VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 35)

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 35)

Ngụy Hữu Tâm

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào lúc chuẩn bị SEAGAMES, cũng là dịp để ĐCSVN qua hệ thống tuyên truyền cho dân chúng chỉ tập trung mối quan tâm của mình tới các cuộc chơi, mà quên đi những vấn đề nóng bỏng của đất nước: Quốc tế là quan hệ Nga và Ukraina và liên quan tới nó là Hoa Kỳ-Trung Quốc, Biển Đông, ASEAN-Hoa Kỳ…, trong nước là kết quả hội nghị trung ương và phe phái „uỵch nhau“, hoạt động chống phong trào dân chủ, vấn đề đất đai, tham nhũng,…

Tôi vừa có kỷ niệm là buổi ra mắt cuốn sách „Crazy Housecủa anh TTChi và chị ĐVNga, hai kiến trúc sư học Nga về, có lẽ dịch ngôi nhà khùng thì hay hơn là ngôi nhà điên chăng? Buổi lễ nhằm để giới thiệu ngôi nhà mang tên này ở thành phố Đà Lạt, do chị Nga thiết kế và xây dựng từ đầu, nay đã trở thành khách sạn. Cuốn sách dùng 4 thứ tiếng là Việt, Anh, Nga và Trung, bởi lẽ ra còn phải có tiếng Pháp và Đức nữa, nên tôi mới được mời tham gia. Nhưng có lẽ số khách du lịch 2 nước này không thỏa mãn nhu cầu gia chủ nên không đáng cho vào cuốn sách chăng? Buổi họp trực tuyến nên chúng tôi thấy được chị Nga, bà lão 84 tuổi nhưng qua phẫu thuật thẩm mỹ nên nhìn không quá tệ, chị có trao đổi với thính giả.

Anh Chi mời nhiều khách, có cả đại diện Nga ở Hà Nội. Anh ĐTH bạn và hàng xóm tôi, cũng kiến trúc sư và bạn học 2 vị trên, tuy được mời nhưng không đến dự, khi tôi về kể chuyện, chêm vào: „sao không mắng chúng nó xâm lược Ukraine“. Khách mời phần đông Nga về, ủng hộ Putin xâm lược, hơn nữa phép ngoại giao ai cho làm thế.

Những diễn giả đều là các cụ già nên lắm lời, toàn nói về mình mà ít về cuốn sách hay 2 tác giả nên chán ngắt. Có giới kiến trúc tài trợ nên nơi diễn ra cuộc ra mắt sách sang trọng, nhưng ăn trưa (diễn giả nói dài quá, đến 11h45 mới kết thúc) xa mà phải thực sự „ăn chay“ nên chưa đạt.

Nhưng hay nhất có lẽ lại là, người dự đều thống nhất: tuy nói ngôi nhà khùng, thế nhưng chủ nhà, chị Nga lại chẳng khùng, trái lại là người sáng giá duy nhất trong số các con Trường Chinh  (khá đông, y như các lãnh tụ +S khác, như MR (dĩ nhiên là con ‚rơi’), VNG hay LDz). Những người khác hỏng cả. Nhất là ĐVB, con út nên được mẹ chiều, cùng khóa 9 ĐHTHHN với tôi nhưng khoa Văn, sau NPT một khóa, cuối đời làm đến hiệu trưởng trường Viết Văn Nguyễn Du thì quá tệ. Hình như tôi chưa kể vụ bê bối khi làm TS ở Berlin phải nhờ đến anh CDA, khi ấy đang làm TSKH, ở cùng viện Hóa Hữu cơ VHLKH CHDC Đức với A. Merkel tại Adlershof, mà sau này khi nào có dịp ghé Sài Gòn đều mời anh đến nói chuyện, bí thư chi bộ khối VHLKH, cứu do can thiệp với ĐSQ Việt Nam tại Berlin, mới thoát. Thế nhưng anh này khi tiếp cháu Frey khi tôi đưa ông đến thăm. bởi lẽ  ngoài VNG, Frey cũng rất thân với TC, lại rất đường hoàng, hoàn toàn  toàn khác với VĐB mà bài trước tôi có kể.

Một kỷ niệm nữa là buổi ra mắt cuốn sách „Thuyết màu“ của J.W. von Goethe do 3 người chúng tôi dịch và biên tập, tôi dịch chính nên được mời nói, tại Viện Goethe Hà Nội. Khách đến dự đến khá đông do tôi kịp thông báo bạn bè, dẫu cho nó diễn ra trùng với buổi khai mạc SEAGAMES, 19h30 ngày 12 tháng 5. Khá thành công vì chúng tôi đã nói được hết những khó khăn khi dịch và truyền bá triết học Đức ở Việt Nam, và nói chung là việc làm sách. Buổi họp là thực tuyến nên con gái tôi ở Praha theo dõi được, có gọi ngay về cho mẹ (kế) bảo sao thấy bố ngồi trông khổ sở thế, con gái quan sát sao tinh thế. Bố đang ốm mà, dự được là may.

Cũng nên nhắc một sự việc nữa là thày Đỗ Mộng Châu, thày cũ (nói thày cho sang trọng chứ ông chẳng dạy chúng tôi giờ nào, ông chỉ dạy những lớp dưới, tiểu học mà thôi) của chúng tôi ở trường Moritzburg, cũng vừa viết xong hồi ký (tháng 12 năm 2021) và từ Nha Trang, có gửi cho tôi đọc và nhận xét. Ở tuổi trên 90 (ông hơn tuổi tôi đúng một con giáp) mà còn minh mẫn để viết hồi ký thì đáng nể quá. Tuy chỉ dài 55 trang nhưng cũng tạm đủ cho một cuốn sách, dù chưa biết bao giờ in hay chỉ để con cái trong nhà đọc. Nhân đây cũng phải nói, ông thày cũ mà tôi qúy nhất là ông Lê Đức Phúc, chủ biên cuốn từ điển Đức-Việt do NB Thế giới  in từ năm 1986, mà tôi vừa biên tập lại để sắp tới (trong năm nay, lẽ ra từ năm ngoái nhưng do covid 19 mà bị trễ) sẽ tái bản. Viết để con cháu xem thì được. Thày nhớ rất kỹ lai lịch gia đình, kỷ năm thời những 30 năm, 40 trở đi. Hay nhất là thày cũng sang Tâm Hư, Nam Ninh, Trung Quốc cuối năm 1951 để theo học ở Khu học xá Trung ương nên có những trải nghiệm giống hệt tôi và kể lại trong hồi ký, nhất là đoạn xem nông dân Trung Quốc trong CCRĐ (Cải cách Ruộng Đất, Việt Nam học Trung Quốc mà) xử tử địa chủ thế nào, tôi hoàn toàn không thể tưởng tượng ra chuyện đó được, ở đứa trẻ mới 7 tuổi. Sau thày lại cũng được Bộ Giáo dục cử sang dạy chúng tôi tại trường Moritzburg cùng các thày cô Đức 4 năm. Rất đáng tiếc là thày kể rất ít những trải nghiệm ở đây, nhưng tất nhiên có kể buổi ông Hồ sang thăm chúng tôi, thậm chí còn nhớ kỹ hơn tôi, là có nhắc lại, ông nêu Minister für Volksbildung (Bộ Giáo dục) mà tôi quên chi tiết này. Nhân đây cũng xin nhắc lại, ông Hồ có thói quen hay khoe mẽ, ‚sửa lưng’ người khác. Cha tôi cũng có trải nghiệm đó và đã kể lại chúng tôi nghe, nhưng dĩ nhiên với ý tích cực. Năm 1957, khi Tổng thống Indonesia Sukarno đến thăm trường ĐHTHHN, ông Hồ đi tháp tùng. Cha tôi nghe ai bày gọi Bung tương ứng với Bác ở tiếng Việt cho sang trọng, như Bác Hồ ở Việt Nam ta, nhưng lại không kỹ nên măc sai lầm. Ông gọi Bung Sukarno, trong khi lẽ ra phải là Bungkarno, bởi vì Su trong tiếng Indonesia đã là ông rồi nên không thể gọi Bác ông được. Lẽ ra cải chính là đúng thôi.

Trong khi hầu như tất cả các thày cô người Việt chúng tôi trở lại Đức học đại học thì thày Châu có số phận khác, dạy tiếng Đức rồi về làm nghề phiên dịch, cuối cùng phiên dịch ở Đại sứ quán Đức cho đến khi về hưu, nghĩa là từng có trải nghiệm cả với Đại sứ CHDC Đức lẫn CHLB Đức, quá tuyệt vời. Thày cũng kể nhiều lần dịch cho ông Hồ khi ở Đại sứ quán Đức, Đại sứ gặp ông, nhưng ông đủ khôn chuyển nói tiếng Pháp với ông này.

Thế nên ở đây phải nói, trải nghiệm thày khác tôi, rất cụ thể là ông Hồ và ‚giải phóng Miền Nam’, thày đã thần tượng hóa cá nhân và sự kiện này. Âu cũng là lẽ thường tình ở đời. Chênh nhau đến cả một con giáp, lại sản xuất thân rất khác biệt. Có vậy hồi ký mới hay, lịch sử và mọi sự cũng vậy, phải nhìn từ những góc độ khác nhau mới chính xác được. Chưa nói vấn đề bịa đặt. 

Đến nhà anh Phạm Việt Hưng, đang cư ngụ và giảng dạy ở Sydney, Australia, mừng anh về thăm quê nhà ít tháng, tình cờ ở đây nhân thể kỷ niệm sinh nhật lần 82 anh Chu Hảo. Anh Hảo nói chuyện cụ Võ Văn Kiệt. Khoảng năm 2005 có người hỏi cụ làm sao cụ sống khỏe mạnh thế. Cụ ấy bảo không có lời khuyên nhưng kinh nghiệm thì có một số để chia sẻ. Ba kinh nghiệm chính là về mặt tinh thần hãy sống thoải mái, đừng thù hận, đừng kèn cựa, đừng thất vọng. Về mặt thể chất hãy luôn hoạt động. Và sau 50 tuổi nên có một bác sỹ mà mình tin cậy để thường xuyên thăm khám. Rồi anh kể về cái Lý sự Trung Hoa, chính anh là người viết bài này hồi những năm 1990. Anh nói về Lương Khải Siêu. Hãy dành vài phút trong ngày xuất ra khỏi dòng đời mà nhìn lại cuộc đời. Một tuần cũng nên thế, và một năm cũng nên thế. Người có trí tuệ càng cao thì càng nên xuất khỏi dòng đời để mà ngắm nó, chiêm nghiệm nó. Nhưng cái lý sự phổ quát hơn cả là 1 Trung Tâm, 2 Một chút, 3 Quên, 4 Có và 5 Phải.

1 Trung tâm tức là lấy sức khoẻ là trung tâm. Thường xuyên chăm sóc cơ thể cả thể chất và tinh thần, lấy sức khoẻ làm vấn đề trung tâm, cốt lõi nhất.

2 Một chút, là cho phép mình sống thoải mái một chút, hồ đồ một chút. Thoái mái tý chút là đừng quá câu nệ các nguyên tắc. Hồ đồ một chút là có thể sai, nhưng chính những cái hồ đồ đó đôi khi cho ta nhận thức mới, làm gân ta chùng xuống.

3 Quên là quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên Thù hận.

4 Có là có gia đình, có nhà, có bạn bè, và có sổ tiết kiệm.

5 Phải là phải tinh tế lịch sự (đó là tôn trọng mọi người xung quanh, là văn minh); phải biết nói chuyện (đừng quá dài, quá lố, phải hấp dẫn, hóm hỉnh,…); phải biết tự mình trở thanh bình thường (sau cả đời phấn đấu thành ông nọ bà kia hãy về bình thường trước khi về với đất); phải vận động (chớ ngồi lỳ mà thêm bệnh); phải biết để lại giá trị gì đó sau khi chết.

Lúc vào tiệc anh Hảo kể về câu chuyện “Ngoại giao nước mắm”. Anh kể năm 2006 anh tháp tùng Bà Nguyễn Thị Bình đi hội nghị các nước nói tiếng Pháp. Bà Bình ngồi giữa, Anh Hảo ngồi bên phải bả, Tôn Nữ Thị Ninh ngồi trái. Lúc hội nghị đang diễn ra, Bà Bình nháy ảnh ra ngoài để đi sang phòng khác, tại dó Tổng Thống Pháp Jaques Chirac đang chờ. Đi được đoạn Bà Bình bảo anh Hảo quay lại xin Bà Tôn Nữ Thị Ninh chút nước hoa, để sức lên mu bàn tay. Bà biết khi gặp thế nào ông Tổng Thống nịnh đầm Jacque Chirac sau khi hôn hai má bốn lần sẽ cầm tay bà thơm. Nhưng sáng nay bà ăn phở, có thể còn mùi nước mắm phảng phất đâu đó. 

Quả vậy khi cửa phòng mở Tổng Thống Pháp đã chào đón bà thân tình như vậy. Bà nháy mắt với Chu Hảo ý nói “Đấy, đúng chưa”. Bà Bình có nhiệm vụ phải thuyết phục Tổng Thống Pháp đồng ý tiếp Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ông bảo làm sao tôi có thể tiếp một Thư ký Đảng với nghi lễ quốc gia được. Bà Bình nói “Mais chez nous, c’est lui qui est le Roi” (Nhưng ở nước tôi, chính ông ta là Vua). Ông Chiracs nói vì tình bạn giữa tôi và Bà tôi sẽ cố gắng tiếp Lê Khả Phiêu ở mức cao nhất. 

Sau đó, trong chuyến thăm của Lê Khả Phiêu, Tổng Thống Pháp đã cho bắn 21 phát đại bác. Nhưng tối đó không có Quốc Yến với sự có mặt của các nhân vật cao cấp và Đoàn Ngoại Giao. Do đó, sự tiếp đón Lê Khả Phiểu vẫn không phải ở tầm Quốc gia. (Tuy vậy báo chí VN đăng hoành tráng lắm). 

Câu chuyện “ngoại giao nước mắm” đó cho chúng ta hiểu ai là nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam và ông nguyên thủ ấy đã không được quốc tế công nhận như thế nào. 

Anh Hưng cũng còn trao cho mọi người bản photo cuốn sách sắp tới anh ra ở chỗ anh Chu Hảo, NXB Tri thức: „Louis Pasteur–Gregor Mendel & cuộc cách mạng trong sinh học và y khoa (1822-2022)“. Hợp thời quá. Anh Hưng đầy nhiệt huyết với đất nước và phổ biến khoa học, nâng cao dân trí đến thế thì thôi.

Ở buổi này, gặp T Hùng anh có nhắc về vụ lá cờ rách của hoạ sỹ Mai Duy Minh. Hóa ra cái đáng nói không phải là lá cờ rách mà là đôi mắt của anh lính cầm cờ cơ, đầy sự dã man. Thâm ý tác giả có lẽ là dã man thắng văn minh cơ. Triết lý quá. “Chiến thắng Điện Biên Phủ” Mai Duy Minh, không được triển lãm vì lý đó cơ. Điện Biên Phủ chỉ là cái cớ. Bắt đầu từ khi ngọn cờ Điện Biên Phủ được cắm lên, thì sự dã mãn đã chiến thắng văn minh, toàn trị đã chiến thắng tự do. Từ đấy mở màn cho giết địa chủ, tiêu diệt tư sản, kìm kẹp trí thức (các vụ cải cách ruộng đất, tư bản tư doanh, Nhân Văn Giai Phẩm,….) và còn dài đến tận bây giờ. Xem tranh của mình mới nhận ra quá trình nào đã chiến thắng. Hoá ra, hội hoạ gợi mở và kích thích không thua âm nhạc, đầy triết lý, có khi còn hơn nữa kia. Nhưng đó mới chỉ là một góc độ để xét vấn đề mà thôi. Trao đổi với một anh bạn am hiểu nghệ thuật thì anh ta bảo: „Ông đánh giá họa sĩ cao quá, về mặt mỹ thuật thì anh ta chưa xứng với nhận xét đó đâu“. Cũng có thể tôi lầm khi bị ấn tượng choáng ngợp ban đầu, chỉ qua một bức tranh mà phán xét nghệ sĩ chăng. Mong bạn T Hùng cho ý kiến trên VNTB.  

Buổi gặp gỡ tại nhà anh Phạm Việt Hưng nhân sinh nhật lần 82 của anh Chu Hảo thật ý nghĩa và đầy ắp sự kiện.

Nhân chuyện hôn tay và nịnh đầm, xin trở lại những ngày này năm 1976 kể câu chuyện cũ cũng khôi hài chẳng kém. Đó là lần tôi đi dịch cho đoàn VHLKHVN, mà khi ấy còn là UBKHXH, sang dự kỷ niệm 275 năm thành lập VHLKH Đức, quá ư sang trọng  mà VHLKHCHDC Đức vơ vào của mình, không hề đoái hoài tới CHLB Đức. Đoàn trưởng là cụ NKT, ủy viên TW Đảng (xin hiểu cho là cao hơn Bộ trưởng), phía Đức cũng hiểu như thế. Cả tuần lễ lạt rất nghiêm trang, sang trọng. Cuối cùng, ở điểm nhấn là buổi tiệc chiêu đãi của Chủ tịch nước CHDC Đức Willi Stoph tại Phủ Chủ tịch. Lần đầu tiên tôi được dự một sự kiện như thế nên đầy ấn tượng vì là thằng nghiên cứu sinh quèn đi phục vụ ‚sếp’ chứ không được ở tư cách là phó‚sếp’ như anh C Hảo. Nhưng đáng nói là cụ NLT, củng nổi tiếng ‚nịnh đầm’ chẳng kém gì Jacque Chirac.

Cụ NKT khi ấy tuổi U70, cao to, bụng bự chẳng kém gì Tây vì vốn ở Nga lâu. Ăn buffet rất sang trọng, rất đông khách ở một hội trường Phủ Chủ tịch nên rộng mênh mông. Sàn gỗ đánh xi bóng loáng nên đoàn Việt Nam, có cán bộ VHLKH CHDC Đức tháp tùng, tất cả gần chục người, đều yên vị ngại đi lại, dù là buffet. 

