Việt Nam Thời Báo

VNTB – Phân tích sự đàn áp Của Đảng Cộng Sản Việt Nam với Tự Do Tôn Giáo của Giáo Hội Công Giáo (Phần I)

Lm. Trần Xuân Tâm

(VNTB) – ĐCSVN muốn biến giáo hội Công Giáo thành một phương tiện phục vụ quyền lực toàn trị của họ.

LTS: Chúng tôi xin phép đăng Bản “An Analysis of the Vietnamese Communist Party’s suppression of the Catholic Church” bằng tiếng VN của Lm. Phaolô Trần Xuân Tâm, Chánh xứ nhà thờ Mẹ Việt Nam, Silver Spring, Maryland. Bản phân tích này viết năm 2002, nhưng đến nay vẫn hợp thời.

Trong bài phân tích này:

* Trước tiên, người viết sẽ trình bày lý do và mục đích tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN [1] ) đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

* Kế đến là phần nói về chi tiết ba chiến lược mà Đảng dùng để đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội vì mục đích vừa nói.

* Kết thúc bài phân tích là việc giải thích đâu là hậu quả có tác dụng hủy hoại nhất mà những chiến lược đàn áp này gây ra cho người Công Giáo ở Việt Nam.

[1] Như sẽ thấy trong bài phân tích, tôi dùng “ĐCSVN” thay vì những danh từ khác như “chính quyền CSVN”.” nhà cầm quyền CSVN”, hay “Công an CSVN”, v.v… Lý do đơn giản và hiển nhiên thôi: Như là một thứ độc tài toàn trị muốn có quyền lực tuyệt đối, ĐCSVN điều khiển và sở hữu mọi quyền lực và quyền hành trong nước. Tòa Án tối cao, Quốc Hội, Chính Phủ, Lực Lượng Võ Trang, CA, v.v. chỉ là những dụng cụ hay những hình thức khác nhau của quyền lực toàn trị của đảng.

I.- Lý do và mục đích tại sao ĐCSVN đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội CG tại VN.

Là một chế độ toàn trị tuyệt đối, ĐCSVN không bao giờ xem ích lợi của nhân dân và đất nước như là mục đích của họ. Mục đích duy nhất và không thay đổi của Đảng là duy trì và bành trướng quyền lực, một khi nó đã được thiết lập. Mọi cái khác chỉ được Đảng dùng như là những phương tiện hay tối thiểu phải bị Đảng làm mất hết khả năng gây ra bất kỳ cản trở nào cho mục đích đó. Ngay cả ích lợi của nhân dân, độc lập và thống nhất của đất nước cũng không là luật trừ, phương chi là đời sống và những hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại VN. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm bốn thập niên đối phó với Giáo Hội, Đảng biết rất rõ rằng bách hại kiểu Stalin, dù được dùng nhiều nhất và mạnh mẽ nhất trong quá khứ, đặc biệt đối với Giáo Hội Công Giáo ở miền Bắc, vẫn không bao giờ tiêu diệt được Giáo Hội, để nhờ đó một lần duy nhất Đảng loại đi hết mọi trở ngại mà Giáo Hội có thể gây ra cho quyền lực của mình.

Một khi những tiền đề đó được hiểu, thì dễ dàng hơn cho chúng ta thấy rằng:

  • Điều mà ĐCSVN cần làm đối với Giáo Hội không phải là xóa sạch Giáo Hội nhưng là đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội;
  • Đảng làm vậy, không phải vì Đảng sợ hay nghi ngờ rằng Giáo Hội, nếu được phép tự do, có thể sẽ theo đuổi và gây ra một vài bất lợi cho nhân dân và đất nước VN. Những cái gọi là “sai lầm” của Giáo Hội chẳng hạn như những học thuyết “duy tâm”, “phản khoa học” của Giáo Hội [2], hay những cái gọi là “tội ác” của Giáo Hội ví dụ như những hoạt động quá khứ “phản cách mạng” của Giáo Hội cộng tác với chủ nghĩa thực dân Pháp, v.v., thường bị Đảng khai thác và tuyên truyền như là những lý do hàng đầu biện minh cho việc Đảng đàn áp tự do của Giáo Hội.

[2] Từ đầu thập niên 50 cho đến cuối thập niên 80, sự đối lập không thể dung hòa giữa ý thức hệ Cộng sản vô thần và đức Tin Công Giáo rõ ràng đã là một trong những lý do của sự đàn áp. Tuy nhiên, bắt đầu từ thập niên vừa qua, bởi vì đa số đảng viên ĐCSVN, kể cả giới lãnh đạo, không còn tin vào ý thức hệ này nữa, cho nên sự đối lập về ý thức hệ chấm dứt là một lý do trong thực tế.

