VNTB – Thực chất tham luận của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm là gì?

VNTB – Thực chất tham luận của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm là gì?

Dương Tử

 

(VNTB) – Thuyết minh của GS Thêm thực ra phê phán Nho giáo. 

 

1/ Mục đích tham luận của Gs. Trần Ngọc Thêm là gì ?

Tham luận tại Hội thảo của Uỷ ban “Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng” của quốc hội diễn ra ngày 21-11.

Đọc kỹ, ta thấy Tham luận của Gs Thêm nhằm vào 10 chữ sau đây:

Dân chủ- Chủ động- Sáng tạo- Phản biện >> Phát triển:

Gs Thêm đề nghị cần giáo dục cho học sinh đạt được phẩm chất trên.

Như thế là đúng quá rồi còn gì nữa ! Các nhà giáo dục Việt Nam chân chính lâu nay cũng chỉ mong đạt được như thế đấy. Nhìn chung GS lấy Phương Tây và thế giới văn minh làm chuẩn mực, điều đó cũng phù hợp với xu hướng thế giới ngày nay.

Tuy nhiên, phần thuyết minh lập luận phủ định cái Cũ chưa đủ thuyết phục (hay đó chỉ là chiến thuật?). GS Thêm phê phán rằng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã đề cao chữ Lễ của Nho giáo. “Lễ” đề cao việc ngoan ngoãn, chỉ biết phục tùng người trên. Thuyết minh của GS thực ra phê phán Nho giáo. Có điều, riêng khẩu hiệu chữ Lễ ở trên chưa phải là bản chất Nho giáo.

 

2/ Đi tìm nguồn gốc thành ngữ “tiên học lễ, hậu học văn”

 

Ở Việt Nam hầu như ai cũng biết thành ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” (THL.HHV) vì nó nhịp nhàng dễ đọc dễ nhớ. Ông bà nông dân mù chữ cũng biết luôn.

Nhà nghiên cứu văn học lại nguyên ân cho biết: có một cuốn sách in sớm nhất bàn về thl.hhv xuất bản năm 1925 tên là Sơ học độc bản do nguyễn quang oánh và nguyễn đình quế soạn.

Ngoài ra, tôi chưa biết câu nói ấy trong sách kinh điển nào. Tìm trên mạng China, thấy nó là thành ngữ dân gian (không phải sách kinh điển), có người Trung Quốc không biết còn phải hỏi mạng China.

– Hóa ra nó nảy sinh từ sách Luận ngữ và Lễ kinh của Khổng Tử.

Tra từ điển mạng Trung Quốc sau:

(https://zhidao.baidu.com/question/372472337677256284.html) (từ điển “Tri đạo bách http://xn--fea263m.com/“: nghĩa là “Hiểu biết bách khoa”.com).

Nội dung hỏi đáp trên mạng China như sau:

Câu hỏi: 

Tiên học lễ, hậu học văn nghĩa là gì?”. (*1)

 

Có hai câu trả lời như sau:

1/ Khổng tử nói trong sách Luận ngữ (*2)

“Trong Luận ngữ, Khổng tử trả lời (con trai tên Bá Ngư): “Nếu con không học chữ Lễ, con sẽ không thể lập thân được. Điều đó nghĩa là, nếu con không hiểu lễ phép xã giao lịch sự, con sẽ khó mà ứng xử để lập thân”.

(nguồn: sách Luận ngữ, thiên 16 Quý thị, bài 13).

 

2/ Quản Tử nói: (*3)

Quản Tử đã nói một câu, đại khái ý nghĩa là: trước tiên học phép xã giao lịch sự và phép xấu hổ, sau đó học mọi thứ, nếu còn khí lực thì hãy học văn hóa”. 

 Tôi không biết Quản Tử ai, đoán là Quản Trọng tể tướng nhà Chu đã viết câu “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”).

Trong sách Luận ngữ, nội dung mà Khổng tử và học trò bàn về Lễ chiếm tới 1/2 cuốn sách. Cho thấy, Khổng gia coi trọng kinh Lễ hơn tất cả mọi kinh sách khác, cần phải học Lễ trước đã.

Kinh Lễ (còn gọi Lễ ký) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử.

Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự thời Chu.

“Lễ ký” tồn tại với các văn bản khác nhau, hiện nay bản Tiểu Đới Lễ ký gồm 49 thiên là bản thông dụng nhất.

Tóm lại, lễ kinh được coi là “Bộ qui tắc ứng xử xã hội” của thời nhà chu do nho gia biên soạn.

Theo quan niệm Khổng tử, học xong Lễ kinh để làm người bình thường (lập thân) người lao động, người thợ. Nếu còn khả năng thì học Văn (các sách khác) có thể đi thi, đỗ thì làm quan.

Mục đích đi học trước hết (tiên) để làm người. Đa số chỉ cần học Lễ là đủ.

Mục đích sau (hậu) các nho sinh có khả năng thì học tiếp để làm Quan.

Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa gốc là như vậy.

Ý nghĩa của nó rất khác với quan niệm Lễ của người Việt lâu nay.

Nhiều người bàn luận trên báo chí nhà nước và mạng xã hội, đều hiểu lầm câu thành ngữ trên là “dạy lễ phép, dạy phục tùng người trên”. GS. Thêm (có lẽ) cũng giả bộ hiểu lầm theo.

Bởi vì, thực tế lễ kính dạy Lễ cho tất cả mọi người, từ người bình dân đến bậc vua quan. Lễ kinh yêu cầu “người trên” cũng phải giữ Lễ với “người dưới”. Nam và nữ (cùng bậc, ngang hàng) cũng phải ứng xử đúng chữ Lễ với nhau (“Nam nữ thụ thụ bất thân“: nam nữ khi trao nhận đồ vật không được chạm da thịt vào nhau – bởi dễ sinh dục vọng). Cha cũng phải giữ Lễ với con trai (“cha cần đối xử với con trai như khách, không thì cha mất uy phong, thằng con nhờn mặt).v.v…

Theo ý kiến chúng tôi, người Việt ngày nay không học bộ “Lễ kinh” của Khổng tử thì cũng không cần treo dán khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” ở nhà trường phổ thông. Bộ Giáo dục cũng không qui định phải treo.   Bởi vì treo khẩu hiệu mà người ta hiểu lầm và lợi dụng thì quyết không nên treo nữa.

Nhà trường Việt Nam hiện đang dùng bộ sách đạo đức tiểu học từ lớp 1- 5, bộ sách Giáo Dục Công Dân trung học từ lớp 6 -12 rồi. 

Hà cớ gì sợ học sinh nước ta vô đạo đức nếu bỏ khẩu hiệu THL.HHV?

 

3/ GS.Trần Ngọc Thêm chê trách và góp ý Đoàn TNCS. Hồ Chí Minh như thế nào?

GS.Trần Ngọc Thêm phát hiện độc đáo về huy hiệu “Đoàn TNCS. Hồ Chí Minh”.

GS.Thêm kịch liệt phê phán Nho giáo “chỉ nhằm đào tạo người thừa hành, phục tùng”. Theo đó, có lẽ ông cũng cho rằng “Đoàn TNCS.Hổ  Chí Minh” không có đầu óc, chỉ có “cánh tay phải” thừa hành theo lệnh trên. Vậy nên ông đã khuyến cáo lãnh đạo Trung ương Đoàn như sau:

Không nên tiếp tục sử dụng hình ảnh “cánh tay phải” khi nói về vai trò của Đoàn thanh niên; Trung ương Đoàn nên nghiên cứu thay huy hiệu Đoàn, không dùng hình ảnh cánh tay cầm cờ làm huy hiệu Đoàn.

(trích tham luận, nguồn dưới đây).

Đó quả là một phát hiện bất ngờ, thú vị, chính xác và cay đắng !

Nguồn: https://vnexpress.net/de-xuat-bo-khau-hieu-tien-hoc-le…

Kết

Bài tiểu luận của nhà báo Nguyễn Huyền trên VNTB kỳ trước rất thuyết phục (VNTB: Cần ủng hộ giáo sư Trần Ngọc Thêm về việc mạnh dạn loại bỏ chữ “lễ”).

https://vietnamthoibao.org/vntb-can-ung-ho-giao-su-tran…/

Nhiều người mặc nhiên hiểu khẩu hiệu đó là chữ “Lễ Việt Nam”. Gs.Thêm dự trên cơ  sở đó mà bàn luận chứ không  bàn về chữ Lễ thời nhà Chu.

Chúng tôi chỉ bàn thêm đôi điều. Thực  chất bản Tham Luận đã bao hàm cái thâm ý sâu sa của GS. Trần Ngọc Thêm. Căn cứ trên một luận đề chính trị nổi tiếng rằng”Chế độ cộng sản chính là biến dạng hoặc trá hình của chế độ quân chủ phong kiến độc tài”… Hiểu điều đó, Gs Thêm phải dùng lập luận vòng vo mà phê phán chủ nghĩa phong kiến Nho giáo để phê phán chế độ mất dân chủ ngày  nay. Gs Thêm đã quá rõ “ngục văn tự” của chế độ cộng sản. Ông giáo sư phải khôn khéo đi đường vòng trong lập luận để tránh bị đả thương.

 Nhiều tờ báo nhà nước băn khăn phỏng vấn Gs.Trần Ngọc  Thêm. Riêng tờ báo điện tử của Đài Tiếng Nói Việt Nam hung hăng đả kích GS.Thêm.

(VTC News) –  (26/11/2021 08:04:00 +07:00)

Bỏ ‘tiên học lễ’ là để mầm ác tự do trỗi dậy”

Đỗ Anh  Vũ

Bỏ “tiên học lễ” không khác gì bỏ đi phần học làm người” – hành trang quan trọng nhất mà mỗi người sống có được, để cho mầm ác tự do trỗi dậy.

Tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm phát biểu rằng cần chấm dứt khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn. Theo lập luận của GS Thêm, việc đề cao chữ Lễ sẽ tạo ra ràng buộc cho người học, sẽ khó có thể tạo ra tư duy phản biện để giải phóng sức sáng tạo.

Tôi cho rằng việc đề cao chữ Lễ ở đây hoàn toàn không liên quan gì đến việc GS Thêm đang nói. Nội hàm của chữ Lễ không mang trong nó việc ràng buộc sức sáng tạo của người học. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” có từ rất lâu đời, được dùng làm khẩu hiệu ở nhiều trường học, từ cấp 1 cho tới cấp 2 – cấp 3, nó chỉ nhấn mạnh vào việc trau dồi đạo đức cho mỗi con người ngay từ khi còn là một đứa trẻ, ngay từ lúc mới chập chững bước vào môi trường học đường”.

Có người phản biện rằng”Khẩu hiệu ấy treo mấy chục năm qua có diệt được “mầm ác” hay không ? Hay là, càng treo nhiều khẩu hiệu “mầm ác” càng mọc như nấm sau mưa ? Khẩu hiệu là bùa trấn yêu ma hay chỉ là 6 con chữ vô hồn dễ bị lợi dụng ?

___________________

Chú thích:

Dẫn lại câu văn bản gốc trên mạng China đã được dịch ở trên: 

*1/ “先学礼后学文是什么意思 ?” 

*2/《论语》中说:“不学礼,无以立”。就是说 不学会礼仪礼貌,就难以有立身之处”.

*3/ “管子说过一句话,大概意思就是,先学礼仪廉耻,都学好了,如果还有精力的话,再学文化…”

    (Bài viết có tham khảo FB. PhungHoaiNgoc)


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)