Tình cờ bàn ăn bên cạnh bàn chúng tôi lại là bàn của các viện sĩ VHLKH CHDC Đức. Nói tới viện sĩ VHLKH, thường ai cũng nghĩ đến các cụ già hom hem. Nhưng trong đó lại có một viện sĩ ngành toán học, chắc chắn cũng như Ngô Bảo Châu bên Việt Nam ta. Ông dĩ nhiên cũng có bà vợ trẻ, chắc chắn là dưới 30. Mà lại hết sức xinh đẹp nữa kia, bó tóc vàng óng, thật sự lộng lẫy ở một buổi lễ long trọng như thế này. Thế là bên bàn chúng tôi, kể cả cụ NKT, mọi người đều lấm lét nhìn sang. Rồi bỗng mọi người trợn mắt nhìn: cụ NKT lẫm chẫm vác cái bụng to bự dò dẫm trên sàn parkett trơn như mỡ. Mà khốn khổ nữa là Việt Nam thời ấy nghèo đói, phát cho cán bộ đi nước ngoài đôi giày đế da nên đi rất trơn, nên bọn chúng tôi quá sợ, nếu cụ mà ngã thì bọn con chết! May quá không sao. Mà cụ đi đâu vậy, chẳng lẽ ra toilett, chẳng ai dám hỏi. Cụ ra gần cửa sổ chỗ để các chậu hoa, ngắt một bông hồng rực rỡ. Rồi, lững thững tiến đến gần bà vợ viện sĩ ngành toán học xinh đẹp để trao bông hồng đó. Bà chưa kịp cầm thì cụ dùng cả đôi bàn tay mình tóm lấy bàn tay bà, đưa mu bàn tay lên miệng và… đắm đuối hôn đến chụt một cái… Tất cả chúng tôi, cả Đức lẫn Việt, đều sững sờ vì sự việc diễn ra quá nhanh, cứ như trong phim chưởng ấy.

Anh bạn Đức bên cạnh tôi, một TS triết, bèn cho nhận xét ngay: „Lãnh tụ bọn bay tài tình quá!“. Hết comment. 

Chuyện về cụ NKT còn nhiều nhiều, chỉ xin được nói vài câu. Ngay khi đến sân bay Trung Quốc tế Schönefeld, Berlin, thì anh bạn Weinreich thân thuộc của tất cả chúng tôi, cán bộ ở Ban Đối ngoại VHLKH CHDC Đức, đã ớn lắm, bởi vì cũng như các cán bộ cao cấp khác của Việt Nam khi sang Đức ngắn hạn đều xin kéo dài thời hạn. Mà lúc ấy bạn đang có khẩu hiệu „Hilfe für Vietnam, jetzt erst recht-Giúp Việt Nam, bây giờ cần hơn lúc nào hết, nên yêu cầu nào cũng được thực hiện. Cụ già mà yêu cầu chữa bệnh thì ai nỡ từ chối. Thế là thay vì hai tuần là khách chỉ có quà cáp, cụ còn được nhận lương một tháng, có thể mua được 2 cái xe đạp. Cụ nhanh mồm nói: Ban Đối ngoại VHLKH làm giúp, thế là lẽ ra trách nhiệm thuộc về anh bạn Weinreich, cuối cùng lại đến tay chúng tôi, mà mua xe nào dễ gì vì người Việt Nam giỏi lùng sục lắm, mà Đức sản xuất xe này chỉ để phục vụ mục đích thể thao, nên cũng không nhiều. Rồi lại còn phải tháo riêng từng bộ phận lẻ, đóng gói, ra ga gửi, mất toi mấy buổi của chúng tôi. 

Cụ lại có anh con trai đang học dưới thành phố Dresden, thế là chúng tôi còn phải mất một ngày đưa cụ xuống đó thăm. 

Hôm đó cũng có một kỷ niệm đặc biệt. Xe Tatra 7 chỗ ngồi, to đùng của Séc dành cho khách VIP, lái xe VHLKH diệu nghệ mà đang bon bon chạy trên đường cao tốc A19 Berlin-Dresden với  tốc độ trên 100km/h bỗng khựng lại, nằm quay ngang giữa giải phân cách. Nổ lốp bánh trước, mà chỉ có nhờ tài năng bác tài mà chúng tôi thoát nạn. Hú vía, thật sự là ơn Trời đấy!

Dưới Dresden, anh con trai lại nhân thể, nhờ bố mang cái máy khâu về nước, lại đến tay bọn chúng tôi mất thời gian tháo ra, đóng gói! Rách việc!                          

Xin phép dừng nhấn con chuột để bài sau kể tiếp.            

Nhân đây như thường lệ, xin giới thiệu sách, báo Đức. 

Cuốn tiểu thuyết „Wo auch immer ihr seid-Dẫu cho các bạn ở đâu chăng nữacủa nữ tác giả người Việt Phạm Khuê dầy chẵn 300 trang. 

Nhận xét ở mặt sau cuốn sách: 

Một tác phẩm mang tính mở đường cho văn học Đức. Tiểu thuyết của Phạm Khuê kể một cách sang trọng và đầy đặn câu chuyện đầy cảm xúc của một gia đình người Việt. Những quan sát của bà chính xác, câu cú sâu sắc và trong sáng như tinh thể. Chẳng có gì tránh không tầm nhìn của bà, và tất cả đồng thời được cứu rỗi và bị đánh mất. Một thành tựu lớn và dũng cảm của một tiếng nói mới, mạnh mẽ.“  OCEAN VUONG

Một cuốn tiểu thuyết kỳ diệu, hấp dẫn và sinh động. „Dẫu cho các bạn ở đâu chăng nữa“ là một tấm gương cho hiện tại, kể dọc theo câu chuyện của một gia đình bị chiến tranh và di tản, hạnh phúc cá nhân và nỗi khổ tập thể. dư thừa và đói khát, vô tư lự và u ám, cởi mở và khép kín, mơ mộng và chấn động tâm thần tạo nên.“ KÜBRA KÜMÜŞAY

Thế hệ 68 tin là đã biết tất cả về Việt Nam. Người thiện và kẻ ác được phân chia rõ ràng. Nhưng trong cuốn tiểu thuyết này của Phạm Khuê chúng ta học được một điều hay hơn. Một câu chuyện gia đình hấp dẫn đầy những sự bất ngờ kịch tính dẫn dắt chúng ta từ Sài Gòn qua Berlin tới California. Đến nghẹt thở và gây bối rối – một cuốn tiểu thuyết làm say đắm!“  DANIEL COHN-BENDIT

Cuốn tiểu thuyết này đã trả lời cho tôi những câu hỏi mà từ chúng, tôi cũng chẳng hề biết rằng, tôi vốn có chúng. Tôi giới thiệu nó cho bất cứ ai muốn hiểu thế giới và gia đình mình.“  JACKIE THOMAE

Lời giới thiệu ở bìa trái: Cô ấy ba mươi tuổi và tên là Kiều hệt như cô gái trong tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam. Thế nhưng cô tự nhận mình có tên là Kim để cho bạn bè ở Berlin dễ gọi. Cô, nữ nhà báo này, chẳng bao giờ quan tâm đến những gì mà cô đã bỏ lại ở Việt Nam. Mà trái lại: cô thường mong muốn có một gia đình mà cái gia đình đó không trước hết phải là Đức đã, mà đơn giản là đã là vậy rồi.

Cho tới khi có tin Facebook nọ. Nó là của bác cô, người sau cuộc di tản sang sống tại California. Toàn thể gia đình phải gặp nhau ở buổi công bố di chúc của bà ngoại Kim. Đấy sẽ là một chuyến đi đầy những điều tiết lộ – về gia đình cô và về chính cô.

Mình từ đâu đến. Lần đầu tiên tôi đi đến ý nghĩ rằng, người ta cũng có thể hiểu câu hỏi này một cách khác. không phải ở tư cách là một câu hỏi mà nó chỉ có thể trả lời cho tên gọi một cái nước xuất xứ cứ tưởng vậy nào đó. Mà ở tư cách là cuộc tìm kiếm tất cả những người mà họ đến trước tôi và trên con đường đi đến hiện tại đã để lại những dấu tích của họ bằng cái cách hữu hình hay vô hình.“

Lời giới thiệu ở bìa phải: Phạm Khuê thuộc về số những tiếng nói quan trọng nhất của một thế hệ mới các tác giả nam và nữ Đức.                                     

Trên tờ Spiegel mới về nhất tại Viện Goethe Hà Nội số 13 ra tháng 3 mang tiêu đề „Krieger wider Willen: wie das Drama in der Ukraine den Kanzler und sein Land verändert-Làm chiến binh dù không hề muốn: Bi kịch Ucraina làm thay đổi Thủ tướng và đất của ông ta đến thế nàovới chân dung Thủ tướng Olaf Scholz đầu đội béret quân phục Đức,  dĩ nhiên tập trung nói về cuộc chiến tranh ở Ucraina và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống ở nước Đức nói riêng và cả châu Âu nói chung. Nhiều bài đến thế: 17 bài. 

Đầu tiên là ngay Thủ tướng Scholz, ông bỏ qua nhiều buổi diễn thuyết và nhiều buổi dẫn. Ảnh hưởng kinh tế, lương thực… Tâm lý là người dân lo lắng. Bắt đầu đồng thời cuộc chiến tranh nóng lẫn lạnh.

Ngoài ra còn có các bài khác, cũng quan trọng chẳng hề kém là mấy, về biến đổi khí hậu, về đại dịch corona 19, thậm chí ảnh hưởng của cuộc chiến tranh ở Ucraina đến cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. 

Đối với cá nhân tôi ở tư cách là cán bộ nghiên cứu vật lý thì bài rất hay là bài: „Tại sao tương lai trong vũ trụ lại thuộc về người máy.“ 

Và ở tư cách là người quan tâm đến mỹ thuật là chủ đề, ở Berlin người ta đang muốn dỡ bỏ huyền thoại danh họa người Pháp thuộc trường phái siêu thực Paul Gaugin. Thật sự chẳng hề ngờ được: vấn đề chính trị, liên quan tới chủ nghĩa thực dân, bởi lẽ ông, bị mê hoặc bởi chủ nghĩa thực dân, vốn lấy chủ đề là phụ nữ bản địa Tahiti, thuộc địa của Pháp ở Nam Thái Bình Dương, ăn vận phóng khoáng.    

*****           

Cuối cùng cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian mấy ngày qua, tôi theo dõi được, tham quá nên hơi dài, xin những bạn đọc đang bấn thời gian bỏ qua cho nhé:

Video Hội luận”Cuộc khủng hoảng kế nhiệm của đảng Cộng Sản Việt Nam”

RFA Tiếng Việt thực hiện ngày hôm nay, 20/5/2022 trên Youtube. https://www.youtube.com/watch?v=DsST_lX96RI

Kế hoạch chấm dứt chính sách trục xuất người di cư của Biden bị ngăn chặn

Hơn 1,7 triệu người đã bị trục xuất theo chính sách gây tranh cãi Title 42

Một thẩm phán Mỹ đã ngăn chặn kế hoạch của chính quyền Joe Biden nhằm dỡ bỏ chính sách cho phép nhanh chóng trục xuất người di cư do lo ngại về việc lây lan Covid-19.

Thẩm phán Quận Robert Summerhays đã ban hành lệnh cho các luật sư Cộng hòa, ngăn chặn việc dỡ bỏ chính sách được gọi là điều khoản Title 42. 

Chính sách sách cho phép trục xuất người di cư khỏi Mỹ vì lo ngại lây lan Covid được cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra vào năm 2020 sẽ hết hiệu lực vào ngày 23/05 tới.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết họ sẽ kháng cáo.

Hội nghị Trung ương 5: Nguyễn Phú Trọng lại trương cờ mới giả và giữ cờ cũ đã rách nát! 

  • Cờ giả: Tung tin sẽ có thay đổi cấp cao. Cờ cũ: Nguyễn Phú Trọng vẫn chỗm trệ , còn Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ chỉ ngậm miệng ăn tiền!!!
  • Sửa đổi Luật đất đai: Trước sau vẫn chỉ là hoa lá cành!!!
  • BCT, BBT nghiêm túc phê bình và tự phê bình lại chỉ thấy tự khen, tự tâng bốc!
  • BCHTU theo dõi, kiểm soát BCT, BBT thực sự  hay chỉ tung hô! 

Hội nghị Trung ương 5 (HNTU) vừa họp từ 4-10.5.2022 bàn về 6 vấn đề. Trong khuôn khổ giới hạn, bài này chỉ tập trung vào hai vấn đề nổi cộm nhất là, sửa lại Luật đất đai, khả năng điều hành việc nước và  thái độ cùng tư cách hành xử các quyền lực quốc gia của những người cầm đầu chế độ, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, xuyên qua việc kiểm điểm hoạt động của Bộ chính trị (BCT), Ban bí thư (BBT) tại HNTU 5. Căn cứ trên các tài liệu đã được công khai liên quan tới HNTU 5 và những sự kiện quốc nội và quốc tế quan trọng liên hệ trực tiếp tới các đề tài này để phân tích và nhận định để xem, Nguyễn Phú Trọng đang theo đuổi ý đồ gì và vai trò của BCT, cũng như Ban chấp hành trung ương (BCHTU) đóng vai trò như thế nào trong hệ thống quyền lực dưới chế độ độc tài toàn trị?

Tìm lời giải cho hiện tượng Trung Quốc: Vì sao tham nhũng nặng nhưng phát triển thần kỳ? 

Quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc từ lúc mở cửa dường như luôn được vận hành theo các cỗ xe tam mã. 

Con ngựa đầu tiên là cá thể kinh doanh – biết hoặc nhận thấy được cơ hội sản xuất và cung cấp những sản phẩm được thị trường đón nhận. Con ngựa này, tuy nhiên, lại thường thiếu vốn về tư liệu sản xuất.

“Anh ơi biết cho chăng, tiền lẻ không còn”! 

Khi Chi Cục Thuế TP Thủ Đức tuyên bố sẽ cưỡng chế thu hồi tiền đấu giá đất của Dream Repulic (3.820 tỷ đồng) và Sheen Mega (4.000 tỷ), tôi đã biết kết cục Chi Cục sẽ hát nhạc chế với Cục Thuế TP HCM “Anh ơi biết cho chăng tiền lẻ không còn!”.

Chi Cục giải thích “2 công ty này mới thành lập, chưa giao dịch gì, cũng không có dòng tiền trong tài khoản”. Rồi, Chi Cục dọa “đến hết 30 ngày kể từ khi cưỡng chế (6/6/2022), nếu vẫn chưa thu được tiền thì Chi Cục sẽ báo cáo Cục Thuế TP để phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm. 

Trung Quốc học được gì từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine?

Ngoài châu Âu, tác động của cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine được cảm nhận rõ nét nhất ở Đài Loan, cách Ukraine độ 5.000 dặm. Nhiều người Đài Loan lo rằng họ có thể là người tiếp theo phải hứng chịu cuộc xâm lược của một nước láng giềng hùng mạnh hơn. Nỗi lo sợ đó không phải là không có lý. Trong khi Ukraine và Đài Loan khác nhau về nhiều mặt, nhưng hai nước này phải đối mặt với những khó khăn chiến lược rất giống nhau, vì đều là các nền dân chủ tương đối trẻ sống cạnh nước láng giềng độc tài lớn hơn có mưu đồ lâu dài về lãnh thổ của họ.

Chiến tranh thông tin Nga – Ukraina và sự ngu muội của nhiều tòa báo Việt Nam 

 “Hồi xưa, khi Nga còn đồng nghĩa với Liên Xô XHCN (trước năm 1991), báo tiếng Nga phát hành ở Moskva và các thành phố lớn của Nga và Liên Xô nói chung đúng là chuẩn mực cả về thông tin và các thông số khác của báo chí…”

Xin được phép đặt một dấu hỏi nghi ngờ đối với lời khẳng định chắc như đinh đóng cột trên đây, thưa anh Kim Van Chinh.

1. Bối cảnh

Báo chí Việt Nam đa phần là “lá cải”, ai cũng biết, thương mại hóa ở trình độ đỉnh cao: hàng mấy chục nghìn con người với 779 tòa gọi là báo hoạt đông đưa tin nhộn nhịp. 100% phải là quốc doanh hoặc đeo mác ăn theo quốc doanh vì VN không cho phép báo tư nhân hoạt động

Thành công và phản ứng từ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính 

Tối ngày 17/5/2022, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, cùng đoàn tùy tùng, rời San Francisco trở về Việt Nam, kết thúc chuyến làm việc tại Mỹ kéo dài từ ngày 11/5/2022.

Mục đích chính của chuyến làm việc này là tham gia vào cuộc họp thượng đỉnh Mỹ ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) tại Washington D.C. trong hai ngày 12 và 13/5/2022.

Joe Biden thăm châu Á, Trung Quốc cảnh báo Mỹ về Đài Loan

Quan chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã nêu lời cảnh báo trực tiếp đến Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Jake Sullivan về Đài Loan trước khi Tổng thống Joe Biden bắt đầu chuyến thăm châu Á vào tuần này.

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nói trong điện đàm với ông Sullivan rằng quan hệ Mỹ-Trung có thể “rơi vào thế nguy hiểm nghiêm trọng” nếu ông Biden “dùng lá bài Đài Loan” trong chuyến thăm sang Đông Bắc Á, theo trang The Hill ở Hoa Kỳ (19/05).

Biden: Mỹ hoàn toàn ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Nato

Thụy Điển và Phần Lan có “sự ủng hộ đầy đủ và toàn diện” của Mỹ trong quyết định xin gia nhập Nato, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói.

Cả hai quốc gia bắc Âu đã đệ đơn trở thành một phần của liên minh quốc phòng phương Tây trong tuần này, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong hệ thống địa chính trị châu Âu. 

Để gia nhập liên minh, hai nước này cần sự ủng hộ của tất cả 30 quốc gia thành viên Nato.

Nhưng bước đi của Thụy Điển và Phần Lan đã bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối. 