Tuy nhiên, phân tích cho cùng, chúng chủ yếu che đậy cho một lý do sâu xa hơn và thực tế hơn: một Giáo Hội nếu được phép có tự do sẽ cấu thành một lực lượng tinh thần và xã hội cực kỳ nguy hiểm đối với sự độc tài toàn trị của ĐCSVN. [3]

[3] Cũng tương tự, dầu lý do viện dẫn có khác nhau, vụ Cải cách Ruộng đất năm 1956, vụ án Nhân văn Giai phẩm cuối thập niên 50, và vụ án chủ nghĩa Xét lại chống Đảng vào cuối thập niên 60 đều nhằm phục vụ cùng một mục đích ở hậu trường. Chúng đều nhằm củng cố quyền lực toàn trị của ĐCSVN bằng cách khủng bố nông dân, văn nhân thi sĩ, và chính nhiều thành viên của Đảng, và nhờ vậy mà nghiền nát bất kỳ tiềm năng đối lập nào ở nơi những loại người này.

Một tự do như thế sẽ nguy hại cho bản tính toàn trị cộng sản. Nếu điều này đã đúng trong quá khứ, thì nó càng đúng hơn hôm nay.

Thứ nhất, tự do tôn giáo chân thật cho Giáo Hội tương đối hóa và làm suy yếu sự toàn trị tuyệt đối của ĐCSVN, không những trên Giáo Hội, [4] mà còn trên các tổ chức tôn giáo khác và trên các thành phần khác của nhân dân, họ chắc chắn sẽ được tự do tôn giáo của Giáo Hội khuyến khích đòi hỏi và tranh đấu cho tự do tôn giáo của chính họ cũng như cho các nhân quyền căn bản khác.

[4] Nếu không biết rằng ĐCSVN một mực duy trì một thứ quyền toàn trị tuyệt đối, người ta thấy không thể hiểu được tại sao Đảng lại phản đối cách hung hăng và bẩn thỉu việc Đức Giáo Hoàng phong thánh 117 vị Thánh tử đạo VN năm 1988.

Thứ hai, cho phép Giáo Hội hưởng một sự tự do tôn giáo chân thật có thể có nguy cơ khiến cho con cái Giáo Hội có khả năng lên tiếng công khai mà bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của người dân Việt Nam và lên án mọi hình thức bất công xã hội mà nguyên nhân chính yếu về mặt chính trị và xã hội của chúng rõ ràng là ĐCSVN. Bởi đó, Đảng đàn áp tự do tôn giáo của Giáo

Hội Công Giáo tại Việt Nam để Đảng có thể ngăn ngừa xảy ra bất kỳ ích lợi nào mà tự do này có thể đem đến cho các nhân quyền căn bản khác của người dân Việt Nam hay có thể đóng góp vào việc dân chủ hóa đất nước.

Tuy nhiên, Đảng vẫn không hài lòng với việc chỉ loại đi bất kỳ tiềm năng nào đối kháng lại sự toàn trị của mình mà có thể ngoi dậy từ việc thi hành tự do này. Đảng muốn thêm điều gì khác, điều gì đó có hiệu năng đối với sự cai trị của Đảng. Chính thật ra, ĐCSVN đàn áp tự do tôn giáo” của Giáo Hội bằng cách nào mà Đảng đồng thời có thể biến Giáo Hội thành ra một dụng cụ hay phương tiện nào đó phục vụ cho sự độc tài toàn trị của mình. Nói cách cụ thể hơn, Đảng cố gắng hết sức để có được sự phục tùng và cộng tác từ những thành phần thuộc hàng giáo phẩm của Giáo Hội. Đảng muốn tất cả hoạt động của Giáo Hội bằng những cách khác nhau phải hướng đến việc hữu dụng cho Đảng, giúp Đảng tiếp tục nắm quyền.

Nói tắt một lời, khi đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, ĐCSVN không có mục đích nào khác hơn là tước đoạt sự độc lập tự trị của Giáo Hội, chủ yếu là có được sự phục tùng và cộng tác của hàng giáo sĩ, và nhờ vậy mà biến Giáo Hội thành một phương tiện phục vụ quyền lực toàn tri của Đảng. Chính Mai Chí Thọ, bộ trưởng bộ Nội Vụ của Đảng trước đây, đã ám chỉ đến mục đích này với lời đe dọa sau trong một buổi họp vào ngày 23 tháng Sáu năm 1990 với giới Công Giáo Sài Gòn (Giám mục Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch của Hội đồng Giám mục vào lúc đó, cũng có mặt tại buổi họp). Thọ nói: “Nếu các vị không đi với chúng tôi, thì có nghĩa là các vị không thể đoàn kết với chúng tôi, mà cũng có nghĩa vị chống chúng tôi, không thể có nghĩa nào khác (sic)!” [5]

[5] Toàn bộ bài nói chuyện của Thọ được Công Giáo và Dân Tộc đăng trong các số ra ngày 5 và ngày 12 tháng Tám năm 1990. Công Giáo và Dân Tộc là tờ tuần báo của Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Yêu nước. Tôi sẽ nói thêm về ủy ban này sau.

Kỳ sau:

II- Những chiến lược mà ĐCSVN dùng để đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội với mục đích là tước đoạt sự độc lập và tự trị của Giáo Hội, chủ yếu là có được sự phục tùng và cộng tác của hàng giáo sĩ, và nhờ vậy mà giản lược Giáo Hội thành một phương tiện phục vụ sự toàn trị của Đảng.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – USCIRF (Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế) khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt CPC

Phan Thanh Hung

VNTB – Quy định 69 rung cây nhát khỉ

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Việt Nam tiếp tục là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về tôn giáo?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo