cần cù và vô cùng năng động, tài hoa. Nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh cổ đại huy hoàng, có những đóng góp không thể phai mờ cho sự tiến bộ của nhân loại, và duy nhất còn tồn tại, phát triển cho đến ngày hôm nay. Trung Quốc là thị trường rộng lớn nhất thế giới mà mọi quốc gia trong mọi thời đại đều mơ ước được giao thương. Công cuộc cải cách mở cửa do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào năm 1978 đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc, đưa nước Trung Hoa đông dân và ngèo nàn lạc hậu trở thành một cường quốc giàu có và hiện đại. Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, từ Triều đại Nhà Thương – khoảng 1500 TCN, chưa bao giờ nước Trung Quốc lại phát triển hùng cường như ngày hôm nay.
Nhưng cũng chính dân tộc vĩ đại đó, nền văn minh huy hoàng đó đã sản sinh ra Chủ nghĩa đại Hán (Hán bản vị) mà một trong những biểu hiện hay được các học giả nhắc đến là chính sách bành trướng. Tiềm lực kinh tế – quốc phòng hùng mạnh ngày hôm nay càng làm cho biểu hiện này trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết.
Giám đốc tình báo Ukraine: giới tinh hoa của Nga muốn Putin ra đi, đã xác định người kế vị
Giới tinh hoa Nga được cho là đang lên kế hoạch loại bỏ Tổng thống Vladimir Putin, theo tình báo Ukraine, với một người kế nhiệm đã được tính đến.
Tuyên bố gây kích động đến từ Giám đốc Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine vào hôm nay Chủ nhật, thông qua một bài đăng trên trang Facebook chính thức của bộ. Bài viết táo bạo bắt đầu bằng câu “Ngộ độc, bệnh tật đột ngột, tai nạn – Giới tinh hoa Nga cân nhắc khả năng loại bỏ Putin.“
“Trong môi trường của giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Nga, một nhóm những người có ảnh hưởng chống lại [Vladimir Putin] đã được hình thành”, bài đăng có đoạn. “Mục tiêu của họ là loại bỏ Putin khỏi quyền lực càng sớm càng tốt và khôi phục các mối quan hệ kinh tế với phương Tây, vốn đã bị hủy hoại do cuộc chiến ở Ukraine.”
Theo bài viết, nhóm người được viện dẫn không chỉ lên kế hoạch ám sát Putin, mà còn quyết định chọn một người kế nhiệm tiềm năng: Alexander Bortnikov, người hiện đang giữ chức vụ Giám đốc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSS), và đang lãnh đạo hoạt động phân tích về dân số và khả năng quân sự của Ukraine trước cuộc xâm lược mới đây.
Vị giám đốc tuyên bố rằng Putin và Bortkinov gần đây đã có một cuộc tranh cãi gay gắt khi tổng thống Nga đổ lỗi cho cấp dưới về những khó khăn trong việc tiếp quản Ukraine. Bortkinov được cho là đang làm việc với nhóm trong giới tinh hoa Nga để tìm ra những biện pháp tiềm năng nhằm loại bỏ Putin.
“Chính Bortnikov gần đây đã không còn ủng hộ nhà độc tài Nga”, bài viết viện dẫn. “Lý do chính thức dẫn đến sự suy sụp của lãnh đạo FSS là những tính toán sai lầm chết người trong cuộc chiến chống Ukraine. Chính Bortnikov và bộ phận của ông đã phải chịu trách nhiệm phân tích quan điểm của người dân Ukraine và năng lực của quân đội Ukraine.”
Khả năng Putin bị buộc thôi quyền lực, bằng cách ám sát hoặc các biện pháp khác, đã là một chủ đề bàn tán liên tục trên chính trường thế giới kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu. Vì cuộc xung đột đó đã gây ra những tổn thất to lớn cho người dân Ukraine và kết quả là các biện pháp trừng phạt kinh tế đã làm tê liệt đối với Nga, ý niệm này tuy gây tranh cãi, song vẫn tồn tại.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, thuộc bang Nam Carolina, gần đây đã bị chỉ trích vì liên tục ám chỉ rằng Putin phải bị ám sát để chấm dứt xung đột Ukraine. Các chuyên gia cảnh báo rằng những lời hùng biện như vậy có thể gây ấn tượng rằng chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ ý đồ phản nghịch.