 “Kẻ đốt đền” thời nay

Con người có nhiều ham muốn, hầu hết đều muốn được khỏe mạnh, hạnh phúc, làm được nhiều việc có ích cho xã hội. Cũng có những người muốn làm quan, có địa vị cao, quyền hạn lớn, được nổi tiếng. Những ham muốn ấy có thể tốt, xấu, bình thường, khác thường, nhân từ, độc ác… Ở đây chỉ xin nói về ước muốn được nổi tiếng, muốn làm anh hùng.

Chuyện xưa

Trong thần thoại Hy Lạp, thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, có một người muốn được nổi tiếng, tên là Herostratus. Vì muốn nổi tiếng, Herostratus đã đốt ngôi đền Artemis, một công trình kiến trúc tuyệt đẹp thời đó, thờ nữ thần săn bắn. Đúng như ý muốn, Herostratus đã nổi tiếng, nhưng là tai tiếng! Thiên hạ gọi y là “kẻ đốt đền.

Chuyện “kẻ đốt đền” xảy ra đã hơn hai ngàn năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thật ra, không chỉ trong chuyện thần thoại xa xưa mới có kẻ hám danh làm một việc quái đản, trong lịch sử cũng có nhiều tên Herostratus, muốn nổi tiếng, muốn lưu danh, muốn làm anh hùng, nên đã làm những việc phi nhân, kinh hoàng bất chấp dư luận, nguyên tắc, luật lệ…

Nếu những kẻ ấy có quyền hành thì thật là một bất hạnh, một rủi ro cho nhân loại. Lịch sử cho thấy, hầu hết những tai họa mà con người đã gánh chịu (chiến tranh vì “màu cờ sác áo”, những vụ hủy diệt tập thể có chủ trương, những cuộc cải cách “long trời lở đất”…) đều do một người, một nhóm người gây ra. Đối với bọn nầy, nói về “lẽ đời, bài học lịch sử” là vô ích, mặc dù chúng cũng biết lịch sử, nhưng chúng lại muốn viết lại lịch sử.

Chuyện nay

Truyền hình Việt Nam chiếu cảnh quân đội Nga phô trương lực lượng trong các cuộc tập trận hoặc trong các lễ diễn binh mừng chiến thắng vào ngày 9-5, người ta thấy nào xe tăng, thiết giáp, súng phòng không, radar, những giàn đại bác điện tử chổng họng lên trời, xe kéo tên lửa hành trình, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, máy bay phản lực, binh sĩ hùng hổ, hiên ngang. Ai thấy cũng lạnh tóc gáy! Chắc chắn đây là một quân đội mạnh trang bị vũ khí hiện đại nhất hành tinh, không ai địch nổi, đụng vào nó chỉ có từ chết tới chết.

Hà Nội bí mật qua Đài Loan mua đứt nghiên cứu về đời thật Hồ Chí Minh

Ít ai biết rằng từ 2010, Hà Nội đã bí mật cử một nhóm người đi tìm gặp ông Hồ Tuấn Hùng, giáo sư ở Đài Loan, để thương thuyết mua lại toàn bộ hồ sơ và nghiên cứu về ông Hồ Chí Minh. Câu chuyện này được linh mục Nguyễn Văn Hùng, người Việt vượt biển tỵ nạn, hiện sinh sống ở Đài Loan cho báo Sài Gòn Nhỏ biết, bởi ông Hồ Tuấn Hùng có mối quan hệ với ông như bạn bè.

Ông Hồ Tuấn Hùng có cuốn sách gây chấn động vào năm 2008, có tên là Hồ Chí Minh — Sinh bình Khảo. Bởi nội dung sách chứng minh bằng nhiều dữ liệu gia phả và hộ tịch ở Đài Loan, cho thấy Hồ Chí Minh là người Đài Loan, với tên do cha mẹ đặt là Hồ Tập Chương. Quan trọng hơn, ông Hồ Tuấn Hùng còn đưa ra những chứng cứ cho thấy ông chính là cháu của Hồ Tập Chương.

Cuốn Hồ Chí Minh — Sinh bình Khảo được xuất bản từ nhà xuất bản Bạch Tượng Văn, Đài Loan vào Tháng Mười Một 2008 là đầu đề bàn thảo khắp nơi, đặc biệt là ở Việt Nam. Bởi lâu nay trong dân chúng, lời bàn về gốc gác của Hồ Chí Minh là điều luôn được nhắc tới. Quan trọng hơn, là cuốn sách này không phải do các thành phần “chống phá” tạo dựng, mà là một tập nghiên cứu công phu, riêng về xuất thân của ông Hồ Chí Minh, do ông Hồ Tuấn Hùng, giáo sư Lịch sử của Trường Đại Học Quốc Lập Đài Loan, đã dành nhiều công sức nghiên cứu trong hơn mười năm.

Trích lời kể của linh mục Nguyễn Văn Hùng

Giáo sư Hồ Tuấn Hùng sinh năm 1949 (có tài liệu nói là sinh năm 1948), tại Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, là cháu ruột Hồ Tập Chương (mà ông khẳng định chính là nhân vật Hồ Chí Minh, Đảng trưởng đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam). Ông Hùng dạy học hơn 30 năm, đồng thời còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Trong cuốn sách độc quyền với nhà xuất bản Bạch Tượng Văn, giáo sư Hồ Tuấn Hùng khẳng định ông Hồ Chí Minh – tức Hồ Tập Chương, xuất thân là người thuộc sắc tộc Khách Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ ) tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan. Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Hồ được tác giả tìm hiểu kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tư liệu cũng như nhân chứng viết trong cuốn Hồ Chí Minh — Sinh bình Khảo dày 342 trang, khổ 15 x 21 cm.

Từ khi cuốn sách ra đời, phong trào bất phục và khai sáng về giá trị của đảng cộng sản Việt Nam, lẫn lý tưởng của ông Hồ Chí Minh xuất hiện trong người Việt khắp nơi. Điều luật về chống phỉ báng lãnh tụ, xuyên tạc thành quả cách mạng cũng từ đó được bộ công an CSVN rấp rút cho ra đời nhằm đối phó với tin tức ông Hồ không có gốc gác thuần Việt đang lan ra.

SỰ THỰC VỀ NHÂN VẬT HỒ TẬP CHƯƠNG  

( Trích trong bài viết “Lật lại vụ án Nguyễn Tất Thành bán nước”, đã đăng trên Báo Tổ Quốc. Nhắm giúp cho những người trẻ tuổi như Santhonytran hiểu thêm về cách làm việc của các sử gia quốc tế ). 

Nguyễn Tất Thành ra khỏi tù và chạy về Nga lần 2

Năm 1932, ngày 20-4, báo L’Opinion tại Hồng Kông loan tin có một người Việt Nam nhỏ bé có tâm hồn của một lãnh tụ đang bị suy nhược vì lao lực trong nhà tù Hồng Kông. Viên Lãnh sự Pháp tại Hông Kông là Soulange Teissier gởi thư cho bộ Ngoại giao Pháp báo cáo rằng Nguyễn Ái Quốc ( Biệt danh mà mật thám Pháp đặt cho Nguyễn Tất Thành từ năm 1922 ) đang bị bệnh lao trong tù, tuy nhiên tình trạng bệnh có thể cứu chữa được.

*( Hồ sơ lưu trữ / Văn Khố Pháp; Hồ sơ mang số AOM,SPCE 368, báo cáo của Chánh mật thám Pháp tại Sài Gòn ngày 19-11-1939 ).

Năm 1932, ngày 16-5, Lâm Đức Thụ gởi báo cáo cho mật thám Pháp, cho biết ông ta vẫn nhận được tin tức về Nguyễn Tất Thành qua văn phòng của luật sư Loseby là người đang nhận bào chữa cho Thành ( Hsltr/Quốc gia Pháp; Hồ sơ mang số AOM,SPCE 368,).

Năm 1932, ngày 11-8, báo Daily Worker tại London loan tin Nguyễn Ái Quốc ( Nguyễn Tất Thành ) đã chết trong trại tù Hồng Kông vì bệnh lao phổi. Tuy nhiên Lãnh sự Pháp tại Hồng Kong báo cho mật thám Pháp tại Hà Nội rằng đó chỉ là tin đồn thất thiệt ( Tài liệu của Dennis J.Duncanson, “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-1932; trang 96 ).

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công.

Hiểu rõ rằng ảnh hưởng kinh tế của Mỹ trong khu vực đang suy giảm, còn thị trường của Trung Quốc đang lớn mạnh, Biden sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh tuần này để thảo luận về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) sắp tới của ông. Một kế hoạch chắp vá, IPEF là nỗ lực để bù đắp cho việc Washington không sẵn lòng đàm phán về loại thỏa thuận thương mại mở cửa thị trường mà các nhà lãnh đạo châu Á ưa thích – vốn là điều mà Trung Quốc sẵn lòng thực hiện.

Putin đối mặt với cơn ác mộng khi Ấn Độ quay lưng với Nga và thề cắt giảm dòng tiền: ‘Bài học kinh nghiệm’

VLADIMIR PUTIN sẽ phải chịu một khoản thiệt hại lớn khi Ấn Độ, khách hàng lớn nhất mua khí Nga, bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng nơi khác.

New Delhi được cho là đang tìm cách cắt đứt quan hệ với Moscow, quốc gia mà họ dựa vào để nhập khẩu đạn dược và thiết bị quân sự.

Giờ đây, Ấn Độ được cho là đang để mắt tới các công ty trong nước và quốc gia Đông Âu để mua thiết bị này. Theo hai quan chức chính phủ và một nguồn tin quốc phòng, Ấn Độ đã gấp rút hơn thường lệ để thúc đẩy sản xuất vũ khí trong nước và tăng cường nhập khẩu từ các đối tác khác kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

Nhưng nước này vẫn tiếp tục chuyển cho Putin hàng tỷ USD cho những mặt hàng nhập khẩu gây chết người này, bất chấp sự phản đối từ phương Tây.

Trên thực tế, Ấn Độ vận hành hơn 250 máy bay chiến đấu Su-30 MKi do Nga sản xuất, cũng như 7 tàu ngầm lớp kilo.

Quân đội Ấn Độ cũng sử dụng súng trường Kalashnikov của Nga, trực thăng vận tải Mi-17 và một tàu sân bay hải quân, chiếc INS Vikramaditya trước đây thuộc về Nga.

Nước này cũng có hơn 1.200 xe tăng T-90 do Nga sản xuất trong kho vũ khí của mình.

Và trong 10 năm qua, Ấn Độ đã chuyển cho Nga hơn 25 tỷ đô la, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Nhưng để thay đổi điều này, Ấn Độ cho biết họ muốn các công ty trong nước sản xuất thiết bị quốc phòng trị giá 25,15 tỷ rupee (260 triệu bảng Anh) trong năm nay.

Cầm nhầm?

 (VNTB) – Nhìn giác độ văn chương chữ nghĩa, có lẽ cần đã đến lúc cần ‘giải mật’ những nghi án văn chương liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh. Báo chí cách mạng kể câu chuyện như sau, và sinh thời cũng không thấy tác giả lên tiếng ‘đính chính’ gì hết, đó là bốn câu thơ: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

Bài viết trên báo Quân đội Nhân dân, chuyên mục “Lời Bác dạy ngày này năm xưa”, số phát hành ngày 15-9-2018, viết:

Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

Trung tuần tháng 9-1950, trên đường đi Chiến dịch Biên Giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường phục vụ chiến dịch, Người đã làm bài thơ trên tặng thanh niên.

Qua bốn câu thơ, Bác muốn nhắn nhủ thanh niên phải chú trọng bồi dưỡng về chí khí cách mạng. Người cho rằng, thanh niên muốn thực hiện ước mơ, hoài bão cao đẹp, muốn làm được việc lớn ích nước, lợi dân thì trước hết phải tự mình nâng cao chí khí, tuyệt đối trung với nước, với Đảng, hiếu với dân”.

 Ba nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Lê Anh Hùng vẫn kiên định trong trại giam 

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, ba nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, và Lê Anh Hùng vẫn kiên định trong trại tạm giam của công an thành phố Hà Nội, quyết không bị khuất phục trước sự đàn áp của lực lượng an ninh Việt Nam.

Đó là thông tin mới nhất về ba nhà hoạt động mà luật sư Miếng cung cấp sau khi tiếp xúc riêng rẽ với họ ở Trại tạm giam số 1 vào ngày 17/5. Ông cho biết mình chỉ được nói chuyện ngắn khoảng 15 phút với mỗi người cho dù theo quy định thì không có hạn chế về thời gian tiếp xúc giữa luật sư và người bị tạm giam. Ông còn nói hai cuộc nói chuyện qua ống nghe với bà Trang và ông Phương bị ngắt giữa chừng bởi công an trại giam.

Luật sư Miếng cho biết bà Trang (44 tuổi) có sức khoẻ kém, đang bị khó thở hậu COVID. Bà phản đối việc trại giam bắt mặc áo có in chữ Phạm Nhân và không ký bất kỳ cam kết hay thỏa hiệp nào với cơ quan an ninh để được gia đình thăm gặp hoặc ngay cả để được đổi lấy tự do. Bà gửi lời nhắn nhủ đến mọi người: “Vượt qua nỗi sợ hãi không khó, nhưng vượt qua nỗi chán nản mới là vấn đề, nên các bạn đừng nản chí”.

 Nước Nga, ông Putin và cuộc chiến bị đánh tráo khái niệm ở Ukraine 

Máu của ai cũng đều là màu đỏ, nhưng máu của những người lính Nga đổ xuống đất Ukraine của ngày hôm nay là kết quả của một tư tưởng tội ác – tội ác của Putin. Không ai được phép đồng nhất với những giọt máu của Hồng quân đã giải phóng đất Nga, Belarus, Ukraine và một phần châu Âu gần 80 năm trước.

Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, tôi tự bỏ tiền thuê thiết kế một website diễn đàn trực tuyến về nước Nga. Thời điểm đó, xã hội Việt Nam đang mê chứng khoán, chẳng mấy ai để ý đến một nước Nga non trẻ vừa bước ra khỏi đống tro tàn Xô-Viết.

Là người yêu nước Nga, văn hóa Nga, con người Nga, tôi cảm thấy sự suy vi của nước Nga ngay trong tình cảm của người Việt, vốn trước đó cũng “vô điều kiện” và “vô bờ bến” như tôi, là một điều khó tưởng tượng nổi. Vì thế diễn đàn về nước Nga ra đời. Đó cũng là diễn đàn đầu tiên về nước Nga bằng tiếng Việt vào thời điểm đó.

 Chiến tranh Ukraine: Việt Nam muốn bớt phụ thuộc vũ khí Nga, nhưng Mỹ vẫn quá xa?

“Các vấn đề của nền quốc phòng Nga, bị bộc lộ sau khi Kremlin xâm lăng Ukraine đang khiến Việt Nam đau đầu. Lưu ý là hơn 80% trang thiết bị quân sự của Việt Nam được mua từ Nga,” Tiến sĩ Ian Storey, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, nói với BBC Tiếng Việt.

Các khách hàng quan trọng của Nga tại khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Myanmar, Malaysia và Indonesia. 

 Cái giá của các lệnh trừng phạt Nga đối với phương Tây

Kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các đồng minh của họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính bất thường đối với Nga. Họ đã đóng băng 300 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nga, loại bỏ các tổ chức của Nga khỏi SWIFT – Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) – và cấm hầu hết đầu tư nước ngoài vào nước này.

Tác động của các lệnh trừng phạt này – vốn đã cắt Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu – là rất nghiêm trọng. Lạm phát ở Nga đã tăng lên hơn 17% và có khả năng còn tiếp tục tăng lên. Thực phẩm, thuốc, thiết bị y tế và thiết bị CNTT đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Hơn 750 công ty đã công bố kế hoạch đình chỉ hoặc chấm dứt các khoản đầu tư và hoạt động tại Nga. Đồng rúp không còn là một loại tiền tệ có thể chuyển đổi được nữa. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu dự đoán rằng chiến tranh sẽ khiến nền kinh tế Nga suy giảm 10% trong năm nay – một sự sụt giảm đáng kinh ngạc trong hoạt động kinh tế.

Tỷ phú Elon Musk lần đầu tiên bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa, vì cho rằng đảng Dân chủ là ‘đảng của sự chia rẽ và thù hận’

Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đã tăng cường chỉ trích đảng Dân chủ vào hôm nay thứ Tư, khi tiết lộ ông đã chuyển sang trung thành với đảng Cộng hòa, và đoán trước rằng các nhà lập pháp thiên tả (đảng Dân chủ) sẽ nhắm vào ông làm mục tiêu tấn công trong những ngày tới.

Musk đã chỉ trích đảng Dân chủ trong một dòng tweet gay gắt sau nhiều tuần tranh luận sôi nổi về kế hoạch tiếp quản Twitter của ông – với việc các nhân vật gọi là chuyên gia thiên tả và các nhà lập pháp cực tả như Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez nằm trong số những người đã chỉ trích động thái này.

 Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Không chọn bên’: Chính phủ Việt Nam đi ngược Hồ Chí Minh?

Đây không phải là lần đầu Thủ tướng Chính bày tỏ lập trường “không chọn bên”. Ngày 15/12 năm ngoái, phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao Việt Nam lần thứ 31 ông nhấn mạnh: “Tinh thần là chúng ta không ‘chọn bên’ mà chọn lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.”

Cù Huy Hà Vũ

Ngày 11/5/2022, tại một sự kiện được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trong khuôn khổ chuyến đi Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính khẳng định “VN không chọn bên” trong quan hệ quốc tế. Ông tuyên bố: “Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược, và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng.” (1)

Đây không phải là lần đầu Thủ tướng Chính bày tỏ lập trường “không chọn bên”. Ngày 15/12 năm ngoái, phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao Việt Nam lần thứ 31 ông nhấn mạnh: “Tinh thần là chúng ta không ‘chọn bên’ mà chọn lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.”(2)

Trước đó, trong cuộc họp báo quốc tế sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tổ chức vào cuối tháng 6/2020, người tiền nhiệm của ông Chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã bày tỏ lập trường này. Trả lời câu hỏi của phóng viên, “Trước những căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ASEAN phải làm gì để có thể vượt qua tình hình này?” Ông nói: “ASEAN luôn mong muốn một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng, hợp tác, cùng phát triển và chắc chắn không muốn phải chọn bên nào.” (3)

Phát biểu của những người đứng đầu Chính phủ Việt Nam được đưa trong bối cảnh thế giới đang có hai vấn đề nổi cộm.

Thứ nhất, Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong toan tính đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau khi đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cũng của Việt Nam vào năm 1974 và một phần quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Điều này dẫn đến công luận Việt Nam, gồm cả tác giả bài viết này (4), đòi hỏi Việt Nam liên minh quân sự ngay với Mỹ để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, nhất là khi Mỹ đã “xoay trục” về châu Á – Thái Bình Dương từ cách nay một thập kỷ, vào năm 2010, để ngăn chặn Trung Quốc dùng vũ lực bành trướng trong khu vực.

Thứ hai, Nga xâm lược Ukraine. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng về nghị quyết lên án Nga và bỏ phiếu chống nghị quyết trục xuất Nga khỏi Hội đồng nhân quyền, điều mà công luận cho rằng chính phủ Việt Nam đã chọn vào phe với Nga trên thực tế. Trong khi đó, Mỹ, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ, luôn đi đầu trong việc lên án và trừng phạt Nga.

Putin cố ngăn NATO mở rộng đã hoàn toàn phản tác dụng: Phần Lan có pháo binh mạnh nhất châu Âu, 280.000 quân thiện chiến và năng lực tình báo quân sự về Nga tuyệt vời 

Phần Lan và Thụy Điển có quân đội nhỏ nhưng chuyên môn hóa cao với một số loại vũ khí sẽ khiến Nga lo lắng, tất cả đều sẽ sớm nằm trong tầm sử dụng của NATO

+ Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi nổ ra cuộc chiến của Nga ở Ukraine

+ Cả hai nước đều có quân đội nhỏ nhưng chuyên môn hóa cao sẽ khiến Putin lo lắng

+ Phần Lan có bộ sưu tập pháo lớn nhất châu Âu, khả năng huy động khoảng 280.000 quân và khả năng thu thập thông tin tình báo gần như huyền thoại

+ Trong khi đó Thụy Điển có hàng chục tàu tấn công nhanh và tàu ngầm đủ tinh vi để đe dọa cả hàng không mẫu hạm Mỹ

Khi Putin phát động cuộc chiến chống lại Ukraine vào tháng 2, ông ta đã biện minh bằng cách nói rằng ông không thể cho phép nước này gia nhập NATO và đưa liên minh này tới ngưỡng cửa của mình.

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Trung Quốc bình luận về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ 2022

 “Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN—Mỹ 2022” đã họp tại thủ đô Washington (Mỹ) trong hai ngày 12 và 13/5. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo cấp cao 10 nước ASEAN, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Pham Minh Chính, đã dự họp. Hội nghị đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung. Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc ngày 15/5 đăng bài viết dưới tiêu đề “Xã luận: ASEAN không phải là cây cầu bập bênh của Mỹ trong ‘Cuộc chơi với Trung Quốc’” Dưới đây là bản dịch xã luận này.

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN—Mỹ từng bị trì hoãn đã họp trong tuần này tại Washington. Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Biden đọc diễn từ nói mối quan hệ giữa Mỹ với ASEAN “đại diện cho tương lai”. Phó Tổng thống Harris thì nói “Cùng bên nhau, chúng ta có thể ngăn chặn được sự đe dọa đối với các chuẩn tắc quốc tế”. Cho dù trong thời gian họp Hội nghị cấp cao này, phía Mỹ không công khai nhắc tới Trung Quốc nhưng dư luận phổ biến cho rằng phương thức “ngoại giao nhiều bên” mà Mỹ đang thực hành thông thường đều làm cho Trung Quốc trở thành “Nhân vật chính vắng mặt”.

Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 5, chuyến công du nước ngoài dài nhất mà ông từng thực hiện kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 năm 2021. Ngoài việc tham dự Hội nghị thượng định Hoa Kỳ-ASEAN, ông Chính còn có nhiều cuộc gặp gỡ và hoạt động khác nhau để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ. Chuyến thăm giúp nâng cao uy tín của vị thủ tướng ở trong và ngoài nước, tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể và kịp thời cho cả quan hệ song phương lẫn các chương trình nghị sự trong nước của ông Chính.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại về hàng hóa lớn thứ 10 của Hoa Kỳ. Sau một khởi đầu chậm chạp, quan hệ an ninh giữa hai cựu thù đã đạt được đà phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ năm 2017 đến năm 2021, Washington đã cung cấp cho Hà Nội tổng cộng 80 triệu USD hỗ trợ an ninh. Washington cũng đã chuyển giao hai tàu cảnh sát biển lớn cho Việt Nam và đang lên kế hoạch cho việc chuyển giao một chiếc thứ ba.

Quan hệ giữa Việt – Trung – Mỹ có thay đổi gì không sau chuyến đi của TT Phạm Minh Chính?

Hội nghị cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đại diện cho Việt nam tham gia vào ngày 12 và 13/5, sau hai làm việc, lãnh đạo các nước đã đi đến một Tuyên bố chung Mỹ – ASEAN gồm 28 điểm, bao gồm phục hồi sau COVID, phát triển kinh tế và an ninh, an toàn trong khu vực.

Các chuyên gia đánh giá thế nào về kết quả Hội nghị, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam với hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc có thay đổi gì không sau chuyến đi này?

Kết quả Hội nghị khả quan

Về kết quả của Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-ASEAN, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, từ Hà Nội cho biết mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam với nói riêng, cũng như cả khối ASEAN nói chung, đều đang rất khả quan, thể hiện qua sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này là rất mạnh mẽ…

Tất cả những kẻ độc tài đều chết … tự do sẽ không bao giờ diệt vong’: Zelensky trích lời từ bộ phim của Charlie Chaplin về Hitler, trong bài phát biểu trước Liên hoan phim Cannes, kêu gọi ngành công nghiệp giải trí ‘lên tiếng’ về cuộc xâm lược Ukraine của Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phát biểu tại Liên hoan phim Cannes và kêu gọi ngành công nghiệp giải trí này hãy chú tâm tới cuộc xâm lược đang diễn ra trên đất nước của ông.

Trong lễ khai mạc liên hoan phim ở Palais des Festivals, thị trấn nghỉ mát miền Nam nước Pháp vào tối nay, Zelensky đã nói nhiều về mối liên hệ giữa điện ảnh và cuộc sống thực tế.

Trong một bài phát biểu bất ngờ qua video, ông đã nhắc tới các bộ phim bao gồm Ngày tận thế của Francis Ford Coppola và Nhà độc tài vĩ đại của Charlie Chaplin – trong đó chế nhạo nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler.

Sự căm ghét của loài người sẽ qua đi, và những kẻ độc tài sẽ chết, và quyền lực mà họ chiếm đoạt của người dân sẽ trở lại với người dân,’ Zelensky nói, trích lời nhà độc tài của Chaplin

Và chừng nào những kẻ này chết đi, quyền tự do sẽ không bao giờ diệt vong.’

Zelensky gợi ý rằng trong khi cuốn phim của Chaplin không tiêu diệt được nhà độc tài thực sự’, thì ngành điện ảnh có thể nói rằng họ đã không giữ im lặng trong thời kỳ Hitler trỗi dậy.

Chúng ta cần một Chaplin mới ngày nay để chứng minh rằng điện ảnh không bị tắt tiếng. Điện ảnh sẽ giữ im lặng, hay nó sẽ lên tiếng?ông hỏi.

Bài phát biểu của ông đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.

Thông điệp qua các bài phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ

Các phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ thể hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam và mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.

Một điểm nhấn trong chuyến thăm lần này là bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), qua đó giúp Việt Nam làm rõ lập trường về chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới”, theo nhận định của TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), trong cuộc phỏng vấn với Zing.

Điểm đáng chú ý nữa là bài phát biểu của Thủ tướng khi thăm Đại học Harvard hôm 15/5, thể hiện mong muốn của Việt Nam trong việc học hỏi các kinh nghiệm về quản trị quốc gia và hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài có thể mang lại những khoản đầu tư chất lượng cao, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

 Putin bé cái nhầm Nga xâm lược Ukraine 

Hình như Putin đang lâm vào tình thế “lão cọp già đối đầu với chú thỏ tinh khôn” trong truyện cổ tích Việt Nam: Vênh váo coi khinh Thỏ chân yếu tay mềm, ông Ba Mươi oai vệ bị Thỏ cho nếm không biết bao nhiêu vố chua cay, đến nỗi cuối cùng bị Thỏ lừa để cho phường săn đến trói nghiến kéo đi lột da xẻ thịt. Phải chăng cái kết của truyện cổ tích này cũng sẽ là hồi cuối tấn kịch giễu võ dương oai của một Putin trên đất nước Ukraine mà cả thế giới đang theo dõi với tâm trạng lo lắng căm phẫn trong những ngày đầu và về sau thì càng lúc càng hồi hộp mong đợi “hoàng đế… sập bẫy”? 

Kể cũng lạ cho một trưởng lão thuộc hàng hồ ly tinh mới hồi cuối tháng Hai còn hét ra lửa không thèm hạ cố gặp mặt hội đàm với Zelenskiy nếu cả nước Ukraine không chấp thuận tư cách trung lập và chịu cho Nga nuốt trọn Crimea cũng như cả vùng Donbas; thế mà nay chỉ mới ba tháng thôi, đã phải tuyên bố “nước Nga sẽ không thua ở Ukraine”. Hãy chờ thêm vài tháng nữa xem “ngài ngự” sẽ còn lên tiếng những gì và lời lẽ hống hách được đến mức nào, hay là ngài… không tránh khỏi “tim đập chân run” mỗi khi nhìn thấy Zelenskiy xuất hiện trên truyền hình thế giới, phải vội vàng đưa tay run run vặn núm tắt. 

Đúng là sự đời xoay đổi, “Ông Ba Mươi” bỗng chốc mấp mé chuyển sang “Ông Hâm Chín”! (chưa phải hâm nhừ mà hâm chín cũng đã đủ lắm).

Tình cờ xem đoạn phim tài liệu về cuộc hội đàm giữa Zelensky và Putin một hai năm trước do Macron và Merkel dàn xếp, tôi cảm thấy bắt đầu có câu trả lời cho một câu hỏi vướng trong đầu từ mấy tháng nay.

Tại sao Putin lại tấn công Ukraina vào thời điểm này, khi Ukraina không hề có một động thái gì để tiến gần với NATO hay EU so với trước đây. Bối cảnh rất khác với năm 2014 khi EU tuyên bố mở cửa cho Ukraina gia nhập. Bối cảnh cũng rất khác ở chỗ Zelensky không chống Nga quyết liệt như người tiền nhiệm. Trước ông ta thậm chí còn tuyên bố muốn tìm mọi cách đàm phán để có hoà bình với Nga, sẵn sàng đánh đổi uy tín chính trị của mình cho việc đó.

 Chiến tranh là điều không ai mong muốn, nhưng người dân Ukraine coi cuộc chiến hiện nay là cơ hội duy nhất để họ có thể ‘thoát Nga’.

Ba Lan là quốc gia châu Âu đón nhiều người tỵ nạn từ Ukraine nhất, với 3.272.943 người tính đến ngày 11/5, theo thống kê của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Thủ đô Warsaw có chưa đến 2 triệu dân, nhưng đã đón gần 230.000 người Ukraine tỵ nạn chiến tranh.

Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN: Kritenbrink nói Mỹ kỳ vọng ‘tương lai quan hệ đối tác với VN’

Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN được phía Mỹ đánh giá là thành công lớn với việc ra Tuyên bố Tầm nhìn chung và kỳ vọng cho quan hệ đối tác Mỹ – Việt trong tương lai.

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ – ASEAN được tổ chức tại Washington DC từ ngày 12 – 13/5.

Là người trực tiếp tham gia hội nghị, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel J. Kritenbrink đánh giá hội nghị “là một thành công lớn”.

“Đây là hội nghị thượng đỉnh [gặp mặt trực tiếp] lớn nhất của chính quyền Biden-Harris cho đến nay.”

Ukraine muốn ‘thoát Nga’, người Việt ‘tự lo’ cho người Việt sang Ba Lan tỵ nạn

Chiến tranh là điều không ai mong muốn, nhưng người dân Ukraine coi cuộc chiến hiện nay là cơ hội duy nhất để họ có thể ‘thoát Nga’.

Ba Lan là quốc gia châu Âu đón nhiều người tỵ nạn từ Ukraine nhất, với 3.272.943 người tính đến ngày 11/5, theo thống kê của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Thủ đô Warsaw có chưa đến 2 triệu dân, nhưng đã đón gần 230.000 người Ukraine tỵ nạn chiến tranh.

Elon Musk giải thích vì sao vụ mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD ‘không tiến triển’

Elon Musk cho biết thương vụ mua Twitter trị giá 44 tỷ USD có thể ‘gặp vấn đề’ và thậm chí bị huỷ bỏ do bất đồng về việc có bao nhiêu tài khoản ảo tồn tại trên nền tảng mạng xã hội này.

Trên chính tài khoản Twitter của mình, tỷ phú Musk thông báo thương vụ này “không thể tiếp tục” trừ khi Twitter chính thức thừa nhận rằng ít hơn 5% tài khoản trên nền tảng này là giả hoặc spam (tài khoản rác).

Ông chủ của Twitter phản ứng lại thông tin này và khẳng định rằng con số này không chính xác. 

Các nhà phân tích suy đoán rằng ông Musk có thể đang tính cách đàm phán lại giá của thương vụ này hoặc tìm cách huỷ nó. Trước đó, người giàu nhất thế giới nói rằng ông trông đợi một mức giá thấp hơn. 

 Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN được phía Mỹ đánh giá là thành công lớn với việc ra Tuyên bố Tầm nhìn chung và kỳ vọng cho quan hệ đối tác Mỹ – Việt trong tương lai.

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ – ASEAN được tổ chức tại Washington DC từ ngày 12 – 13/5.

Là người trực tiếp tham gia hội nghị, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel J. Kritenbrink đánh giá hội nghị “là một thành công lớn”.

“Đây là hội nghị thượng đỉnh [gặp mặt trực tiếp] lớn nhất của chính quyền Biden-Harris cho đến nay.”

 Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ

Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng.

 Tổng Thư ký NATO nói về tình hình Ukraine và việc mở rộng liên minh

NATO quyết tâm giúp Ukraine chừng nào Putin vẫn tiếp tục cuộc chiến, cho dù cuộc chiến này phải kéo dài hàng tháng hay hàng năm. Đồng thời, Tổng thư ký Stoltenberg muốn “làm mọi cách” để ngăn xung đột lan rộng. Đức đảm nhận một vai trò trung tâm trong quá trình này.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bước chân thoăn thoắt vào “Phòng Xanh” tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông vẫn còn một số cuộc hẹn trong ngày hôm đó nên đi thẳng vào vấn đề trong cuộc phỏng vấn với Thế giới Chủ nhật:

Hỏi: Thưa ông Stoltenberg, ở trong lòng châu Âu, một cuộc chiến đã xảy ra ở Ukraine trong hơn hai tháng nay. Ông mong đợi điều gì cho những tuần tới?…

Chẳng nhẽ Tổng bí thư vô can?

(VNTB) –  Cựu Thứ trưởng Trương Quốc Cường sai vì làm theo chỉ đạo cấp trên. Chẳng nhẽ ông Tổng bí thư vô can?

Ông Cường nhận trách nhiệm, nhưng…

Theo cáo buộc, trong thời gian từ năm 2008 – 2014, bị cáo Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng xét duyệt thuốc Bộ Y tế, là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục Quản lý Dược.

Bị cáo Cường là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhóm thẩm định nhưng đã không quản lý được kết quả thẩm định và để Nguyễn Thị Thu Thủy – cựu Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có nhiều sai phạm dẫn đến 7 hồ sơ không đủ điều kiện nhưng vẫn được thẩm định đạt, đề nghị cấp số đăng ký.

Câu đối viếng nhà báo-nhà văn Trần Đĩnh

Ghi chú:

– “Đèn cù” và “Bất khuất” là 2 tác phẩm ỏ 2 thời kỳ khác nhau của Trần Đĩnh.
– Trần Đĩnh có nhiều duyên và nợ với những “Sự thật” và tờ báo Sự thật.

Xin đọc thêm các bài

https://www.duhoctrungquoc.vn/wiki/vi/Tr%E1%BA%A7n_%C4%90%C4%A9nh

https://www.vinadia.org/den-cu-tran-dinh/phan-tan-hai-gioi-thieu

https://ladigi.vn/tran-dinh-la-gi-chi-tiet-ve-tran-dinh-moi-nhat-2021

Với một phần ba lực lượng bị loại khỏi vòng chiến tại Ukraina: Nga trên đà bại trận?

Sau hơn 80 ngày xâm lược Ukraina, phải chăng Nga đang trên đà bị thua trận? Đây là giả thuyết được một số nhà phân tích quân sự phương Tây đưa ra sau một loạt thông tin ghi nhận vào hôm 15/05/2022, theo đó lực lượng Nga đang phải chịu những tổn thất nặng nề trên chiến trường. 

Nhà văn Trần Đĩnh – người tiết lộ những chuyện “động trời”

Giới văn chương không chịu sự kiểm soát của Nhà nước, đã công khai bày tỏ sự thương tiếc với tin nhà văn Trần Đĩnh từ trần ngày 12 tháng Năm năm 2022 tại nhà riêng ở Sài Gòn, hưởng thọ 93 tuổi. Trên các trang cá nhân, nhiều người đã viết những dòng kính trọng với một nhà báo, nhà văn suốt đời lận đận vì sự thật. Không thấy có dòng nào đưa tin về sự ra đi của ông trên báo chí nhà nước.

Tác phẩm gây sốc dư luận của nhà văn Trần Đĩnh, là bộ sách Đèn Cù. Trong một lần trò chuyện tại Sài Gòn, ông cho biết đã ôm ấp ý tưởng viết bộ ký lịch sử này, và thực hiện trong hơn 10 năm. Năm 1991, ông tạo những phác thảo đầu tiên, và đến năm 2014, khi dàn khoan HD981 của Trung Cộng xuất hiện ở vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế thuộc Việt Nam, ông quyết định gửi đi Mỹ (nhà xuất bản Người Việt Books). Tức thì cuốn sách gây rúng động với những câu chuyện kể đời làm báo của ông, và những điều mắt thấy tai nghe liên quan đến nhiều nhân vật quan trọng của Đảng Lao động và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phiên toà phúc thẩm Trịnh Bá Phương: lên lịch xét xử, vội vã hoãn

Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có Quyết định đưa vụ án Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm ra xét xử phúc thẩm, thời gian mở phiên toà vào lúc 8 giờ ngày 19/5/2022.

Quan hệ Việt – Mỹ: Những kỷ niệm của tương lai

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến công du Hoa Kỳ 7 ngày (từ 11 – 17/5/2022) bằng buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Thủ tướng đã trình bày viễn kiến về một Việt Nam như quốc gia tầm trung trong vòng 10 – 20 năm tới, và một thế giới tốt đẹp hơn được xây dựng trên nền tảng của “sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm”. Thuật ngữ này được ông Chính nhắc lại 18 lần trong bài nói chuyện của mình tại một trong những “think-tank” hàng đầu của nước Mỹ về chiến lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế.

Chuyến thăm Mỹ của ông Chính – Thấy vậy mà không phải vậy

Báo chí Việt Nam mấy ngày nay rầm rộ đưa tin về chuyến sang Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các tờ báo chính thống ra sức quảng bá cho chuyến thăm Mỹ của ông Chính.

Điều đáng chú ý là cách các tờ báo Việt Nam đưa tin về chuyến thăm của ông Chính giống như đây là chuyến viếng thăm song phương Việt – Mỹ. Thậm chí tờ báo mạng của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) lúc đầu còn đưa bài với cái tựa là “Thủ tướng gặp song phương với Tổng thống Biden”, nhưng ngay sau đó đã phải thay một tựa bài khác (1).

Chuyến thăm Mỹ của ông Chính là để phục vụ cho cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN – Mỹ từ ngày 12-13/5. Đây cũng là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Chính dưới cương vị Thủ tướng. Trước chuyến đi của ông Chính, cũng có một số đồn đoán cho rằng kỳ này, Việt – Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ.

Thổ Nhĩ Kỳ ‘không chấp nhận Phần Lan, Thụy Điển vào Nato’

Để Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập Nato, tất cả 30 thành viên hiện tại phải đồng ý theo nguyên tắc đồng thuận của toàn bộ các thành viên.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Nato từ 1952, đã tuyên bố không chấp nhận đơn của hai quốc gia.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói rằng ông sẽ không đồng ý lá đơn của các quốc gia áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan đang che chở những người mà họ cho là có liên quan đến các nhóm mà họ cho là khủng bố, cụ thể là nhóm chiến binh Đảng Công nhân Kurd (PKK) và những người ủng hộ Fethullah Gulen.

Thụy Điển đã đình chỉ việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ ba năm trước, sau khi Ankara can thiệp quân sự vào Syria. Và theo phía Thổ Nhĩ Kỳ, cả Phần Lan và Thụy Điển đã từ chối hàng chục yêu cầu dẫn độ các tay súng người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ mô tả là khủng bố.

Cả hai nước nói họ muốn cử phái đoàn tới Ankara để tìm cách giải quyết vấn đề, nhưng Tổng thống Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đón tiếp.

Tôi Không Bao Giờ Xin Đặc Xá!

Đoàn Viết Hoạt 

(VNTB) – Tôi đã trình bầy nhiều lần rằng tôi không chấp nhận bản án của tòa án thì tại sao tôi lại phải xin đặc xá. 

(Trich HOI KY sap xuat bản)

Vào khoảng giữa tháng 8 tôi lại bị kêu ra làm việc. Lần này cũng lại gặp ba cán bộ từ trung ương xuống, hai người cũ và một trưởng đoàn mới. Người trưởng đoàn này cũng mặc thường phục. Ông ta cầm trong tay lá đơn của tôi và vào thẳng vấn đề:

Việt Nam sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc?

Những đánh giá về chính sách đối ngoại của Việt Nam của giáo sư Carl Thayer về chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ từ ngày 11-13/05/2022. 

Hoa Kỳ có vai trò gì trong chính sách đối ngoại của Việt Nam?

Carl Thayer: Hoa Kỳ là một trong năm quốc gia quan trọng nhất trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga cộng với Liên minh châu Âu.

Một góc nhìn về người-có-học dưới thời Việt Nam Cộng Hòa 

Sự học cần thiết cho cả đời sống tinh thần lẫn đời sống vật chất. Mục đích của giáo dục chẳng những để đào luyện con người trở nên giỏi giang về kỹ năng (skill) mà còn tạo cho con người trở nên cao thượng hơn. Hình tội học (criminology) chứng minh là đa số những người liên hệ đến tội phạm có trình độ văn hoá kém, hoặc thuở nhỏ không được giáo dục đúng cách. Vì thế người ta thường nói mở thêm một ngôi trường sẽ giúp đóng cửa một nhà tù.” He who opens a school door, closes a prison” (Victor Hugo).

Đặc điểm của người có học vấn thường

(1)- Ít lo âu, vì người có văn hóa có thể tiên đoán được sự việc xảy ra và biết cách ứng phó. “Khi vui thì hãy vui nhưng đừng tự kiêu, khi tai họa đến thì phải lo nghĩ mà chớ buồn phiền”. Làm người phải biết tỉnh trí, đừng kinh, mới dễ dàng mưu sinh thoát hiểm. “Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu”. Người mà không biết lo xa, tai họa ắt sẽ gần kề!

Chiến tranh Ukraine: Châu Phi có thể thay thế nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu?

Việc Nga dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria vì họ từ chối thanh toán bằng đồng rouble của Nga là một lời nhắc nhở rõ ràng về mối đe dọa đối với khu vực dùng đồng tiền chung Euro. 

Nga có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu nhiều nhất, chiếm khoảng 40% lượng nhập khẩu của châu Âu.

EU muốn cắt giảm 2/3 nguồn cung vào cuối năm và sẽ trở nên độc lập về tất cả nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.

Tuy nhiên, nhà kinh tế năng lượng Carole Nakhle nói rằng với lượng xuất khẩu gộp lại của của các công ty lớn ở châu Phi trong ngành công nghiệp này – Algeria, Ai Cập và Nigeria – chỉ bằng chưa tới một nửa nguồn cung của Nga cho châu Âu, họ “vào lúc này khó có khả năng bù đắp cho bất kỳ tổn thất nào từ nguồn cung của Nga”.

“Tin tốt là sẽ có nhiều sự quan tâm hơn từ các quốc gia đã có sẵn nguồn tài nguyên để thay thế cho khí đốt của Nga và châu Phi đang ở vị thế rất thuận lợi. Chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều nguồn đầu tư hơn,” bà nói.

Việt Nam: Xôn xao cáo buộc tài sản ‘khủng’ của cựu chủ tịch TP Hạ Long

Ông Phạm Hồng Hà – cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh – bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 14/5 để điều tra về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ theo điều 356 Bộ luật hình sự.

Tuy vậy, truyền thông nhà nước và dư luận ở Việt Nam tỏ ra quan tâm hơn trước hình ảnh nhà cửa và xe ô tô của ông Hà.

Trang VTC ngày 15/5 nói “theo nguồn tin từ một chủ doanh nghiệp từng nhiều lần tới nhà nguyên Chủ tịch UBND TP Hạ Long, khu đất ông Hà ở có vị trí đẹp, nằm trên đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, giá đất thời điểm hiện tại dao động 300 – 350 triệu đồng/m2; diện tích dao động từ 315 – 400 m2”

Phong tỏa Thượng Hải: Tỷ lệ thất nghiệp TQ ở mức gần cao điểm đại dịch

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tăng lên 6,1% vào tháng 4, mức cao nhất kể từ mức đỉnh điểm 6,2% giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19 vào tháng Hai năm 2020.

Thất nghiệp gia tăng khi các đợt phong tỏa ngày càng mở rộng dẫn đến hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị chậm lại rõ rệt.

Số liệu chính thức cũng cho thấy các nhà bán lẻ và nhà sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc phong tỏa toàn bộ hoặc một phần đã được áp đặt tại hàng chục thành phố vào tháng Ba và tháng Tư, bao gồm cả việc trung tâm thương mại Thượng Hải phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài.

Bắc Hàn: Hơn một triệu ca nghi mắc Covid-19

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã chỉ trích giới chức y tế và ra lệnh cho quân đội giúp phân phát thuốc giữa đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần đầu tiên.

Truyền thông nhà nước cho biết hơn một triệu người hiện đã bị bệnh vì điều mà Bình Nhưỡng gọi là “sốt”.

Tin cho hay khoảng 50 người chết, nhưng không rõ có bao nhiêu trường hợp nghi ngờ có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid.

Bắc Hàn chỉ có năng lực xét nghiệm hạn chế nên rất ít ca được xác nhận.

Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền

Vị cựu cảnh sát là lựa chọn của Trung Quốc để dẫn dắt những người dân Hong Kong đang cảnh giác với luật an ninh.

Những cảnh quay võ thuật tại Hong Kong là thứ đã sản sinh ra nhiều huyền thoại và nhiều bộ phim bom tấn. Thế nhưng, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra trong tháng qua, khi một huấn luyện viên và trợ lý nữ của ông bị bắt giam và buộc tội lên kế hoạch “xây dựng quân đội” chống lại nhà nước.

Bộ Y tế có biến, Cao Minh Quang và Trương Quốc Cường kéo Nguyễn Thị Kim Tiến vào Juventus?

 “Gia nhập câu lạc bộ Juventus” là câu nói đùa khi một ai đó bị bắt nhốt tù. Y phục của tù nhân Việt Nam là sọc đỏ đen giống màu áo câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng thế giới ở xứ sở mì ống, câu lạc bộ Juventus.

Hiện nay, cấp phó của bà Nguyễn Thị Kim Tiến là Trương Quốc Cường đang ở tù, ông này được xem như đã gia nhập “câu lạc bộ Juventus”. Tội của Trương Quốc Cường rất lớn, chính ông ta ký duyệt nhiều loại giấy tờ bất lợp lệ để cho công ty VN Pharma có thể nhập vào Việt Nam lượng thuốc ung thư giả để rải khắp các bệnh viện.

Hà Nội và người Việt hải ngoại vẫn đi lạc nhau và mắng nhau

Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, đang có mặt ở Hoa Kỳ, dự thượng đỉnh Mỹ ASEAN (tổ chức các quốc gia Đông Nam Á) trong hai ngày 12 và 13/5/2022. Ông Chính cùng phái đoàn cũng sẽ xúc tiến các hoạt động thương mại tại California trong vài ngày sau đó.

Bài viết này không bàn về những chuyện “vĩ mô” mà các nhà ngoại giao Việt Nam nói riêng, các nhà lãnh đạo Việt Nam nói chung đang phải bối rối đối đầu xung quanh cuộc chiến Ukraine, mối tình cũ dần nhạt nhòa của họ với nước Nga, quan hệ ngày càng mạnh về lợi lộc với người Mỹ,… vì chuyện vĩ mô này người ta đã bàn tán dễ đã có cả trăm bài, từ ngày Nga tấn công Ukraine đến nay.

Họa sỹ Đỗ Minh Tâm: ‘Tôi vẽ siêu thực để quên đi nhiều thứ’

“Hồi trước thập niên 1990, Việt Nam rất khó khăn. Thời đó, ngoài vẽ ra, chúng tôi không biết làm cái gì nữa,” họa sỹ Đỗ Minh Tâm chia sẻ với BBC News Tiếng Việt. “Chính điều đó thúc giục chúng tôi vẽ để quên đi rất nhiều thứ.”

Sự nghèo của ngày xưa thật ra là “một nét rất đẹp của Việt Nam”, cây cọ chuyên về tranh sơn dầu bình luận. Có lẽ đó là một trong những lý do khiến ông lựa chọn theo đuổi trường phái nghệ thuật trừu tượng ngay từ thời ông “còn trẻ, nhiều đam mê”.

Ngoại giao Việt Nam: Một sự hổ thẹn không thể bào chữa

Dẫn cả một phái đoàn chính phủ đi công du tại quốc gia được cho là cường quốc số một thế giới mà lại không hề ý tứ, cẩn thận trong phát ngôn. Tại thủ đô của Hoa Kỳ, trong phòng họp của họ, mà lại ăn nói một cách vô giáo dục, lịch sử tối thiểu cũng cốc cần. Ông Phạm Minh Chính và thuộc cấp bình luận vô tư vể các quan chức Mỹ, gọi phái đoàn người ta là “nó” mà quên hẳn việc có thể bị ghi âm và ghi hình, một cách công khai hay bí mật (Hoa Kỳ cũng thuộc loại chúa ghi âm, nghe lén, thậm chí cả đồng minh châu Âu). Một sự điên rồ, ấu trĩ về ngoại giao của Hà Nội.

Có phải NATO đã gây ra cuộc chiến ở Ukraine?

Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước với tờ báo Ý Corriere Della Sera, Giáo hoàng Francis nói rằng NATO đe dọa Nga” khiến Điện Kremlin phản ứng tồi tệ và khơi mào xung đột”. Tuy nhiên, việc bác bỏ hoàn toàn nhận xét gây kinh ngạc của Giáo hoàng có thể là thiển cận, bởi vì chắc chắn một số hành động của Hoa Kỳ và NATO đã thực sự khiến Điện Kremlin “phản ứng tồi tệ.

Đặc biệt, trong 22 năm qua, một số chính sách, những nhầm lẫn và tính toán sai của Mỹ đối với Nga đã gây ra phản tác dụng. Không cái gì có thể được sử dụng để làm cái cớ cho cuộc chiến bất hợp pháp và kinh hoàng của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine. Nhưng một đánh giá ngắn gọn về quan hệ Mỹ-Nga đã nhấn mạnh sức mạnh của những hậu quả không mong muốn.

Putin trở thành quyền tổng thống Nga vào đầu Năm mới 2000, cùng năm George W. Bush được bầu làm tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Tổng thống Boris Yeltsin khiến nước Nga rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng, bị tổn hại về mặt tâm lý do vị thế siêu cường một thời của nước này đã sụp đổ. Trong Diễn văn Thiên niên kỷ của mình vào ngày hôm đó, Putin đã đưa ra những phác thảo về cách ông sẽ khôi phục sự vĩ đại của nước Nga.

Ban đầu, Bush và Putin có quan hệ tốt với nhau. Nhưng nỗi ám ảnh của chính quyền mới coi Iran như là kẻ thù đã khiến Bush tập trung cho Lầu Năm Góc nhắm vào lĩnh vực phòng thủ tên lửa và không gian vũ trụ. Một hệ quả là Bush đã tuyên bố ý định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1974, thứ vốn là trọng tâm của mối quan hệ chiến lược Mỹ-Liên Xô. Việc bãi bỏ hiệp ước không được đón nhận ở Matxcơva, đặc biệt là với vai trò dẫn đầu về công nghệ quân sự mà Điện Kremlin tin rằng Washington đã có sau Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Đó là trước ngày 9-11.

Khi Mỹ can thiệp vào Afghanistan vào cuối năm 2001, Putin đã nổi khùng vì nhóm Bush từ chối lời khuyên của Nga dựa trên thất bại kéo dài hàng thập kỷ tại quốc gia đó. Năm 2003, Putin mạnh mẽ khuyên Bush chống lại việc xâm lược Iraq, vì nhà lãnh đạo Nga lo ngại khu vực này sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Và việc NATO tiếp tục mở rộng đã gây nên lo lắng đau đầu đối với Nga. Một loạt chính quyền Hoa Kỳ đã hạ thấp hoặc phớt lờ mức độ nghiêm trọng của vấn đề này đối với Nga.

Tại Hội nghị An ninh ở Munich, Putin đã thể hiện thái độ giận dữ chống lại Mỹ và chống lại sự mở rộng của NATO. Những người tham gia hội nghị đã bị sốc trước cường độ các công kích của Putin, nhưng phần lớn đã bỏ qua. Đó là một sai lầm. Rõ ràng là Putin tin rằng ông đang bị Hoa Kỳ và NATO coi thường và cho ra rìa, làm tăng thêm sự bất bình của ông ta về cách đối xử kiểu kẻ cả mà ông tin rằng Nga đang nhận được.

Hòa hợp, hòa giải dân tộc: xin đừng nói suông

 (VNTB) – Vẫn còn đó những người mang tâm lý của kẻ thắng cuộc, mỉa mai, “đá xéo” những đồng bào nước ngoài về nước 

Kể từ thời điểm sau 1975, hòa hợp – hòa giải dân tộc là một vấn đề mà chính quyền Việt Nam luôn quan tâm, chú trọng. Bởi, dù rất nỗ lực trong công cuộc hòa hợp – hòa giải, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, song, vẫn còn đó không ít thành phần dường như mang tư tưởng của chủ nghĩa cực đoan đối với những kiều bào, nhất là những ca sỹ từng hát những bài nhạc trước 1975, về nước.

Sự việc ca sỹ Đan Nguyên về Việt Nam trong chương trình thiện nguyện Dan Nguyen Foundation vừa có chuyến thăm và tặng quà cho các nghệ sĩ lão thành tại Viện dưỡng lão nghệ sĩ – quận 8 và trẻ em mồ côi ở Làng trẻ em SOS Gò Vấp – quận Gò Vấp, TP.HCM vào ngày 05/5 vừa qua, đã ít nhiều tạo nên một số dư luận.

