Ngụy Hữu Tâm
Những suy nghĩ theo lôgic và cảm tính vào dịp tháng tư, đặc biệt năm 2020 này. Đối với thế giới nói chung và nói riêng cho dân tộc chúng ta – theo đúng nguyên văn từ „cảm nghĩ“.
Tháng tư hàng năm đối với dân Việt Nam ta là tháng xảy ra nhiều sự kiện kỷ niệm, chẳng hạn tháng tư Giỗ Tổ hay ngày „Giải phóng Miền Nam“.
Năm nay, 2020 này, 20 năm sau bắt đầu thiên niên kỷ mà tôi cứ nghĩ là bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa hoành tráng „vừa“ được bộ óc mà có lẽ là siêu việt nhất nhân loại Albert Einstein nghĩ ra cũng đã cả trăm năm trước. Nhưng nào có ai ngờ, cú đánh quá mạnh của trận đại dịch covid-19 làm cho mô hình tuyệt đẹp này lung lay đến như sắp đổ vỡ. Xin phép bạn đọc cho tôi thoải mái trình bày, như trên đã nói, dù có hơi lộn xộn, nhất là không chỉ nói về nước ta, mà cả thế giới cơ – vì không những theo lôgic mà cả cảm tính.
Thế thì trước tiên và cũng là bình thường nhất là nói về dịch cúm. Dù đại dịch covid-19 đã xảy ra cách nay cả bốn tháng nay nhưng nguồn gốc liệu có từ Vũ Hán hay không vẫn còn tranh cãi, và nó có do người tạo ra như Luc-Montagnier hay như các nhà khoa học Đức thì Coronavirus: trao đổi gen giữa hai chủng virus, các nhà nghiên cứu khác nghi ngờ con rắn là động vật chủ và ở câu hỏi này xuất phát từ con tê tê. Biên tập viên y tế Lydia Klöckner nói rằng, theo các phân tích, protein bề mặt bị đột biến được tạo ra bởi sự trao đổi gen giữa hai loài virus – một từ dơi và một thì còn chưa rõ nguồn gốc. Thậm chí còn có thuyết âm âm mưu nói do phòng thí nghiệm quân sự Mỹ hay Trung Quốc sản xuất ra. Khi toàn thế giới cần sự nhất trí nhất, đoàn kết nhất thì những mâu thuẫn này thật sự đáng tiếc.
Nhưng rõ ràng nhất là ĐCSTQ và những người đang cầm quyền ở Trung Quốc muốn nhân dịp này hưởng lợi, mang tặng quà tứ tung, đưa các nhà ngoại giao đi khắp thế giới quảng bá cho chính mình là quá ư lố bịch, chưa nói chuyện gây hấn ở Biển Đông với việc cho tàu cảnh sát biển của họ đâm chìm tàu cá Việt Nam và đưa tàu khảo cứu Hải Dương 8 và nhiều tàu khác vào thềm lục địa nước ta và nghiễm nhiên coi thường luật pháp quốc tế lập hai huyện Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là không thể chấp nhận được.
Về đại dịch covid-19 phải nói thêm, hiện nay chưa có thể nói trước điều gì được vì đó là một con virus quá ư nguy hiểm và sẽ để lại hậu quả khôn lường không chỉ về mặt y học mà cả kinh tế, chính trị và mọi mặt về đời sống xã hội. Vốn trước khi có đại dịch covid-19 thì thế giới đã tồn tại những cuộc chiến tranh âm ỉ ở Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latin, Ucraina và ngòi lửa Biển Đông chỉ chờ „anh bạn vàng của chúng ta“ thổi bùng lên mà thôi. Còn về mặt chính trị, phong trào dân tộc chủ nghĩa mà ở mức độ này hay khác, hầu như bất cứ nước nào cũng sa vào, thì nó chỉ làm sói mòn niềm tin vào sự toàn cầu hóa sớm trở thành hiện thực.
Williams Nguyễn ở Singapore có bài so sánh Dân chủ và độc tài khá hay, đây là vấn đề văn hóa – xã hội giữa phương Đông và phương Tây rất hay, và nhân dịp rỗi trãi này khá là đáng bàn.
Vấn đề nổi cộm Đồng Tâm, chắc chắn cũng phải tiếp tục nhắc đến, không lại sợ bị „lãnh đạo“ bận nhiều việc quá lãng quên đi mất.
Bác sĩ thú y Pháp gốc Campuchia Norin Chaj trên VTV1 có nhiều đề tài nghiên cứu quá ư hấp dẫn, tôi dậy đêm xem mà mê quá. Chúng ta hay chê „đài ta“, khen „đài địch“. Vấn đề môi trường quá ư là hay, chúng ta đối xử với loài vật thì „nhân bản“ thế mà sao loài người lại chém giết nhau không thương tiếc, ngay cả anh em một nhà, hận thù Bắc-Nam, Quốc-Cộng bao giờ phai nhạt, phải chờ thời gian ư, thế thì lúc nào, chúng ta phải làm gì để rút ngắn thời gian có thể? Sao với Hoa Kỳ, gần như hoàn toàn hòa giải, thậm chí với Hàn Quốc ũng gần như vậy, cứ xem huấn luyện viên Park Han Seo, ông ấy có lẽ còn là người Việt Nam hơn cả chúng ta cũng nên.
Có khi qua trận đại dịch cúm covid-19 này, chúng ta phải xem lại chính mình về những quan niệm xưa cũ, lạc hậu của mình cũng nên. Nhưng dẫu sao vẫn phải ghi nhận những đóng góp của chính phủ Việt Nam trong vụ giải tỏa trận đại dịch này, cũng như ở vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Chủ tịch ASEAN. ASEAN càng ngày càng vững mạnh hơn thì người dân Đông Nam Á được nhờ và đẩy lui âm mưu bành trướng từ ngàn đời xưa của dân tộc Hán, và chứng tỏ liên kết nhiều nước là cần thiết khi và bất chấp toàn cầu hóa, và cho thấy EU càng ngày càng lỏng lẻo hơn vì xu hướng dân túy và dân tộc chủ nghĩa ở nhiều nước trong khối đó là điều đáng tiếc biết bao. Tôi cố ý nói chính phủ chứ không để Đảng lên đầu trước chính phủ vì tôi muốn phân biệt nhân dân Việt Nam và nhóm lợi ích đang cầm quyền.
Một điểm tối nữa trong những tháng qua là vấn đề nhân quyền với liên tục các vụ xử án „bỏ túi“ những người đấu tranh cho dân chủ như xử lần lượt Phạm Hùng Bá, Trương Duy Nhất, Phạm Chí Dũng và gần đây nhất là Thầy Nguyễn Năng Tĩnh, bao giờ nước Việt Nam mới xây dựng được một nhà nước pháp quyền?
Còn một đề tài nữa mà nhân đây cũng xin đề cập tới là „quả trứng có trước hay con gà có trước“ mà anh Hà Văn Thùy nêu ra, với bài TRUNG TÂM “SỬ HỌC BÊN LỀ”: TẠM CƯ, INTERNET VÀ PHIÊN BẢN MỚI CỦA TIỀN SỬ VIỆT NAM, của tác giả Liam C. Kelley*, và nhiều bài của chính anh. Đề tài quá ư hấp dẫn, tại sao chúng ta cứ phải mãi mãi quan niệm chúng ta thua kém dân tộc Hán để họ lấn chiếm xâm lược chúng ta bao nhiêu năm nay, cho đến nay lãnh đạo vẫn không thay đổi được, chúng ta không thể mãi mãi đổ tội cho lãnh đạo được, họ cũng là con em dân tộc này, thế thì dân tộc này, nền văn hóa nỳ chắc chắn có vấn đề rồi!
Thế nên nhân hôm nay, ngày trước khi Đảng và nhà nước chính thức thông báo tin về dỡ lệnh cấm distance social – giãn cách xã hội (nếu được vậy thì ơn Đảng ơn Bác quá!) và chỉ ít ngày nữa đến ngày 30/4 là ngày lễ Giải phóng Miền Nam (ở phía quân ta) và ngày Quốc Hận (ở phía quân địch) mà như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói „ngày này có bao nhiêu người vui thì cũng có từng ấy người buồn“, sớm trở thành ngày hòa giải, để bất cứ người dân Việt nào cũng có thể mừng vì khi đó con cháu người lính là con cháu người lính, mãi mãi không còn nội chiến nữa thì nếu có chiến tranh thì là chuyện khác vì chúng ta không để cho bất kỳ nước nào còn bén mảng đến tổ quốc thân yêu của mình nữa, thì đó là sự bắt buộc chẳng ai muốn, chứ không phải „bộ đội Cụ Hồ“ và „lính Ngụy“ nữa, và điều đó năm nay chưa được thì năm tới, năm tới chưa được thì năm tới nữa, mong sao ngày đó sớm đến.
Chứ chừng nào còn hận thù thì chẳng hy vọng nhiều,
Tôi chỉ ước vọng lời ước này cùng với lời ước nhân loại thoát dịch cúm covid-19, cho toàn thế giới chứ một riêng nước ta, sớm trở thành hiện thực.