Theo trang thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng, nói về vấn đề này, đã đăng lại một thông tin đầy vẻ hả hê: “…Đặc biệt, Đan Nguyên từng tuyên bố CHỪNG NÀO CỘNG SẢN CÒN THÌ SẼ KHÔNG QUAY TRỞ VỀ VIỆT NAM.

Putin bị bệnh ung thư máu rất nặng vẫn nắm giữ quyền lực, thanh trừng nhiều tướng lĩnh hàng đầu vì thất bại ở Ukraine’ 

Một nhà tài phiệt hàng đầu đã tuyên bố rằng Vladimir Putin bị “bệnh ung thư máu rất nặng” trong những tin đồn mới nhất về tình hình sức khỏe của Tổng thống Nga.

Lãnh đạo một doanh nghiệp Nga thân cận với Điện Kremlin nói trong một đoạn ghi âm cáo buộc Putin đã “hủy hoạinền kinh tế Nga thông qua cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine.

Trong đoạn ghi âm do Tạp chí New Lines thu được và được đưa tin vào giữa tháng 3, nhà tài phiệt này mô tả Putin là “mắc bệnh ung thư máumặc dù không rõ chính xác ông ta mắc loại ung thư nào.

Việt Nam: Vướng mắc chính là dân không có quyền lựa chọn mục đích sử dụng đất 

Quyền tự quyết đối với tài sản hay là quyền tự do trong không gian riêng nhưng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, Luật Đất đai bó buộc quyền tự quyết đó khi sử dụng đất của hàng triệu người dân.

Vì luật này là văn bản pháp lý quan trọng, ảnh hưởng tới quyền lợi pháp lý, dân sinh của hàng triệu người nên rất đáng nhận được nhiều sự quan tâm bàn luận. 

Ở đây, tôi chỉ có thêm chút ý kiến này hy vọng sẽ đem lại gợi ý cho cơ quan soạn thảo sửa đổi.

Đất đai: “Sở hữu toàn dân” về đất đai có thể đưa ra khỏi bàn thờ được không?  

Có vẻ như các nhà chính trị và các nhà làm luật nước ta coi “sở hữu toàn dân” về đất đai là thứ đã đặt lên bàn thờ không được đụng chạm đến, nên mặc nhiên coi đó là thuộc tính xã hội chủ nghĩa, đụng đến sẽ bị quy là “chệch hướng” ngay. 

Nhưng nếu ai chịu khó đọc Hồ Chí Minh toàn tập, sẽ không hề thấy cụ Hồ nói đất đai là sở hữu toàn dân. Không những vậy, 2 bản Hiến pháp thời cụ Hồ còn sống cũng tuyệt nhiên không có quy định này.

Dân trông chờ Thủ tướng 

Từ lúc ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng, một số người tỏ ý nghi ngờ, nhưng qua một số việc làm và lời nói công khai, ông đã tạo được một niềm tin nào đó. Tuy vậy, để làm được những việc tốt cho dân, cho nước, ông còn phải vượt qua nhiều trở lực do một số người lãnh đạo bảo thủ ngăn trở. Dân thông cảm với ông về tình huống này.

Gần đây, ngày 12/5, tại cơ quan CSIS Hoa Kỳ, ông Chính có bài phát biểu được đánh giá tốt, đó là bài “Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn. Trong bài ông đã nêu ra được một số quan điểm đúng Đạo Trời, hợp lòng người. Tuy vậy còn vài điều mà hình như ông còn né tránh. Xin bình luận về các điều đó.

Mỹ – ASEAN nâng quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện 

TTO – Tuyên bố chung gồm 28 điểm đúc kết trong suốt 2 ngày làm việc của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN, được Washington mô tả như một khởi đầu cho kỷ nguyên mới trong quan hệ hai bên.

Trong tuyên bố “tầm nhìn chung” được phát trên trang web Nhà Trắng sáng 14-5 (giờ Việt Nam), Mỹ và ASEAN quyết định sẽ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện “có ý nghĩa, thực chất và cùng có lợi” từ tháng 11-2022.

Việc Mỹ thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ với ASEAN đã được giới quan sát dự đoán từ trước, xét đến việc khối này và Trung Quốc, Úc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái.

Hong Kong sẽ ra sao dưới thời Lý Gia Siêu?

Ông Lý Gia Siêu (John Lee), ứng viên duy nhất trong cuộc bầu cử Trưởng đặc khu Hong Kong, đã trở thành lãnh đạo mới của Hong Kong thay bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), sau cuộc bỏ phiếu sáng ngày 8/5.

Các thành viên Ủy ban Bầu cử đại diện cho 7,5 triệu người dân đặc khu Hong Kong đã bỏ phiếu bầu chọn nhà lãnh đạo mới.

Theo Tân Hoa Xã, ông Lý Gia Siêu đã giành được 1.416 phiếu ủng hộ trong tổng số 1.428 phiếu bầu, vượt con số 750 phiếu cần thiết để đắc cử.

Do cuộc bầu cử Trưởng đặc khu lần này chỉ có một ứng cử viên nên mỗi thành viên Ủy ban bầu cử chỉ cần bỏ phiếu “ủng hộ” hoặc “không ủng hộ”.

Sinh năm 1957, ông Lý đã làm việc trong ngành cảnh sát Hong Kong suốt 35 năm.

Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á

Phần lớn nền kinh tế Nga đã bị loại khỏi hệ thống kinh tế phương Tây. Đức và EU đang chịu một áp lực lớn nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Bắc Kinh. Trong khi Nhật Bản là một đồng minh chủ chốt, thì một liên minh đáng mong muốn khác lại tiềm ẩn những rủi ro mới.

Khi Trung Quốc mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Nga, châu Âu đã tìm kiếm các đồng minh ở những khu vực khác của châu Á. Trong tuần tới, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen dự kiến ​​sẽ đến Tokyo để cùng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Nhật Bản. Điều này đã được tiết lộ bởi hai nhà ngoại giao giấu tên, qua đó xác nhận thông tin từ báo chí Nhật Bản về cuộc họp. Đây là lần đầu tiên bộ đôi này bay đến Đông Á cùng nhau kể từ khi họ nắm quyền lãnh đạo EU không lâu trước khi bùng phát đại dịch corona.

Tuần trước, Olaf Scholz đã thực hiện chuyến đi đầu tiên đến châu Á với tư cách là Thủ tướng, điểm đến đầu tiên này không phải là Trung Quốc, mà là Nhật Bản. Khi làm điều đó ông đã nói lời tạm biệt với sở thích của người tiền nhiệm Angela Merkel trong việc duy trì quan hệ cá nhân với giới lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh.

Vài ngày trước đó, bà von der Leyen đã tham dự Đối thoại Raisina, một sự kiện quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Ở đó, bà đã công khai cảnh báo về tình hữu nghị “vô bờ bến” giữa Bắc Kinh và Moscow. Nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU của Séc sẽ bắt đầu vào tháng 6, dự kiến ​​sẽ tổ chức một loạt các sự kiện với các đối tác từ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – mặc dù cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraine đang chiếm phần lớn sự quan tâm chính trị ở châu Âu.

Nói tóm lại, cuộc chiến bất ngờ trên lãnh thổ châu Âu đang buộc khối này phải có cái nhìn mới về Trung Quốc, nước cho đến nay vẫn tỏ ra kiên định đứng về phía Nga.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 20 năm trước, Trung Quốc đã được hưởng những lợi ích lớn. Nhiều tập đoàn đa quốc gia châu Âu coi Trung Quốc như một thị trường khổng lồ và nguồn mang lại lợi nhuận. Bất chấp những lời kêu gọi gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm tập trung nhiều hơn vào đổi mới và tiêu dùng trong nước, ngoại thương, đặc biệt với EU và Mỹ, vẫn đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Thật vậy, các chính phủ châu Âu phần lớn đứng về phía các doanh nghiệp của họ trong việc ủng hộ hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, bất chấp những cảnh báo từ Mỹ và các nhóm vận động hành lang về các mối đe dọa an ninh quốc gia, tấn công mạng và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Cuộc chiến ở Ukraine đã thay đổi phương trình này. Cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và von der Leyen đều cảnh báo Bắc Kinh về “hậu quả” và “rủi ro danh tiếng” nếu Trung Quốc giúp Nga lách các lệnh trừng phạt hoặc cung cấp vũ khí cho Điện Kremlin. Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã đi xa hơn và nói cách đây vài ngày rằng “Bằng cách nói sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi, chúng ta đang làm việc cho Trung Quốc. Trên thực tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi. Đất nước này sẽ không thể vươn lên hơn nữa nếu không chơi đúng luật”.

GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU (1936-2018): KHÍ PHÁCH & TRÍ TUỆ

Sáng nay tôi hỏi 5 bạn sinh trong thập niên 1980s, 3 bạn nói không biết GS Phan Đình Diệu. Tôi buồn nhưng không bất ngờ. Ông là một người mà thế hệ chúng tôi ngưỡng mộ, cả về tài năng và sự chính trực. Có lẽ vì sự chính trực ấy mà ông rất ít khi có mặt trên những bục vinh quang. Nhưng, những đóng góp thầm lặng của ông đặc biệt là trong vai trò đưa công nghệ thông tin vào VN đang ảnh hưởng lên cả những thế hệ không còn biết ông là ai nữa.

GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Chiếc máy vi tính đầu tiên, có thể coi là của Đông Nam Á, ra đời năm 1980 [được thiết kế với chip Intel 8080A nên được đặt tên là VT80] là từ phòng thí nghiệm Viện Tin học của ông, bắt đầu từ những hợp tác trước đó với Viện Kỹ thuật Quân sự có sự giúp sức cả về chuyên môn và vật chất của ông André Trương Trọng Thi, người được coi là cha đẻ của máy tính cá nhân.

Theo tiến sỹ Vũ Duy Mẫn: “Năm 1981, sau khi lắp ráp thành công máy vi tính VT81 và cài đặt được ngôn ngữ lập trình Basic, Viện quyết định thử nghiệm đưa máy vi tính ứng dụng vào quản lý xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Xí nghiệp máy may Sinco”…

Putin ‘lịch sự’ cảnh báo Phần Lan gia nhập Nato là ‘sai lầm’

Ông nói với Tổng thống Sauli Niinistö rằng không hề có sự đe dọa nào về an ninh đối với Phần Lan. 

Hai bên đã có cuộc điện đàm do vị tổng thống Phần Lan khởi xướng, trước khi Phần Lan đề nghị gia nhập Nato chính thức.

Thụy Điển cũng có ý định ra nhập liên minh quân sự phương Tây này, sau khi Nga xâm lược Ukraine. 

Chuyên gia quân sự Mỹ dự đoán quân đội Nga tham chiến ở Ukraine chỉ còn trụ được 90 ngày

Chuyên gia quân sự nói với Newsweek rằng, ông tin rằng quân đội Nga chỉ có thể “trụ” thêm được khoảng 90 ngày nữa ở Ukraine trước khi lực lượng và thiết bị cạn kiệt không thể tiếp tục tham chiến, theo News Week.

Sean Spoonts, Tổng biên tập của hãng tin quân sự SOFREP của Mỹ, cho biết lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiêu tốn một phần đáng kể kho vũ khí kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào cuối tháng Hai.

Ông cũng lưu ý rằng, Nga đang gặp khó khăn trong việc bổ sung các thiết bị và phương tiện quân sự do gián đoạn chuỗi cung ứng và các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt mà phương Tây nhắm vào Nga. Bằng chứng cho thấy lực lượng lẫn kho vũ khí của Nga đang bị ảnh hưởng là cách các đơn vị quân sự và thiết bị gần đây được vận chuyển tới biên giới Nga ở những nơi cách xa cả nghìn km như việc điều động pháo tự hành Magnolia gần đây.

Hong Kong sẽ ra sao dưới thời Lý Gia Siêu?

Ông Lý Gia Siêu (John Lee), ứng viên duy nhất trong cuộc bầu cử Trưởng đặc khu Hong Kong, đã trở thành lãnh đạo mới của Hong Kong thay bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), sau cuộc bỏ phiếu sáng ngày 8/5.

Các thành viên Ủy ban Bầu cử đại diện cho 7,5 triệu người dân đặc khu Hong Kong đã bỏ phiếu bầu chọn nhà lãnh đạo mới.

Theo Tân Hoa Xã, ông Lý Gia Siêu đã giành được 1.416 phiếu ủng hộ trong tổng số 1.428 phiếu bầu, vượt con số 750 phiếu cần thiết để đắc cử.

Do cuộc bầu cử Trưởng đặc khu lần này chỉ có một ứng cử viên nên mỗi thành viên Ủy ban bầu cử chỉ cần bỏ phiếu “ủng hộ” hoặc “không ủng hộ”.

Sinh năm 1957, ông Lý đã làm việc trong ngành cảnh sát Hong Kong suốt 35 năm.

“Gốc gác ông Lý Gia Siêu là một cảnh sát, một người thực thi pháp luật”, Ian Chong, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore nói.

Ông chỉ ra rằng ông Lý giám sát đàn áp các cuộc biểu tình năm 2019 tại Hong Kong, cũng như việc đưa ra luật an ninh quốc gia gây tranh cãi, cấm các hành vi phản quốc, ly khai, hoặc lật đổ chống lại Trung Quốc.

“Điều này cho thấy rằng Bắc Kinh đặt quan điểm về luật pháp và trật tự là ưu tiên tại Hong Kong.” 

Ukraine ‘đang đẩy lui quân Nga khỏi Kharkiv’

Trong bản cập nhật hàng ngày, quân đội Ukraine vừa nói rằng Nga đang tập trung vào việc rút quân khỏi thành phố Kharkiv.

“Mục tiêu chính của Nga đang là thiết lập toàn quyền kiểm soát lãnh thổ với Donetsk, Luhansk và Kherson và đảm bảo sự ổn định của hành lang đất liền với Crimea tạm thời bị chiếm giữ ở Ukraine”, Ukraine tuyên bố.

Thống đốc khu vực Kharkiv ở phía đông Ukraine nói rằng các lực lượng vũ trang đang đẩy lùi người Nga và người dân Ukraine đang bắt đầu trở về nhà của họ.

Nhưng Oleh Sylyehubov cũng cảnh báo rằng tình hình vẫn còn nguy hiểm và mọi người nên xem xét sự an toàn trước khi trở lại.

Chiếm Kharkiv là một mục tiêu quan trọng của người Nga.

Tại Mỹ: TT Phạm Minh Chính, BT Tô Lâm “tán gẫu” với cấp dưới vô tình bị ghi hình có tiếng

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện bằng ngôn ngữ thân mật với các quan chức Việt Nam khác khi ông kể về trải nghiệm của ông tại Nhà Trắng. Rõ ràng sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì!” ông nói. Nhưng ông dường như không để ý camera của Bộ Ngoại giao Mỹ đang ghi hình và phát trực tiếp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính được nghe thấy trò chuyện bằng ngôn ngữ thân mật với các quan chức Việt Nam khác khi ông kể về trải nghiệm của ông tại Nhà Trắng.

Đoạn video nằm trong livestream của Bộ Ngoại giao Mỹ phát trên YouTube ngày 13 tháng 5 ghi lại cuộc gặp của ông Chính với Ngoại trưởng Antony Blinken.

Nó dường như vô tình ghi lại những khoảng khắc riêng tư của các quan chức hàng đầu Việt Nam tán gẫu với nhau trong khi chờ ông Blinken tới.

Ông Chính và các quan chức dường như không để ý camera đang ghi hình họ.

Tình báo Mỹ dự đoán chiến trang Nga – Ukraine sẽ kéo dài

Xung đột Nga-Ukraine đã bước sang ngày thứ 77, ngày càng có nhiều người cảm thấy khó hiểu về xu thế của cuộc xung đột này. Bà Haynes, Giám Đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ, cho rằng Tổng thống Nga Putin đang chuẩn bị tiến hành một “cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài” tại Ukraine, mục tiêu không chỉ là vùng Donbas mà gồm cả một số vùng ở miền Nam Ukraine.

Nhà tài phiệt bị ghi âm khi tiết lộ ‘Putin mắc bệnh ung thư máu rất nặng’  

Một nhà tài phiệt có quan hệ mật thiết với Điện Kremlin đã bị ghi âm khi nói rằng Vladimir Putin “mắc bệnh ung thư máu rất nặng.

Nhà tài phiệt này được cho là đã nói về tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của Putin trong cuộc trò chuyện với một nhà đầu tư mạo hiểm phương Tây.

Đây là thông tin mới nhất trong nhiều tuyên bố về tình hình sức khỏe tồi tệ của Tổng thống Nga, vốn đã trở nên trầm trọng hơn khi hình ảnh Putin trông yếu ớt và phải đắp một tấm chăn lên đùi tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moscow trong tuần này.

Ukraine bắt đầu phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh đầu tiên với một lính Nga

Ukraine bắt đầu phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược, với một binh sĩ 21 tuổi, bị cáo buộc giết một thường dân không có vũ trang.

Vadim Shishimarin xuất hiện trong buổi điều trần sơ bộ ở Kyiv. Anh ta phải đối mặt với cuộc sống trong tù nếu bị kết tội.

Ukraine cho biết họ đã xác định được hàng nghìn tội ác chiến tranh tiềm tàng do Nga gây ra.

Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường và không đưa ra bình luận gì về phiên tòa.

Không có lịch sử, liệu có hôm nay?

 (VNTB) – Ôn cố tri tân

 Người viết chưa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo có bất cứ cuộc khảo sát nào trên các phương tiện thông tin đại chúng, để lấy ý kiến của nhân dân về việc đưa môn lịch sử thành môn học tự chọn ở trung học phổ thông.

Câu chuyện môn học lịch sử là môn bắt buộc hay tự chọn, có thể nói, là một chủ để khá nóng trong thời gian vừa qua. Nhiều ý kiến đa chiều, phản đối lẫn đồng tình đến từ học sinh, phụ huynh rồi giáo viên xoay quanh vấn đề này.

Một vị giảng viên của một trường đại học về khối xã hội chia sẻ trước sinh viên: “Lịch sử thuộc về bên thắng cuộc”. Ừ thì, suy ngẫm, cũng không sai, nhưng có khi cũng không hoàn toàn đúng, bởi, vẫn còn đó nhiều uẩn khúc, mà có lẽ, cả hai bên, vẫn chưa thể giải đáp hết được.

Phong Thánh Hồ Chí MinhTin gần như thật

Phong Thánh Hồ Chí Minh

Một « Linh Mục yêu nước » được chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi sang Vatican, La mã, xin phong Thánh cho chủ tịch Hồ Chí Minh.

Linh Mục yêu nước (LMYN) được Đức Giáo Hoàng tiếp.

Linh Mục yêu nước : Thưa đồng chí Giáo hoàng, xin đồng chí phong Thánh cho chủ tịch Hồ Chí Minh, một Chúa trời của thiên hạ. 

Giáo Hoàng  : đã lời Chúa trời rồi tại sao lại muốn hạ xuống làm Thánh ? 

Linh Mục yêu nước (LMYN) : Hồ chủ tịch là một người nhũn nhặn nên dù biết mình là Chúa trời vẫn nhũn nhặn với nhân loại. Hồ chủ tịch làm cái gì cũng khác đời, cũng trên loài người.

Giáo Hoàng  : nếu đã nhũn nhặn thì cần gì phải phong chức Thánh. 

LMYN : Số là nhân dân Việt Nam đang âm mưu trục xuất xác Hồ chủ tịch ra khỏi Lăng như nhân dân Liên Xô đã trục xuất ông Nội của chúng tôi là đồng chí Stalin, Nhân dân hai nước này ngu si, chúng có tật mê tín nên khi thấy Hồ chủ tịch thành Thánh, chúng sẽ phụng thờ.

Giáo Hoàng : Trục xuất ra khỏi lăng đâu có gì quan trọng, vì chính quyền Việt Nam vừa hạ tượng ông Hồ từ nóc nhà băng xuống đất.

LMYN : Dạ chúng tôi hạ tượng Bác Hồ từ nóc nhà băng để tránh cho Bác khỏi tủi thân trông thấy cảnh tiền ra tiền vào mà không được tiêu.

Giáo Hoàng : Trục xuất ra khỏi Lăng cũng tránh cho Bác Hồ của ông cái nạn mỗi ngày người ta xếp hàng để phỉ nhổ nguyền rủa thầm, vì ông Hồ đã gây cái chết cho hàng triệu người Việt Nam và đưa nước Việt Nam vào tay Trung quốc. Ông Hồ đã làm gì cho nhân loại mà đòi chức Thánh ?

Hai câu, 77 chữ

Sau 47 năm, bên thắng trận đã hoàn thành đáp án cho câu hỏi còn bỏ ngỏ, liên quan đến sự kiện kết thúc cuộc chiến tranh định mệnh ở Việt Nam. Ngày 14 tháng Ba vừa rồi, cơ quan lãnh đạo cao nhất trong quân đội, gồm Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và 20 vị tướng, ra Kết luận số 974-KL/QUTW về việc “Ai soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh, “khẳng định tính khách quan và sự thật lịch sử” rằng cả ông đại úy Phạm Xuân Thệ đến trước lẫn ông trung tá Bùi Văn Tùng đến sau đều là đồng tác giả. Không có Thạch Sanh Lý Thông nào cả. Chấm dứt cãi cọ. Chuyện nhân sự đến đây là hết.

Hàng chục năm sau ngày 30 tháng Tư vang dội ấy, năm nào cũng được lịch sử đến hẹn lại ủy nhiệm, năm nào phe chiến thắng cũng tranh cãi – ít nhiều dữ dội và thậm chí nhuốm màu “phản động” ngoài ý muốn – về những chi tiết tưởng như quá dễ xác định: xe tăng nào tiến vào Dinh Độc lập đầu tiên, chiến sĩ nào lao lên nóc dinh cắm cờ giải phóng, và như nêu trên, ai soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng

Gặp gỡ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Hàn Quốc mong “hứa thì giữ lời”

TTO – Các đại diện phía Hàn Quốc bày tỏ mong muốn được đầu tư tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhưng hy vọng lãnh đạo các địa phương thực hiện đúng cam kết, không để nhà đầu tư vướng “rào cản”.

Đại sứ Trung Quốc tại Nga nói về hợp tác Trung–Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 6/5/2022 có đăng toàn văn bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản của Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy (Zhang Han-hui) với Thông tấn xã TASS (Nga). Nội dung như sau:

Hỏi:  Sau khi bắt đầu Hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine, phải chăng phương hướng ưu tiên hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc đã có thay đổi? Phải chăng sẽ có sự gia tăng? Có phải là hai bên đang tiến hành đàm phán mua một loại vũ khí nào đó của Nga? Công tác cùng nhau xây dựng hệ thống cảnh báo tên lửa Trung Quốc đã có tiến triển ra sao?

Đáp: Hợp tác kỹ thuật quân sự là một trong nhiều lĩnh vực hợp tác Trung Quốc-Nga, thể hiện đầy đủ mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên ở trình độ cao và mức độ tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ song phương. Những năm gần đây, hợp tác kỹ thuật quân sự đôi bên đã thu được thành quả phong phú, và đang được vững bước đẩy mạnh.

Ukraine và bóng ma Quốc xã

Khi cả hai bên đều cáo buộc kẻ thù là hậu duệ của Hitler, thỏa hiệp dần trở thành điều không tưởng.

Đã không có chiến thắng nào để Vladimir Putin có thể ăn mừng trong Ngày Chiến thắng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Nga đang sa lầy trong một cuộc chiến tàn khốc, bất phân thắng bại, và ngày càng nhục nhã.

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Quảng trường Đỏ, kỷ niệm chiến thắng trong Thế chiến II, Tổng thống Nga có ba lựa chọn – nhưng không có lựa chọn nào trong số đó là tốt cả. Ông có thể bắt đầu xuống thang trong cuộc chiến ở Ukraine, điều có nghĩa là thừa nhận rằng Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu của mình. Ông có thể cố gắng thúc đẩy tinh thần quân đội và quốc gia, nhưng không thông báo về một thay đổi lớn trong chính sách. Hoặc ông có thể leo thang, bằng lời nói hoặc hành động – chẳng hạn như tuyên bố lệnh động viên quân sự, hoặc ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Đằng sau dự thảo về tiền công đức: Khi chính quyền làm “trùm” kinh doanh tâm linh

Du lịch tâm linh đem lại lợi ích cho ai, và ai phải trả giá?

Cuối tháng 3/2022, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo lần thứ ba của thông tư quy định việc quản lý tiền công đức tại các di tích. [1] Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngay lập tức phản đối dự thảo này. Giáo hội đề nghị nhà nước đưa tiền công đức của nhà chùa ra khỏi dự thảo. Gặp gỡ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Hàn Quốc mong “hứa thì giữ lời” 

TTO – Các đại diện phía Hàn Quốc bày tỏ mong muốn được đầu tư tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhưng hy vọng lãnh đạo các địa phương thực hiện đúng cam kết, không để nhà đầu tư vướng “rào cản”.

Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai vừa rồi có ý định bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc và ưu tiên liên minh với Mỹ.

Cuộc bầu cử đã đưa Ferdinand Marcos Jr. trở thành tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Manila. Thường được gọi với biệt danh “Bongbong”, Marcos nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của cha ông, cựu độc tài Ferdinand Marcos, cũng như của người tiền nhiệm, Rodrigo Duterte, dẫn tới sự hình thành một chính phủ mới quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kề cận với Mỹ. Marcos đã liên tục ca ngợi những thành tựu của cha mình, một trong số đó là duy trì liên minh an ninh mạnh mẽ với Washington bất chấp mâu thuẫn song phương, nhưng đồng thời, ông cũng đồng tình về mặt chính trị với Duterte, người đã tìm cách xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc. Do đó, trong nhiệm kỳ 6 năm sắp tới, Washington nên mong đợi một nhà lãnh đạo thân thiện với Trung Quốc theo kiểu Duterte, nhưng sẽ không thể hiện ý định phá bỏ liên minh Philippines-Mỹ như Duterte đã làm. Marcos thậm chí còn có thể củng cố liên minh với Mỹ nếu Bắc Kinh tiếp tục gia tăng hành động gây hấn ở Biển Đông.

Cuộc thanh trừng’ của Putin: Tổng tham mưu trưởng ‘bị đình chỉ’, một loạt tướng lĩnh ‘bị sa thải, bị bắt’ vì những sai lầm trong cuộc xâm lược Ukraine, Kyiv tuyên bố

+ Oleksiy Arestovych, một cựu chiến binh tình báo quân sự và là cố vấn hàng đầu của Zelensky, đã tuyên bố rằng Đại tướng Valery Gerasimov – tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga – đã bị đình chỉ.

+ Ông cũng tuyên bố rằng Trung tướng Sergei Kisel đã bị sa thải và bị bắt sau khi rút lui khỏi Kharkiv

+ Theo thông tin từ Bộ Nội vụ Ukraine, hai tướng lĩnh quân đội Nga và hai tư lệnh hải quân đã bị cách chức, bắt giữ hoặc bị điều tra về những tổn thất trên chiến trường.

+ Nếu được xác nhận, nó sẽ đánh dấu cuộc thanh trừng lớn nhất của các cấp cao trong quân đội kể từ khi Putin xâm lược Ukraine vào tháng Hai

Tư lệnh hàng đầu của Nga, Tướng Valery Gerasimov đã bị đình chỉ, một cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine đã tuyên bố, trong khi một loạt các sĩ quan khác đã bị sa thải hoặc bắt giữ trong bối cảnh có tin đồn thanh trừng hàng đầu.

 Elon Musk: một đảng viên Cộng hòa ‘ít quyết đoán hơn’ Trump nên tranh cử tổng thống vào năm 2024 và Biden nhầm tưởng ông đã được bầu chọn để ‘chuyển đổi đất nước’ khi người Mỹ chỉ muốn nó ‘ít kịch tính hơn’

Elon Musk tin rằng Trump không nên tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2024, ngay cả khi ông hứa sẽ khôi phục tài khoản Twitter của cựu tổng thống

+ Người sáng lập SpaceX, 51 tuổi, đã tweet rằng Trump nên đứng ngoài cuộc đua năm 2024

+ Điều này xảy ra sau khi ông hứa sẽ khôi phục tài khoản Twitter của cựu tổng thống

+ Trump đã bị cấm vài ngày sau khi những người ủng hộ ông xông vào Điện Capitol năm ngoái

+ Musk cũng chia sẻ ý kiến của mình rằng Joe Biden phải không được bầu làm tổng thống cho một cuộc chuyển đổi xã hội

+ Các con số thăm dò dư luận của Biden đã gặp khó khăn khi lạm phát làm tăng giá tiêu dùng

Elon Musk nói rằng Donald Trump nên bỏ qua cuộc bầu cử năm 2024 ngay cả khi ông thề sẽ khôi phục tài khoản Twitter của cựu tổng thống.

Giám đốc điều hành Tesla đã chia sẻ quan điểm của mình về chính trị Hoa Kỳ trong một loạt các tweet vào tối hôm qua thứ Năm.

Ông nói Trump không nên tranh cử tổng thống, vì một ứng cử viên ít gây chia rẽ hơn sẽ tốt hơn vào năm 2024,trước khi tiếp tục chỉ trích Joe Biden đã nghĩ rằng mình được bầu lên để thay đổi đất nước, nhưng thực ra mọi người chỉ muốn [một cuộc bầu cử] bớt kịch tính hơn.

Thầu Chín: phim cúng cụ 

Từ châu Âu trở về Xiêm, lấy bí danh là Thầu Chín, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không quản ngại khó khăn, vất vả, hiểm nguy tìm cách tiếp cận với cộng đồng người Việt tại Xiêm để vận động, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin…” (H.H. “Thầu Chín ở Xiêm và hành trình thành lập tổ chức Đảng gian khó.” Dân Trí – 03/02/2015).

Cuối năm rồi, tôi được nghe T.S Mạc Văn Trang giới thiệu (qua) về một nhân vật hơi kỳ lạ: 

Cụ K. cán bộ lão thành chuyên làm công tác tuyên huấn, rồi dạy lý luận Mac- Lê ở trường Đảng của tỉnh, cho đến lúc nghỉ hưu. Cụ vừa tổ chức mừng thọ 80 tuổi khá hoành tráng. Cụ có nguyên tắc bất di bất dịch là : chỉ đọc báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, nghiên cứu sách kinh điển, xem VTV, không bao giờ nghe tin ngoài luồng…”

Cụ K. khiến tôi chợt nhớ đến những vị đồng hương mà mình đã gặp ở Nong Khai, Nakhom Phanom, Sakon Nakhon và Udon Thani – thuộc miền Bắc Thái. Việt Kiều tại vùng này, bây giờ, đa số là hậu duệ của những người di cư (từ Lào) vào thập niên 1940.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về nạn ‘đồng lõa, ăn cắp của nhà nước’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa đưa ra một số thông điệp về cuộc chiến chống tham nhũng tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Truyền thông Việt Nam đưa tin ông Trọng đã có phần “phát biểu giải đáp, làm rõ hơn một số vấn đề” sau khi nghe các ý kiến của các cử tri vào sáng 12/5.

Ông dẫn chiếu tới việc vừa qua Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật cả tập thể tỉnh, cả nguyên Bí thư, nguyên Phó Bí thư, nguyên Chủ tịch tỉnh và rằng những cán bộ bị xem xét kỷ luật “lúc đầu cũng cãi, cũng bảo vệ ý kiến thế nọ, thế kia, nhưng sau đều tâm phục, khẩu phục”.

Chiến tranh Ukraine: Lãnh đạo Phần Lan tuyên bố cần gia nhập Nato ‘không chậm trễ’

Tổng thống và thủ tướng Phần Lan nói đất nước cần gia nhập Nato “không chậm trễ”.

Tổng thống Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin nói trong một tuyên bố chung rằng họ hy vọng quyết định sẽ được đưa ra trong vài ngày tới.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh công chúng Phần Lan ủng hộ việc gia nhập Nato sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Moscow cho rằng động thái của Phần Lan là một mối đe dọa đối với Nga và việc Nato mở rộng hơn nữa sẽ khiến châu Âu trở nên kém ổn định và kém an toàn.

Chiến tranh Ukraine có là vấn đề ưu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN?

Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế, Khoa học Chính trị của Đại học Chulalongkorn đánh giá tầm quan trọng của hội nghị Hoa Kỳ – ASEAN, diễn ra ngày 12 và 13/5, với BBC News Tiếng Việt.

Theo một tuyên bố từ chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay là Campuchia, Tổng thống Biden và những người đồng cấp Đông Nam Á sẽ thảo luận về một số chủ đề chính, chẳng hạn như COVID-19, an ninh y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 

Hội nghị thượng đỉnh “hiếm có”

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN là cơ hội để Washington xây dựng quan hệ đối tác song phương bền chặt hơn với ASEAN và thảo luận ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.

EU tìm kiếm vai trò lớn hơn ở châu Á, Trung Quốc ‘chê bai’ hội nghị Mỹ-Asean

Tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Nhật Bản, các nhà lãnh đạo EU bày tỏ mong muốn đóng vai trò ‘tích cực hơn’ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

EU và Nhật Bản cũng đã lên án mạnh mẽ hành động xâm lược của Nga và yêu cầu Nga ngừng ngay lập tức hành động gây hấn quân sự trên lãnh thổ Ukraine.

Hôm 12 tháng Năm, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) – Nhật Bản lần thứ 28 diễn ra tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo EU với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, kể từ khi ông lên nhậm chức vào tháng 10/2021, trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang gây ảnh hưởng lên toàn thế giới.

Nga đứng trước thất bại ở Ukraine — theo cựu Đại sứ Trung Quốc

Theo cựu đặc phái viên của Trung Quốc tại Kyiv, các lực lượng của Vladimir Putin đang hướng tới một thất bại ở Ukraine, nó có thể củng cố thêm cho tình trạng suy tàn của Nga thời hậu Xô Viết và khiến vị thế cường quốc của nước này rơi vào dĩ vãng.

Gao Yusheng, một chuyên gia về Trung Á, người từng hai năm làm đại sứ tại Ukraine từ năm 2005 đến 2007, đã phát biểu trong một sự kiện được tổ chức khép kín, do Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc tổ chức, theo một bài báo trên tờ Phoenix News của Trung Quốc.

Gao phục vụ dưới thời người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, và hiện không còn giữ bất kỳ vị trí có ảnh hưởng nào ở Bắc Kinh. Nhận xét đã chỉnh sửa của ông ta liền bị gỡ xuống trong vòng vài giờ sau khi đăng tải trực tiếp vào hôm nay thứ Tư.

Tuy nhiên, nội dung được lưu trữ bởi blog dịch của David Cowhig, một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, người đã trải qua một thập kỷ tại các phái bộ của Hoa Kỳ ở Trung Quốc.

Đánh giá nghiêm khắc của Gao về Nga bao gồm quan điểm rằng Moscow chưa bao giờ thực sự công nhận nền độc lập của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, và đã thường xuyên vi phạm chủ quyền và lãnh thổ của họ.”

Ukraine, từng bị chia rẽ bởi các phe phái thân Nga hoặc thân châu Âu, đã thấy định hướng của mình nghiêng về phương Tây sau khi Crimea bị sáp nhập vào Nga năm 2014.

Ukraine và bóng ma Quốc xã

Khi cả hai bên đều cáo buộc kẻ thù là hậu duệ của Hitler, thỏa hiệp dần trở thành điều không tưởng.

Đã không có chiến thắng nào để Vladimir Putin có thể ăn mừng trong Ngày Chiến thắng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Nga đang sa lầy trong một cuộc chiến tàn khốc, bất phân thắng bại, và ngày càng nhục nhã.

Trước khi có bài phát biểu quan trọng tại Quảng trường Đỏ, kỷ niệm chiến thắng trong Thế chiến II, Tổng thống Nga có ba lựa chọn – nhưng không có lựa chọn nào trong số đó là tốt cả. Ông có thể bắt đầu xuống thang trong cuộc chiến ở Ukraine, điều có nghĩa là thừa nhận rằng Nga đã không đạt được hầu hết các mục tiêu của mình. Ông có thể cố gắng thúc đẩy tinh thần quân đội và quốc gia, nhưng không thông báo về một thay đổi lớn trong chính sách. Hoặc ông có thể leo thang, bằng lời nói hoặc hành động – chẳng hạn như tuyên bố lệnh động viên quân sự, hoặc ám chỉ việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Lần này, Putin đã chọn phương án thứ hai – và điều đó cho thấy ông đang bế tắc đến mức nào. Ông không tìm được con đường nhanh chóng dẫn đến chiến thắng. Nhưng thất bại là điều không thể chấp nhận được.

Bằng cách một lần nữa dán nhãn cho chính phủ Ukraine là “tân Quốc xã,” Putin đã đẩy mình vào một góc tối luận điệu.

Quân đội Anh có thể đến Thụy Điển và Phần Lan: Boris Johnson tiết lộ thỏa thuận kép lịch sử với hai nước này khi họ cân nhắc tham gia Nato sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga

Quân đội Anh có thể được triển khai để bảo vệ Thụy Điển và Phần Lan nếu họ bị Nga tấn công, Boris Johnson cho biết hôm qua.

Thủ tướng đã công bố một hiệp ước quân sự lớn mới với hai nước này, cả hai đều bị Điện Kremlin đe dọa trong những tuần gần đây sau khi bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập NATO.

Thủ tướng cho biết các đảm bảo an ninh chung’ sẽ cho thấy các nước liên quan sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công.

Khi được hỏi liệu quân đội Anh có thể được gửi đến Phần Lan trong trường hợp Nga xâm lược hay không, Thủ tướng nói: Vâng, chúng tôi sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả hỗ trợ quân sự.

Ông cho biết Vương quốc Anh sẽ sẵn sàng cung cấp cho Thụy Điển bất cứ điều gì Thụy Điển yêu cầu, nếu Moscow làm theo lời đe dọa về một cuộc tấn công quân sự.

Chính giới Hoa Kỳ tham dự Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 28

Hôm 11/5, các nghị sĩ và các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cùng hội đoàn cộng đồng người Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 28, nhấn mạnh tầm quan trọng các giá trị căn bản mà Hoa Kỳ cần thúc đẩy khi xúc tiến quan hệ ngoại giao với chính quyền Việt Nam.

Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến diễn ra cùng lúc Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và phái đoàn đang có chuyến công du tại thủ đô Washington để tham dự Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN.

Ban tổ chức Ngày Nhân quyền cho Việt Nam nói với VOA rằng, ngoài sự kiện trực tuyến này, còn có Ngày vận động cho nhân quyền Việt Nam, diễn ra vào ngày 12/5, là dịp để các cộng đồng người Việt có mặt ở thủ đô Mỹ gặp gỡ các nhà lập pháp để yêu cầu gây áp lực về nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam.

Thượng nghị sĩ John Cornyn phát biểu qua một video hôm 11/5:

Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để chấm dứt những vi phạm nhân quyền đáng tiếc vẫn còn xảy ra ở Việt Nam. Người dân Việt Nam xứng đáng được hưởng các quyền tốt hơn”.

Chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm hiến pháp và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng quốc tế thông qua việc bắt bớ, giam giữ và bỏ tù tùy tiện các nhà hoạt động, nhà báo độc lập, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà bất đồng chính kiến. Trong nhiều trường hợp, những cá nhân này bị bỏ tù oan sai với những bản án tù khắc nghiệt và cực kỳ dài”, Dân biểu Alan Lowenthal phát biểu qua video.

« Phong Thánh Hồ Chí Minh » « Bà văn sỹ Phạm Thị Hoài xấu hổ » trước người nói ngọng, nhưng tôn sùng trước kẻ sát nhân  

Trong bài  « Lói ngọng » của Bà văn sỹ Phạm Thị Hoài, Bà chửi những quan chức cao cấp nói ngọng kiểu chữ « Lờ » thành chữ « Nờ » và chữ  « Nờ » thành « Lờ ».

Bà oai nghiêm lo lắng rằng : 

 « Tiếng ta còn, nước ta còn, thì ngọng lờ-nờ là một cách vô tình làm mất nước »

Ghê thay! chỉ nói ngọng thôi cũng làm mất nước. Dù sao bài chửi quá đúng, không ai có thể nói ngược lại bà văn sỹ và chúng ta không thể không phục Bà.

Nhưng nền kính phục này đã bị sự mâu thuẫn của chính Bà làm tan vỡ. 

Vì sao ? Sau khi chửi lũ sâu mọt dân muốn làm mất nước vì bệnh ngọng, Bà cao hứng khen một người không nói ngọng, đã từng làm mất nước, đó là ông Hồ Chí Minh, người đã sinh đẻ, giáo dục theo phương pháp ngu dân những nhân vật mà bà vừa chửi.

Bà viết :

Thử hình dung, Hồ Chủ tịch đọc

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tháng 12 năm 1946 không phải bằng giọng truyền cảm và chuẩn xác – nếu không muốn nói là lý tưởng về ngữ âm -, mà níu nô: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất lước, nhất định không chịu nàm nô nệ… Việt Lam độc nập và thống nhất muôn lăm! Kháng chiến thắng nợi muôn lăm!”. Tôi tin rằng quốc dân sẽ bò ra cười, quên cả xách súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc đi cứu nước; Điện Biên Phủ sẽ không xảy ra, lịch sử Việt Nam sẽ là một lịch sử khác. 

Ông Hồ Chí Minh làm mất nước bằng cách nào ?

Sau thế chiến thứ 2, lịch sử đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh là cái hoạ lớn cho dân tộc Việt Nam, đã gây chết hàng triệu người vô tội…

Bàn Về “Lói Ngọng” – Phạm Thị Hoài

Nếu bạn ngọng lờ-nờ và làm nghề đầu bếp, ra chợ hỏi mua cá nóc, cuối cùng vẫn xách cá lóc về nhà, thì không có gì thật sự đáng báo động. Song nếu bạn kiêm cả bồi bàn tiếp khách thì câu chuyện đã khác. Trừ khi bạn trưng biển “Ở đây có nói ngọng” mà quán vẫn đông thì xin chúc mừng, có khi bạn còn được lên CNN và trở thành một địa chỉ du lịch như bún mắng cháo chửi; đóng góp của Việt Nam cho thế giới là những ngóc ngách độc đáo như vậy

Còn lại, nếu khách nhất định cá lóc và bạn khăng khăng cá nóc, rồi lời qua tiếng lại, mày định đầu độc bố mày hử, rồi nước bọt văng tới đâu dao văng tới đấy, rồi báo chí giật tít “Án mạng vì món cá nhầm tên” – chậm nhất đến đây, là một cái thây, bạn sẽ muốn kiếp khác đầu thai thành loài gì cũng chấp nhận, miễn lờ-nờ không lẫn lộn.

Phỏng vấn Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp

Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Chuẩn: Truyền hình VBS rất hân hạnh được đón tiếp Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp từ Việt Nam sang Hoa Kỳ và Ngài đã dành một ít thời giờ lên Đài của chúng tôi để chia sẻ tâm tư cũng như một số Chương trình Bác Ái mà Ngài đang thực hiện.

Về tiểu sử của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, tôi thấy Ngài rất mực Thông minh và Dấn thân Mục vụ. Tuy nhiên vì thời giờ có hạn, nên tôi tóm lược về Tiểu sử của Ngài như sau: Đức Cha Nguyễn Thái Hợp sinh ngày 2.2.1945. Năm 19 tuổi Ngài nhập Dòng Đa Minh và được thụ phong Linh mục Tháng 8 Năm 1972 và sau đó Ngài đi du học và đậu Tiến sĩ Triết học năm 1978 và Tiến sĩ Thần học Luân lý năm 1994. Tháng 5.2010 Ngài được Toà Thánh bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Vinh. Cùng năm đó, Ngài được bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Công lý Hoà bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. 

Cuối năm 2018, Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Tiên khởi Giáo phận Hà Tĩnh. Hiện nay ở tuổi 77 Ngài đã về hưu. Tuy nhiên đối với Ngài, về hưu có nghĩa là trở thành Hươu chạy băng rừng vượt núi để phục vụ tha nhân. Giờ đây, con xin kính mời Đức Cha có mấy lời với Khán thính giả của Hệ thống Truyền hình VBS và sau đó chị Kiều Mỹ Duyên sẽ có một số câu hỏi gửi tới Đức Cha.

Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Chân thành cảm ơn Cha Giám đốc Đài VBS… cho đến hôm nay tôi mới ‘văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình’. Hôm nay do duyên kỳ ngộ, tôi được đến đây để đàm đạo với Cha Giám đốc và tất cả Quý vị Khán thính giả và hy vọng nhờ Đài, tiếng nói của tôi được vang khắp Hoàn Cầu.

Giám định văn hóa để kết luận “tư tưởng” trong điều luật hình sự 117?

(VNTB) – Chỉ cần có dự định viết bài gây hoang mang trong nhân dân là có thể bị đi tù từ 01 đến 05 năm.

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(…) 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” – trích Bộ luật Hình sự 2015, tu chỉnh 2017.

Để kết luận về chứng cứ của “tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”, căn cứ pháp lý là Thông tư số 24/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Vừa khâm liệm cho vợ, ông chồng ở Đắk Lắk ra sau nhà tự tử vì quá nghèo

Theo báo Người Lao Động, cách đây vài ngày, chị CTK, 29 tuổi, vợ anh T., đang mang bầu 7 tháng thấy đau bụng nên đi khám. Khi thăm khám, các bác sĩ xác định thai nhi trong bụng chị K. đã chết lưu. 

Sau khi mổ lấy thai lưu xong, chị K. được chuyển xuống bệnh viện ở Sài Gòn để cấp cứu, nhưng đến hôm 10 Tháng Năm thì tử vong. 

Đến khoảng 1 giờ trưa cùng ngày, anh T. đưa thi thể vợ từ Sài Gòn về tới nhà và lo mai táng. Tuy nhiên, sau khi khâm liệm cho vợ đâu vào đấy, anh T. bỏ ra sau khu rẫy cách nhà khoảng 200 mét treo cổ tự tử. 

Tiêu thụ nông sản đâu phải chỉ hướng dẫn ‘sạch Covid’ qua Zalo!

 (KTSG Online) – Bài toán tiêu thụ nông sản cần được giải một cách căn cơ với nhiều giải pháp kết hợp trong khuôn khổ chiến lược dài hạn được hoạch định ở tầm vĩ mô. Bản thân người nông dân không thể chuyển đổi quy mô hay chất lượng canh tác khi hàng ngày họ phải đối mặt với bài toán ăn đong, xoay tiền theo từng mùa vụ và luôn đối diện với rủi ro thất mùa hay ế ẩm.

Đối mặt với sinh tử thì phải mạnh mẽ

Đại sứ Andriy Melnyk: “Một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào”!

Lúc Tổng thống Nga Putin mang quân xâm lược Ukraine, không ít người cho rằng Ukraine phải “học Phần Lan”. Nghĩa là Ukraine giữ vị trí trung lập, không gia nhập NATO, thì tránh bị Nga tiến đánh.

Nhưng bây giờ, thì cả Phần Lan lẫn Thuỵ Điển lại có ý định “học Ukraine”, bỏ vị thế trung lập mà đầu đơn xin gia nhập NATO.

Nên học ai?

Vụ ‘tiến sĩ cầu lông’: Nhìn lại thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam những năm gần đây

Những ngày qua, chủ đề “tiến sĩ cầu lông” đang làm dậy sóng trở lại những trăn trở, hoài nghi về thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam từ sau vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ” mới chỉ cách đây vài năm.

Giới học giả, người làm giáo dục và dư luận đặt câu hỏi về thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay, khi mà có những đề tài luận án tiến sĩ như “Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La“, ngay tên đề tài đã bị đánh giá là “không phù hợp” với một luận án tiến sĩ và “không phải là một đề tài nghiên cứu khoa học”.

Ukraine ‘biết ơn chính phủ, nhân dân Việt Nam giúp đỡ’

Bà Nataliya Zhynkina, Tham tán chính trị Ukraine tại Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt hôm 10/5 rằng đất nước bà “biết ơn” chính phủ Việt Nam khi hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.

“Sự hỗ trợ này rất quý giá đối với Ukraine. Chúng tôi biết ơn chính phủ Việt Nam về sự đóng góp này,” bà Nataliya Zhynkina nói.

Lãnh đạo Hà Nội nói công trình 61 Trần Phú ‘đúng quy hoạch, quy trình’

Bí thư Thành ủy Hà Nội nói sẽ báo cáo Trung ương cho tiếp tục triển khai dự án công trình 61 Trần Phú mặc dù cần ‘điều chỉnh một số nội dung’.

Bình luận được Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội sáng 11/5.

Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nói Thành phố sẽ đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh kiến trúc, tầng hầm của công trình 61 Trần Phú và bức phù điêu sau khi đã chỉ đạo rà soát, kiểm tra các vấn đề liên quan đến công trình này.

“Kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy chủ đầu tư dự án làm đúng quy hoạch, quy trình và thủ tục. Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp và sẽ báo cáo trung ương cho tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến nhân dân và chuyên gia, thành phố sẽ đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh một số nội dung.”

‘Chúng tôi sẽ bảo vệ bạn’: Anh ký thỏa thuận ‘lịch sử’ với Thụy Điển

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thụy Điển với Thủ tướng Magdalena Andersson sau khi ký tuyên bố an ninh chưa từng có.

Ông Johnson giải thích theo thỏa thuận, hai nước sẽ giúp đỡ nhau “theo yêu cầu” trong trường hợp có mối đe dọa.

Ông nói: “Hai nền dân chủ tự do đối mặt với một cuộc tấn công thì họ sẽ muốn hỗ trợ lẫn nhau.”

“Cho dù đó là thảm họa hay một cuộc tấn công quân sự, những gì chúng tôi đang nói hôm nay là theo yêu cầu từ bên kia, chúng tôi sẽ hỗ trợ họ.”

Doanh số của nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh tại châu Á

Nhu cầu đang tăng cao đối với máy bay không người lái, trực thăng, và tàu hộ tống giá rẻ nhưng đã được thử nghiệm tại chiến trường.

Một tập tài liệu dày cộp đã được chuyền tay trong nhóm các quan chức đang xếp hàng trên thảm đỏ tại Căn cứ Không quân Đại tá Jesus Villamor ở Manila.

Bên trong nhà chứa là hai chiếc trực thăng tấn công T-129 được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Chúng sẽ được sử dụng để chống lại kẻ thù của nhà nước – những kẻ khủng bố đang cố gắng phá hủy đất nước chúng ta,” Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, phát biểu tại buổi lễ bàn giao ngày 06/04

Nga tuyên bố sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong những điều kiện này

Các điều kiện cho một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng của Nga được viết trong học thuyết quân sự của nước này, theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti của Nga.

Grushko đã trả lời câu hỏi về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại kẻ thù của mình, khi nói rằng câu trả lời đã được viết bằng văn bản trên giấy trắng mực đen.”

Chúng tôi có một học thuyết quân sự, mọi thứ đều được viết ra ở đó. Nó không đưa ra bất kỳ cách giải thích nào khác, ngoại trừ những gì có ở đó trên giấy trắng mực đen,ông nói.

Thủ tướng Séc: Nếu không chặn Putin, Nga sẽ đưa quân đến tận biên giới Đức

 “Tên lửa, thậm chí cả xe tăng, tất cả những gì mà chúng tôi có thể cung cấp” thì Séc đều gửi cho Ukraine. Trong một bài phỏng vấn, thủ tướng Petr Fiala giải thích vì sao nước ông không thể làm khác. Trong chuyến viếng thăm của ông tới Berlin, thủ tướng Séc đã đưa ra một đề nghị với thủ tướng Scholz.

Hỏi: Thưa ngài Thủ tướng, Séc là một nước ủng hộ quan trọng đối với Ukraine, cả về quân sự. Các chuyến giao hàng tiếp theo đã được lên kế hoạch chưa?

Đáp: Chúng tôi đã chuyển vũ khí cho Ukraine từ trước chiến tranh. Chúng tôi là quốc gia đầu tiên. Và sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, chúng tôi là một trong những quốc gia đầu tiên gửi vũ khí hạng nặng: tên lửa, xe tăng, bất cứ thứ gì có thể. Một số chúng tôi đã có trong kho, những thứ khác chúng tôi phải mua thêm. Chúng tôi làm điều này bởi vì chúng tôi hiểu một điều quan trọng: Ukraine không chỉ chiến đấu cho tự do và sự sống còn của chính người dân của mình, mà còn chiến đấu cho cuộc sống và tự do của người Séc. Nếu Putin không bị chặn lại ở Ukraine, quân đội của ông ta cuối cùng sẽ tiến tới biên giới của chúng tôi. Có thể đầu tiên là ở các nước Baltic, nhưng sau đó cũng sẽ sớm đến Cộng hòa Séc. Và có khi tới tận biên giới Đức.

Thỉnh nguyện thư của gia đình chị Cấn Thị Thêu

Tôi là Đỗ Thị Thu, vợ ông Trịnh Bá Phương. Thay mặt gia đình, tôi viết bức thư này nhằm gửi tới chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, đại sứ quán các nước tiến bộ tại Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự và mọi người dân phản đối vi phạm nhân quyền quan tâm đến trường hợp của mẹ tôi Cấn Thị Thêu, chồng tôi Trịnh Bá Phương và em trai tôi Trịnh Bá Tư.

Sáng ngày 24 tháng 6 năm 2020, chính quyền đã bắt chồng, mẹ và em trai tôi với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật hình sự năm 2015. Lý do chính mà nhà cầm quyền bắt ba trụ cột của gia đình tôi là vì những nỗ lực của họ trong lên tiếng nhằm đưa thông tin xác thực về Đồng Tâm.

(*) Hình minh họa: Trang bìa cuốn tiểu thuyết „Dẫu cho bạn ở đâu chăng nữa“ của tác giả Khuê Phạm 


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)